Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Đại tướng Lê Đức Anh và lời thề ở Trường Sa

Thứ ba, 23/04/2019 - 19:23

Đại tướng xin hứa với đồng bào cả nước, xin nhắn nhủ với các thế hệ mai sau "Quyết tâm bảo vệ bằng được Tổ quốc thân yêu của chúng ta".

Đầu tháng 5/1988, khi khu vực quần đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa đang nóng bỏng thì Đại tướng Lê Đức Anh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã đến thị sát và động viên cán bộ, chiến sỹ bảo vệ chủ quyền nơi đầu sóng, ngọn gió. Đã hơn 31 năm trôi qua nhưng hình ảnh vị Đại tướng gần gũi với chiến sỹ nơi đảo xa, lời thề thiêng liêng giữ đảo bên cột mốc chủ quyền vẫn vang vọng trong lòng dân.Sáng nay (23/4), căn hộ chung cư nằm sát chợ Đầm, thành phố Nha Trang của nữ ca sỹ Anh Đào khá trầm lắng. Bà ngậm ngùi cho biết, mấy tháng nay đã nghe tin sức khỏe của Đại tướng Lê Đức Anh, bà gọi là “bố Anh” đang yếu dần. Tối qua, khi con trai của Đại tướng báo tin ông vừa từ trần, bà vẫn không tin.Bà Anh Đào, năm nay 61 tuổi, trước đây là ca sỹ của Đoàn ca múa nhạc Hải Đăng, tỉnh Phú Khánh cũ. Những năm 1980, bà đã nhiều lần ra quần đảo Trường Sa biểu diễn. Tháng 3/1988, quần đảo Trường Sa nóng bỏng, 64 cán bộ, chiến sỹ Hải quân đã anh dũng hy sinh. Tháng 4 năm đó, nữ ca sỹ Anh Đào xung phong ra quần đảo Trường Sa đem tiếng hát để phục vụ cán bộ, chiến sỹ ở tuyến đầu Tổ quốc. Đây cũng là lúc Đại tướng Lê Đức Anh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đi thị sát và động viên cán bộ, chiến sỹ Trường Sa. Lật giở từng trang ký ức, bà Anh Đào đưa chúng tôi xem bức ảnh chụp tại Trường Sa, ở giữa bức ảnh là Đại tướng Lê Đức Anh cùng các tướng lĩnh, chiến sỹ Hải quân mặc quân phục. Bà Anh Đào mặc áo dài trắng đứng phía sau, trò chuyện cùng Đại tướng. Đại tướng Lê Đức Anh ở Trường Sa (ca sỹ Anh Đào đứng phía sau). Bức ảnh được chụp sau khi Đại tướng đi kiểm tra công tác sẵn sàng chiến đấu xung quanh đảo, làm việc với các tướng lĩnh tham mưu quân chủng Hải quân. Trong lúc đó, bên công sự, ca sỹ Anh Đào đang hát cho các chiến sỹ Hải quân nghe. Ca sỹ Anh Đào nhớ mãi vị Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đi dọc các công sự, xuống tận các nhà bếp, nơi ở của chiến sỹ để kiểm tra.Hồi đó, các căn nhà được xây bằng đá chẻ, lợp phibro xi măng rất nóng nực, chiến sỹ luôn đối mặt với nóng nực, thiếu nước ngọt, rau xanh. Nói chuyện với các chiến sỹ, Đại tướng liên tục nhắc ai có tâm tư, nguyện vọng gì cứ trình bày. Ca sỹ Anh Đào ngậm ngùi nhớ lại."Cách bố nói chuyện để cho chiến sỹ được gần gũi, tin tưởng và để được giãi bày. Khi đêm, Anh Đào nằm đến 3 giờ sáng, cứ mở clip, cứ mở mạng ra là thấy hình bố. Thương lắm. Giờ chỉ biết, con thương bố Lê Đức Anh nhiều lắm. Kỷ niệm bố con mình trên đảo chỉ còn là những tấm hình. Khi nào con nhớ bố thì con nhìn vào những tấm hình đấy", bà Đào bùi ngùi.Người chụp bức ảnh Đại tướng Lê Đức Anh với cán bộ, chiến sỹ quần đảo Trường Sa và ca sỹ Anh Đào chính là ông Nguyễn Viết Thái, nguyên phóng viên báo Phú Khánh (cũ). Sau tháng 3/1988, ông Nguyên Viết Thái được điều động đi Trường Sa. Đây là chuyến đi duy nhất của ông đến quần đảo này. Cùng đi trong đoàn còn có các ca sĩ, kỹ thuật viên chiếu phim, nhân viên chiếu bóng của tỉnh Phú Khánh. Lúc đấy, thời gian xuất phát, thành phần đi đều được giữ bí mật. Ông Nguyễn Viết Thái đã may mắn được tháp tùng Đại tướng Lê Đức Anh đi kiểm tra các đảo và ghi lại những hình ảnh quý giá. Đại tướng Lê Đức Anh bên cột mốc chủ quyền Trường Sa Ngày 7/5/1988, tại quần đảo Trường Sa, Đại tướng Lê Đức Anh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, dự lễ kỷ niệm 33 năm ngày truyền thống của Quân chủng Hải quân Việt Nam (7.5.1955 - 7.5.1988). Bên cột mốc chủ quyền, Đại tướng nhấn mạnh: Hôm nay kỷ niệm ngày thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam trên đảo chính của quần đảo Trường Sa, có mặt đông đủ đại diện các Tổng cục, các quân chủng, đại diện tỉnh Phú Khánh, chúng ta xin thề trước hương hồn của tổ tiên ta, trước hương hồn của cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc, xin hứa với đồng bào cả nước, xin nhắn nhủ với các thế hệ mai sau "Quyết tâm bảo vệ bằng được Tổ quốc thân yêu của chúng ta, bảo vệ bằng được quần đảo Trường Sa - một phần lãnh thổ và lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc thân yêu của chúng ta.Ông Nguyễn  Viết Thái nhớ mãi hình ảnh vị Đại tướng: "Hôm đó, Đại tướng đọc những câu đó, tôi nghĩ rằng trong lòng Đại tướng rất xúc động. Bởi vì sự kiện Trường Sa 14/3 vừa mới xảy ra hơn 1 tháng, nói một cách hình tượng, cảm giác như mùi khét của nòng súng vẫn còn phảng phất. Nhưng Đại tướng đã có mặt ở đó, Đại tướng dự mittinh, Đại tướng động viên cán bộ, chiến sỹ. Không dễ gì quên được những ấn tượng như vậy. Đó chính là khẳng định quyết tâm bảo vệ biển, đảo. Đại tướng đã thay mặt Quân đội thề trước vong linh của tiền nhân, quyết tâm bảo vệ  biển, đảo của Việt Nam"Ngày nay, huyện đảo Trường Sa đã vững mạnh về mọi mặt, là điểm tựa cho các hoạt động kinh tế, đặc biệt là điểm tựa cho các ngư dân vươn khơi bám biển. Đại tá Nguyễn Văn Á, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh Khánh Hòa cho biết: "Với tinh thần, trách nhiệm của một đồng chí lãnh đạo cao nhất trong quân đội, mặc dù tuổi cao, sức yếu, đồng chí đã sẵn sàng đi phương tiện thủy ra ngoài đấy. Có thể nói, lời hiệu triệu của Đại tướng đến bây giờ có giá trị rất to lớn. Từ những ý kiến chỉ đạo của đồng chí Lê Đức Anh, đến nay, các hoạt động trên quần đảo Trường Sa gặt hái được nhiều kết quả rất khả quan. Đặc biệt là về phát triển kinh tế, đời sống của nhân dân ngoài đấy ngày càng phát triển../.

Đầu tháng 5/1988, khi khu vực quần đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa đang nóng bỏng thì Đại tướng Lê Đức Anh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã đến thị sát và động viên cán bộ, chiến sỹ bảo vệ chủ quyền nơi đầu sóng, ngọn gió. Đã hơn 31 năm trôi qua nhưng hình ảnh vị Đại tướng gần gũi với chiến sỹ nơi đảo xa, lời thề thiêng liêng giữ đảo bên cột mốc chủ quyền vẫn vang vọng trong lòng dân.Sáng nay (23/4), căn hộ chung cư nằm sát chợ Đầm, thành phố Nha Trang của nữ ca sỹ Anh Đào khá trầm lắng. Bà ngậm ngùi cho biết, mấy tháng nay đã nghe tin sức khỏe của Đại tướng Lê Đức Anh, bà gọi là “bố Anh” đang yếu dần. Tối qua, khi con trai của Đại tướng báo tin ông vừa từ trần, bà vẫn không tin.Bà Anh Đào, năm nay 61 tuổi, trước đây là ca sỹ của Đoàn ca múa nhạc Hải Đăng, tỉnh Phú Khánh cũ. Những năm 1980, bà đã nhiều lần ra quần đảo Trường Sa biểu diễn. Tháng 3/1988, quần đảo Trường Sa nóng bỏng, 64 cán bộ, chiến sỹ Hải quân đã anh dũng hy sinh. Tháng 4 năm đó, nữ ca sỹ Anh Đào xung phong ra quần đảo Trường Sa đem tiếng hát để phục vụ cán bộ, chiến sỹ ở tuyến đầu Tổ quốc. Đây cũng là lúc Đại tướng Lê Đức Anh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đi thị sát và động viên cán bộ, chiến sỹ Trường Sa. Lật giở từng trang ký ức, bà Anh Đào đưa chúng tôi xem bức ảnh chụp tại Trường Sa, ở giữa bức ảnh là Đại tướng Lê Đức Anh cùng các tướng lĩnh, chiến sỹ Hải quân mặc quân phục. Bà Anh Đào mặc áo dài trắng đứng phía sau, trò chuyện cùng Đại tướng. Đại tướng Lê Đức Anh ở Trường Sa (ca sỹ Anh Đào đứng phía sau). Bức ảnh được chụp sau khi Đại tướng đi kiểm tra công tác sẵn sàng chiến đấu xung quanh đảo, làm việc với các tướng lĩnh tham mưu quân chủng Hải quân. Trong lúc đó, bên công sự, ca sỹ Anh Đào đang hát cho các chiến sỹ Hải quân nghe. Ca sỹ Anh Đào nhớ mãi vị Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đi dọc các công sự, xuống tận các nhà bếp, nơi ở của chiến sỹ để kiểm tra.Hồi đó, các căn nhà được xây bằng đá chẻ, lợp phibro xi măng rất nóng nực, chiến sỹ luôn đối mặt với nóng nực, thiếu nước ngọt, rau xanh. Nói chuyện với các chiến sỹ, Đại tướng liên tục nhắc ai có tâm tư, nguyện vọng gì cứ trình bày. Ca sỹ Anh Đào ngậm ngùi nhớ lại."Cách bố nói chuyện để cho chiến sỹ được gần gũi, tin tưởng và để được giãi bày. Khi đêm, Anh Đào nằm đến 3 giờ sáng, cứ mở clip, cứ mở mạng ra là thấy hình bố. Thương lắm. Giờ chỉ biết, con thương bố Lê Đức Anh nhiều lắm. Kỷ niệm bố con mình trên đảo chỉ còn là những tấm hình. Khi nào con nhớ bố thì con nhìn vào những tấm hình đấy", bà Đào bùi ngùi.Người chụp bức ảnh Đại tướng Lê Đức Anh với cán bộ, chiến sỹ quần đảo Trường Sa và ca sỹ Anh Đào chính là ông Nguyễn Viết Thái, nguyên phóng viên báo Phú Khánh (cũ). Sau tháng 3/1988, ông Nguyên Viết Thái được điều động đi Trường Sa. Đây là chuyến đi duy nhất của ông đến quần đảo này. Cùng đi trong đoàn còn có các ca sĩ, kỹ thuật viên chiếu phim, nhân viên chiếu bóng của tỉnh Phú Khánh. Lúc đấy, thời gian xuất phát, thành phần đi đều được giữ bí mật. Ông Nguyễn Viết Thái đã may mắn được tháp tùng Đại tướng Lê Đức Anh đi kiểm tra các đảo và ghi lại những hình ảnh quý giá. Đại tướng Lê Đức Anh bên cột mốc chủ quyền Trường Sa Ngày 7/5/1988, tại quần đảo Trường Sa, Đại tướng Lê Đức Anh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, dự lễ kỷ niệm 33 năm ngày truyền thống của Quân chủng Hải quân Việt Nam (7.5.1955 - 7.5.1988). Bên cột mốc chủ quyền, Đại tướng nhấn mạnh: Hôm nay kỷ niệm ngày thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam trên đảo chính của quần đảo Trường Sa, có mặt đông đủ đại diện các Tổng cục, các quân chủng, đại diện tỉnh Phú Khánh, chúng ta xin thề trước hương hồn của tổ tiên ta, trước hương hồn của cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc, xin hứa với đồng bào cả nước, xin nhắn nhủ với các thế hệ mai sau "Quyết tâm bảo vệ bằng được Tổ quốc thân yêu của chúng ta, bảo vệ bằng được quần đảo Trường Sa - một phần lãnh thổ và lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc thân yêu của chúng ta.Ông Nguyễn  Viết Thái nhớ mãi hình ảnh vị Đại tướng: "Hôm đó, Đại tướng đọc những câu đó, tôi nghĩ rằng trong lòng Đại tướng rất xúc động. Bởi vì sự kiện Trường Sa 14/3 vừa mới xảy ra hơn 1 tháng, nói một cách hình tượng, cảm giác như mùi khét của nòng súng vẫn còn phảng phất. Nhưng Đại tướng đã có mặt ở đó, Đại tướng dự mittinh, Đại tướng động viên cán bộ, chiến sỹ. Không dễ gì quên được những ấn tượng như vậy. Đó chính là khẳng định quyết tâm bảo vệ biển, đảo. Đại tướng đã thay mặt Quân đội thề trước vong linh của tiền nhân, quyết tâm bảo vệ  biển, đảo của Việt Nam"Ngày nay, huyện đảo Trường Sa đã vững mạnh về mọi mặt, là điểm tựa cho các hoạt động kinh tế, đặc biệt là điểm tựa cho các ngư dân vươn khơi bám biển. Đại tá Nguyễn Văn Á, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh Khánh Hòa cho biết: "Với tinh thần, trách nhiệm của một đồng chí lãnh đạo cao nhất trong quân đội, mặc dù tuổi cao, sức yếu, đồng chí đã sẵn sàng đi phương tiện thủy ra ngoài đấy. Có thể nói, lời hiệu triệu của Đại tướng đến bây giờ có giá trị rất to lớn. Từ những ý kiến chỉ đạo của đồng chí Lê Đức Anh, đến nay, các hoạt động trên quần đảo Trường Sa gặt hái được nhiều kết quả rất khả quan. Đặc biệt là về phát triển kinh tế, đời sống của nhân dân ngoài đấy ngày càng phát triển../.

Theo Thái Bình /VOV.VN

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.

Vũ Linh

19:35 14/12/2024
Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm