Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 16/06/2011 - 09:51
Lầu Mí Say hướng con mắt trong leo lẻo nhìn người khách lạ trong khi tay vẫn không rời quyển vở toán. Với cậu bé người Mông 9 tuổi này, ước mơ được cắp sách tới trường đã suýt tuột khỏi tầm tay, khi cả cha mẹ em đều qua đời lúc còn rất trẻ.
Những đứa trẻ có hoàn cảnh bất hạnh lại được ươm bởi bàn tay từ thiện ở Trung tâm Phật Tích
Nhiều trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, tưởng phải bỏ học giữa chừng lại tiếp tục được "ươm mầm" ở Trung tâm từ thiện Phật Tích (Bắc Ninh).
Tiếp nối ước mơ
Trong những lần tới cao nguyên đá Hà Giang, ấn tượng nhất với tôi có lẽ chính là những ánh mắt của em bé người Mông trong vắt như đất trời vùng biên cực Bắc của Tổ quốc. Khi gặp khách lạ, chúng lạ lẫm nhìn rồi chạy nấp sau những hàng rào đá xám, nơi có những cây leo đâm mầm hứa hẹn một chồi non khỏe khoắn.
Lần gặp cậu bé người Mông ở vùng Kinh Bắc, ánh mắt của Lầu Mí Say vẫn trong leo lẻo, nhưng vẻ lạ lẫm đã không còn như trước. Cũng bởi, Say đã rời cao nguyên đá, xuống Trung tâm được gần một năm.
Quê Say ở xã Sảng Tủng (Đồng Văn). Lớn lên trong nghèo khó đã đành, nhưng Say sớm chịu cảnh mồ côi khi bố mẹ ra đi vì bệnh tật và tai nạn. Ở với họ hàng nghèo khó, việc đến trường của Say bị gián đoạn.
Tháng 7/2010, được sự giới thiệu của Sở Lao động thương binh và xã hội Hà Giang, Lầu Mí Say được về ở tại Trung tâm từ thiện Phật Tích. Ngày đầu xuống… đồng bằng, Say bỡ ngỡ như lạc vào chốn khác. Ở đây, không những em được chăm sóc từ miếng ăn, giấc ngủ mà còn được cắp sách tới trường.
Tôi nhắc tới cao nguyên đá, ánh mắt Say buồn hẳn. Em bảo nhớ nhà. Và, nếu có thể thì Say cũng muốn được về nhà, “nhưng chỉ là về chơi thôi, vì còn phải xuống Phật Tích đi học,” Say tâm sự.
Cũng như say, Sùng Văn De (dân tộc Mường) ở xã Cổ Linh (huyện Pác Nặm, Bắc Cạn), bố mẹ mất từ khi De mới 1 tuổi, cậu bé này phải ở nhờ nhà người chú nghèo. 12 năm sống cùng chú, De được đi học, nhưng cũng buổi đực, buổi cái vì còn phải lên rẫy trồng ngô, chăm lúa.
Vất vả là thế, nhiều lần De muốn nghỉ học để phụ giúp chú, tự kiếm cơm nuôi mình bởi cái lưng của cậu bé 13 tuổi đã gùi được thóc, đã gánh vác được công việc nặng. Nhưng rồi có một hôm, các cô, chú ở xã đã giới thiệu De xuống Trung tâm Phật tích. Mừng như bắt được vàng, De bảo, xuống đây sẽ tiếp tục được đi học để thành người.
Rồi em khoe, mình chỉ muốn học thật giỏi để có thể trở thành nhạc sỹ. Sau đó, De sẽ về quê lập nghiệp, sáng tác những ca khúc phục vụ đồng bào của mình, xây dựng quê hương.
Gửi gắm mảnh đời còn lại
Ở Trung tâm từ thiện Phật Tích, không chỉ những em nhỏ có số phận đặc biệt được nương nhờ để sống, để học thành người mà còn có những cụ già khó khăn đang gửi nốt quãng thời gian cuối đời.
Bà Đoàn Thị Lộc (87 tuổi) ở An Lão, Hải Phòng, cái lưng đã gập xuống vì gánh nặng tuổi tác bảo rằng, bà không có chồng con.
Tuổi già như chuối chín cây, chẳng biết rụng lúc nào, nhưng dù đã ở cái dốc bên kia của cuộc đời, cụ vẫn tự nấu cơm, chăm bẵm mình. Cho đến một hôm, bà được người cháu họ giới thiệu đến Trung tâm Phật Tích.
“Ở đây có người nấu cơm cho ăn, lại còn chăm sóc cẩn thận nữa nên tôi đã béo ra, sức khỏe cũng tốt hơn chú ạ,” bà bỏm bẻm, nói.
Theo lời bà, mỗi tháng, vào tuần rằm, mồng một, các cụ ở trong Trung tâm đều được lên chùa Phật Tích để thắp hương cúng Phật, nghe giảng đạo pháp.
Bà Đặng Thị Ca (68 tuổi) ở Thuận Thành, Bắc Ninh thì cho hay, hồi trẻ bà đi thanh niên xung phong, rồi quá lứa lỡ thì, không có chồng con. Chưa biết tuổi già nương tựa vào đâu, thì bà được vị Chủ tịch Cựu thanh niên xung phong tỉnh Bắc Ninh giới thiệu đến Phật Tích.
Bà bảo, từ khi vào đây có thêm bạn nên vui vẻ. Ngoài việc được chăm sóc vật chất, phòng ốc, trang thiết bị phục vụ cuộc sống như tivi, bình nóng lạnh đầy đủ, người cao tuổi cũng được bố trí lao động hợp lý.
Vốn là Trung tâm Phật Tích có diện tích rất rộng 11,4ha, nên cán bộ Trung tâm có bố trí trồng rau. Những ngày mát trời, các cụ và các cháu nhỏ được tổ chức ra vườn nhổ cỏ, chăm sóc rau. Số rau làm ra sẽ được nhà bếp mua lại, trả tiền công cho những người làm, để các cụ và các em thiếu nhi tìm được nguồn vui, cũng như biết lao động hợp lý./.
Vietnam+
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Đồng hành cùng em tới trường tại bản Chiềng Ban (Tú Nang, Yên Châu, Sơn La), Công ty cổ phần ROX Key Holdings đã tài trợ tu sửa lớp học, thư viện, quyên góp sách vở, đồ dùng học tập và trao học bổng cho các em học sinh.
Thu Nga
21:26 11/12/2024(Thanh tra) - Tính đến 10/12/2024, toàn tỉnh có 3.194 hộ nhà tạm, nhà dột nát có nhu cầu cấp thiết cần hỗ trợ xây dựng đảm bảo các tiêu chí; trong đó có 911 nhà sửa chữa, 1.066 nhà cần được hỗ trợ và 1.217 nhà cần xóa.
Trần Kiên
20:41 11/12/2024Hải Hà
20:22 11/12/2024Hải Hà
17:09 11/12/2024Trung Hà
15:05 11/12/2024PV
14:44 11/12/2024Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trung Hà