Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Đắk Nông: Nhiều công trình nước sạch tập trung bị hư hỏng, lãng phí tiền tỷ

Thứ ba, 22/02/2011 - 15:13

(Thanh tra)- Vào mùa khô, tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt ở tỉnh Đắk Nông thường gay gắt và diễn ra thường xuyên, chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Trong khi đó, nhiều công trình cấp nước sạch đã được đầu tư tiền tỷ lại đang trong tình trạng hư hỏng, lãng phí nhiều tỷ đồng ngân sách Nhà nước.

Hiện nay, có nhiều công trình cấp nước sạch tập trung trên địa bàn tỉnh trong tình trạng hư hỏng toàn diện. Ước tính trung bình cứ mỗi công trình cấp nước sạch được đầu tư xây dựng tốn từ vài trăm triệu đến cả tỷ đồng. Nhưng khi đưa vào sử dụng đã xuất hiện khá nhiều công trình “đắp chiếu” chỉ sau một thời gian ngắn hoạt động. Đa số các công trình nước sạch được đầu tư với số tiền không nhỏ đều có chung “số phận” bị gỉ sét, hư hỏng các thiết bị mối nối, hệ thống ống dẫn, hệ thống điện, bơm...

Ông Phạm Tuấn Anh, Phó Chủ tịch UBND huyện Đắk Mil cho biết: “Trên địa bàn huyện có khoảng 10 công trình nước sạch nhưng đều đang trong tình trạng không hoạt động. Hiện nay, chúng tôi đang đề xuất lên cấp trên xin kinh phí để khắc phục hư hỏng, xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách có chuyên môn quản lý và phối hợp với nhân dân gìn giữ bảo quản công trình cấp nước chung”.

Tại xã Đắk Xom, huyện Đắk G’long có 8 thôn buôn, trong đó có tới 7 công trình nước sinh hoạt, nhưng chỉ còn 2 công trình hoạt động. Ở xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, trong 5 công trình được xây dựng cũng đã có 2 công trình xuống cấp, không hoạt động. Đây là hồi chuông cảnh báo về tình trạng nhiều công trình nước sạch tập trung đang bị “bỏ rơi”, thiếu sự quan tâm đúng mức.

Theo chị Thị Bum, Chủ tịch UBND xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức: Lý do chính của sự hư hỏng các công trình nước sạch hiện nay là do trình độ dân trí thấp, sự hiểu biết bảo quản còn hạn chế, quản lý lỏng lẻo, thiếu cán bộ có chuyên môn, nên không nắm bắt được vấn đề khi có sự cố xảy ra dẫn tới hư hại nặng. Chị Bum còn cho biết: Tại xã, có những hộ đồng bào dân tộc do thiếu hiểu biết nên sử dụng nước rất lãng phí, bên cạnh đó chưa có ý thức bảo vệ, quản lý vệ sinh các thiết bị nước, tránh bị rò rỉ, giảm hao phí trong khi sử dụng. Các công trình đã đi vào hoạt động, nhưng do khâu quản lý, kiểm tra còn yếu nên hư hỏng là không tránh khỏi. Muốn khắc phục tình trạng trên, cần phải thành lập một đội công tác riêng trong thôn buôn, thường xuyên tuyên truyền bảo vệ công trình nước chung hiệu quả...

P.V

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Người dùng cần làm gì để tránh bị khóa SIM di động?

Người dùng cần làm gì để tránh bị khóa SIM di động?

(Thanh tra) - Những ngày cuối năm 2024, thông tin về hàng triệu người dùng SIM di động tại Việt Nam có nguy cơ bị khóa hoặc mất số khiến không ít người hoang mang lo lắng. Vậy trong trường hợp nào, SIM sẽ bị khóa, số bị thu hồi và người dùng cần làm những gì để tránh rơi vào các trường hợp này?

Hoàng Nam

09:11 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm