Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Cung ứng thuốc Bảo hiểm y tế: Quá nhiều bất cập

Thứ ba, 29/03/2011 - 09:25

(Thanh tra)- Hiện nay, chi phí thuốc bảo hiểm y tế (BHYT) đang chiếm tỷ trọng rất lớn, nhưng công tác quản lý giá thuốc và cơ chế đấu thầu cung ứng thuốc, thanh toán tiền thuốc… đang có quá nhiều bất cập, ảnh hưởng đến quyền lợi của người bệnh và chi tiêu của quỹ BHYT.

Ban Thực hiện chính sách BHYT (BH Xã hội Việt Nam) cho biết, số liệu chi phí khám chữa bệnh (KCB) BHYT năm 2010 là 19.217 tỷ đồng, trong đó chi phí thuốc là 11.722 tỷ đồng. Tuy nhiên, thực trạng lựa chọn thuốc, giá thuốc BHYT trong thời gian qua vẫn còn nhiều bất cập, cụ thể là với cùng một hoạt chất, nhưng các cơ sở KCB lựa chọn sử dụng nhiều thuốc thành phẩm khác nhau, với giá thành khác nhau, có khi chênh lệch nhiều lần. Giá thuốc của cùng một thuốc thành phẩm có sự chênh lệch bất hợp lý giữa các cơ sở KCB các tỉnh, thậm chí giữa các cơ sở KCB trên cùng một địa bàn tỉnh, TP. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do quy chế đấu thầu cung ứng thuốc BHYT chưa cụ thể và chặt chẽ.

Theo ông Nguyễn Minh Thảo, Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, hiện nay, chi phí thuốc BHYT đang chiếm tỷ trọng rất lớn, nhưng công tác quản lý giá thuốc lại chưa được tốt. BHXH Việt Nam đề nghị các đơn vị cung ứng có sự trao đổi thông tin, hợp tác trong quá trình thực hiện cung ứng thuốc.

Theo đánh giá của Ban Thực hiện chính sách BHYT, các quy định hướng dẫn về đấu thầu thuốc theo Thông tư liên tịch số 10/2007/TTLT-BYT-BTC ngày 10/8/2007 của liên Bộ Y tế - Tài chính hướng dẫn đấu thầu mua thuốc trong các cơ sở công lập đang bộc lộ một số hạn chế, như: Quy định về đấu thầu thuốc mới chỉ dừng lại ở việc hướng dẫn cách thức tổ chức thực hiện, quy định một số nội dung trong quá trình tổ chức đấu thầu thuốc. Trong khi đó, những nội dung quan trọng và cần thiết để bảo đảm nhà thầu cung cấp thuốc chất lượng, đầy đủ, giá cả hợp lý, kịp thời cho cơ sở KCB chưa được quy định chi tiết và thống nhất trong hồ sơ mời thầu. 

Việc tổ chức đấu thầu cung ứng thuốc tại các địa phương cho thấy, mỗi tỉnh sử dụng các tiêu chí riêng để xem xét. Quá trình thực hiện hợp đồng cung ứng thuốc chưa có sự tuân thủ chặt chẽ từ cả 2 phía cơ sở KCB và đơn vị cung ứng cũng làm ảnh hưởng đến việc tổ chức cung ứng thuốc và giá thuốc thanh toán BHYT tại các cơ sở KCB. Việc thanh toán tiền thuốc chậm, nợ tiền thuốc tạo điều kiện cho nhà thầu định giá dự thầu cao hơn so với giá thuốc thị trường gây thiệt thòi cho người bệnh và chi tiêu của quỹ BHYT.

Khắc phục tình trạnh này, BHXH Việt Nam đã tổ chức thí điểm mô hình cung ứng thuốc và thanh toán chi phí thuốc BHYT tập trung thông qua BHXH tỉnh. Kết quả thí điểm tại tỉnh Thanh Hóa cho thấy, tiền thanh toán qua bảo hiểm không vòng vèo, thanh toán sau khi thẩm định nhanh gọn, đã tạo điều kiện cho Cty dược tiết kiệm chi phí, bảo đảm vốn cho sản xuất kinh doanh và cung ứng thuốc đầy đủ kịp thời, chất lượng thuốc được bảo đảm.

Tuy nhiên, theo phản ánh của lãnh đạo Cty Cổ phần Dược – vật tư y tế Thanh Hóa, khó khăn chung của các Cty dược Việt Nam là chưa chủ động được nguồn nguyên liệu cho sản xuất thuốc, hầu hết phải nhập khẩu từ nước ngoài, chịu tác động của tỷ giá, lãi suất… Cty này kiến nghị, trong trường hợp giá cả có biến động lớn bất khả kháng (như vừa qua Nhà nước điều chỉnh tỉ giá giữa VND và USD tăng 9,3%) đối với doanh nghiệp (DN) vừa đấu thầu xong thì Nhà nước nên xem xét cho các DN cung ứng được điều chỉnh giá theo % tương ứng đối với các hàng nhập khẩu và nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất khi các DN chứng minh được sự điều chỉnh đó là hợp lý. Hàng của các hãng dược phẩm lớn mà DN nhập về được phép điều chỉnh giá lên xuống khi có biến động giá thị trường…

Đại diện của Cty Dược - Trang thiết bị Y tế Bình Định (Bidiphar) chỉ ra một thực tế, mặc dù ngành Dược đã có những tiến bộ vượt bậc trong việc bào chế thuốc, nhưng việc lựa chọn danh mục thuốc tại các cơ sở KCB hiện nay vẫn chưa thực sự theo tinh thần cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Nhiều cơ sở KCB đã xây dựng tiêu chí kỹ thuật của thuốc theo thang điểm cho thuốc của các nước châu Âu, châu Á cao hơn, rồi cuối cùng mới đến Việt Nam, điều này làm giảm khả năng cung ứng của thuốc Việt Nam cho các cơ sở y tế ngay cả thuốc có đánh giá tương đương sinh học. Vì vậy, Bidiphar kiến nghị, quy chế đấu thầu thuốc cần bổ sung các quy định cụ thể hơn trong việc ưu tiên sử dụng thuốc Việt Nam sản xuất nhằm giúp các DN sản xuất trong nước có cơ hội đầu tư phát triển tốt hơn. Bên cạnh đó, cơ quan BHXH cần có các chính sách hỗ trợ việc thanh toán cho các nhà cung ứng, ứng vốn trước cho các DN sản xuất có uy tín trong nước để phối hợp sản xuất và dự trữ bảo đảm bình ổn giá một số thuốc thiết yếu nhằm cung ứng kịp thời cho các bệnh viện…

Hà Linh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

ROX Key tiếp sức cùng em đến trường ở Chiềng Ban, Sơn La

ROX Key tiếp sức cùng em đến trường ở Chiềng Ban, Sơn La

(Thanh tra) - Đồng hành cùng em tới trường tại bản Chiềng Ban (Tú Nang, Yên Châu, Sơn La), Công ty cổ phần ROX Key Holdings đã tài trợ tu sửa lớp học, thư viện, quyên góp sách vở, đồ dùng học tập và trao học bổng cho các em học sinh.

Thu Nga

21:26 11/12/2024
Hoà Bình còn 3.194 nhà tạm, nhà dột nát

Hoà Bình còn 3.194 nhà tạm, nhà dột nát

(Thanh tra) - Tính đến 10/12/2024, toàn tỉnh có 3.194 hộ nhà tạm, nhà dột nát có nhu cầu cấp thiết cần hỗ trợ xây dựng đảm bảo các tiêu chí; trong đó có 911 nhà sửa chữa, 1.066 nhà cần được hỗ trợ và 1.217 nhà cần xóa.

Trần Kiên

20:41 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm