Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Dân vận khéo - Kinh nghiệm làm giao thông nông thôn

Thứ bảy, 17/11/2012 - 07:20

(Thanh tra)- Xây dựng giao thông là một trong những tiêu chí để thực hiện nông thôn mới (NTM). Qua 2 năm triển khai, đã có nhiều địa phương triển khai thành công mô hình làm giao thông nông thôn (GTNT) thông qua công tác vận động tuyên truyền và dân vận khéo.

Người dân góp tiền, góp ngày công xây dựng đường giao thông thôn ở xã Thụy Hương.

Bà Nguyễn Thị Teo, thôn 4, xã Trung Châu, huyện Đan Phượng, Hà Nội phấn khởi: “Trước đây, chủ yếu là đường đất, nắng thì bụi, mưa thì lầy lội, vận chuyển lúa, ngô sau thu hoạch về nhà rất khó khăn. Từ khi có chủ trương Nhà nước và nhân dân cùng xây dựng đường bê tông, gia đình tôi với 9 khẩu tham gia đóng góp 10,5 triệu đồng”.

Trưởng thôn 4 cho biết, từ khi phát động người dân tham gia (ngày 1/5/2012), chỉ sau 46 ngày, thôn đã hoàn thành 13 tuyến đường bê tông với chiều dài 1.800m và 1.683m cống rãnh. Tổng kinh phí thực hiện khoảng 1,6 tỷ đồng. Trong đó, người dân tham gia đóng góp 1,4 tỷ đồng và 1.783 ngày công lao động. Hiện, toàn thôn còn 10 tuyến đường đất nên bà con đang tích cực đóng góp, ủng hộ để bê tông hóa. Dự kiến, trong tháng 11 thôn sẽ triển khai thi công 7 tuyến đường với chiều dài 800m.

Tương tự, với 128 hộ dân, thôn 5 đã có nhiều đoạn đường được người dân đóng 1,5 - 2 triệu đồng/khẩu, 10 triệu đồng/hộ, để hoàn thành toàn tuyến đường bê tông trong thôn với tổng kinh phí 1,8 tỷ đồng, phần lớn do người dân tham gia đóng góp.

Theo thống kê, toàn xã Trung Châu có 92 tuyến đường GTNT với chiều dài 33km, trong đó có 84 tuyến với chiều dài gần 10km cần chỉnh trang. Đến nay, toàn xã đã thi công được 45 tuyến đường với tổng chiều dài hơn 5.700m, tổng kinh phí hơn 6,3 tỷ đồng. Các tuyến đường đã hoàn thành cơ bản đồng bộ nền đường, rãnh thoát nước có nắp đậy, bảo đảm cảnh quan và vệ sinh môi trường.

Xã Thụy Hương, huyện Chương Mỹ - “cánh chim” đầu đàn được thí điểm xây dựng NTM của Hà Nội đã kịp hoàn tất cơ bản đường liên thôn, liên xã với sự đồng thuận cao trong dân. Đến nay, Thụy Hương đã hoàn thành 14 - 15 tiêu chí, các tiêu chí còn lại cũng đã tiến rất gần. Phải nói, sự đồng thuận cao trong dân đã giúp cho tiêu chí về xây dựng đường GTNT được hoàn thành sớm.

Không chỉ ở đồng bằng mà ở miền núi một tỉnh có nhiều xã nghèo như Hà Giang cũng tổ chức dân vận khá tốt để kéo sức dân xây dựng GTNT. Điều đáng nói là, qua các hoạt động tuyên truyền, đặc biệt là lễ phát động chung sức xây dựng NTM trên 11 huyện, tổng số tiền ủng hộ 6 tháng đầu năm 2012 của Hà Giang đạt tới 2.042 triệu đồng, gần 95.000 ngày công lao động và hơn 63.400 m2 đất được dân tự nguyện hiến để xây dựng công trình giao thông và các công trình NTM khác. Kết quả, các huyện, TP đã thi công xong hơn 41km đường giao thông các loại (26,5km đường liên thôn, 13,2km đường liên xóm, 15,8 km đường hộ gia đình; láng bó 362 nền nhà; làm 218 công trình vệ sinh, xây 166 bể nước và di dời gần 7.000 chuồng trại xa nhà...).

Có thể thấy, mặc dù là địa phương có nhiều thuận lợi như ở đồng bằng hay khó khăn như miền núi, hiệu quả về xây dựng NTM nói chung và hiệu quả trong tiêu chí xây dựng đường GTNT nói riêng đang có chung một lời giải “dân vận khéo”.

Theo Nghị quyết 04-NQ/TU ngày 28/4/2011: Mục tiêu đến năm 2015, có 20% tổng số xã đạt tiêu chuẩn NTM; đến năm 2020 có 50% số xã đạt tiêu chuẩn NTM. Các huyện, TP đều chủ động xây dựng chương trình hành động, ban hành nghị quyết chuyên đề các cấp để triển khai chương trình xây dựng NTM. Trên cơ sở đăng ký 40 xã trong lộ trình đến năm 2015 hoàn thành các tiêu chí NTM huyện và TP đều chủ động xây dựng được các giải pháp, kế hoạch theo lợi thế của từng địa phương để triển khai thực hiện. Đặc biệt đối với các xã điểm.

Bài và ảnh: Tràng An

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Cao Bằng: 125 đơn vị nợ bảo hiểm gần 11 tỷ đồng

Cao Bằng: 125 đơn vị nợ bảo hiểm gần 11 tỷ đồng

(Thanh tra) - Theo thông tin từ Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Cao Bằng, tính đến hết tháng 11/2024, toàn tỉnh có 125 đơn vị, doanh nghiệp sử dụng lao động nợ BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 3 tháng trở lên với tổng số tiền trên 10,909 tỷ đồng.

Trung Hà

15:05 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm