Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Chương trình GDPT mới: Giáo viên... "chậm" thích nghi

Thứ năm, 03/05/2018 - 19:02

(Thanh tra) - Sau một thời gian lấy ý kiến rộng rãi dư luận về chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới, chiều 3/5, Ban Phát triển các chương trình môn học (CTMH) chính thức thông tin kết quả thực nghiệm và khảo sát ý kiến giáo viên, cán bộ quản lý về chương trình này.

GS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng Chủ biên Chương trình GDPT: Một số giáo viên vẫn chưa thay đổi được thói quen truyền thụ kiến thức đơn thuần nên chưa tạo ra được những giờ học hiệu quả. Ảnh: HH

Ban Soạn thảo chương trình đã phối hợp với các sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) chọn 48 trường tại 6 tỉnh, thành phố có tính chất đại diện cho các vùng kinh tế - xã hội trong cả nước, gồm Hà Nội, Lào Cai, Bình Định, Lâm Đồng, Cần Thơ và Bà Rịa - Vũng Tàu để tiến hành thực nghiệm. GS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng Chủ biên Chương trình GDPT mới cho biết: Kết quả thực nghiệm cho thấy, giáo viên và cán bộ quản lí các trường đều đánh giá cao ưu điểm và triển vọng của chương trình GDPT mới.  Tuy nhiên, ông Thuyết cũng cho hay: Một số yêu cầu cần đạt còn cao so với trình độ của học sinh; nội dung bài thực nghiệm tương đối khó; một số bài vẫn còn nặng về trang bị kiến thức; dung lượng chưa phù hợp với thời lượng dạy học; việc bố trí nhiều đơn vị kiến thức trong một bài học không tạo điều kiện cho học sinh thực hiện các hoạt động khám phá, luyện tập và vận dụng kiến thức vào đời sống.  Đánh giá tính khả thi của chương trình, ông Thuyết thông tin: Phần lớn các tiết dạy thực nghiệm diễn ra sôi nổi, mới mẻ. Nhiều giáo viên đã vận dụng tốt phương pháp tổ chức hoạt động, trao quyền chủ động cho học sinh, tạo tâm thế hào hứng và các hoạt động học tập hiệu quả ở học sinh. Giáo viên cũng đã mạnh dạn thay đổi ví dụ được gợi ý trong tài liệu thực nghiệm cho phù hợp với điều kiện của địa phương. Có giáo viên còn linh hoạt thay đổi cách bố trí lớp học, không gian học, dùng hình thức trò chơi để học sinh học một cách thoải mái, hứng thú. Các hình thức thảo luận nhóm, thảo luận cặp đôi… được sử khá dụng hợp lí và hiệu quả. Tuy nhiên, kết quả thực nghiệm cũng cho thấy, một số giáo viên vẫn chưa thay đổi được thói quen truyền thụ kiến thức đơn thuần nên chưa tạo ra được những giờ học hiệu quả. Một số giáo viên tuy có tổ chức cho học sinh làm việc nhóm nhưng cách làm việc còn mang tính hình thức, chưa tạo điều kiện để mỗi học sinh trong nhóm hoạt động, tự tạo ra sản phẩm của mình, đóng góp vào kết quả làm việc chung.Toàn cảnh buổi thông báo. Ảnh: HHTừ kết quả thực nghiệm, ông Thuyết cho rằng, Bộ GD&ĐT cần chỉ đạo xây dựng kế hoạch, nội dung, phương pháp tập huấn giáo viên, cán bộ quản lí thật chu đáo, hiệu quả. “Cần tăng số lượng giáo viên tham dự các lớp tập huấn do chuyên gia biên soạn chương trình, chuyên gia ở các trường sư phạm trọng điểm hướng dẫn; áp dụng hình thức tập huấn và bồi dưỡng thường xuyên trực tuyến về chuyên môn, nghiệp vụ; có chế độ khuyến khích cán bộ, giáo viên tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng trực tuyến…” - ông Thuyết nhấn mạnh.Còn rào cản Theo lãnh đạo nhiều trường đã tiến hành thực nghiệm, việc tổ chức dạy chương trinh GDPT mới vẫn còn không ít rào cản. Hiện nay giáo viên chưa quan tâm đến chương trình, mà chỉ chú trọng sách giáo khoa và sách giáo viên.  Ngoài ra, sĩ số học sinh quá đông cũng khiến việc triển khai gặp nhiều khó khăn, nhất là ở các thành phố lớn. Còn các trường ở vùng sâu vùng xa lại gặp khó khăn do các cháu không thể đi học 2 buổi/ngày.  Bà Bùi Thị Hồng Hạnh, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Võ Lao (huyện Văn Bàn, Lào Cai) - một trong những trường thực hiện thực nghiệm chia sẻ: Thầy cô và các em học sinh đều phấn khởi với chương trình mới. Tuy nhiên, một số nội dung học trong 35 phút là hơi nặng so với học sinh.Bà Ngô Thị Hồng Liên, Trường THPT Tây Hồ: Để chương trình mới được thực hiện thành công yêu cầu thầy phải có năng lực. Ảnh: HHLà trường nông thôn của tỉnh Bình Định, ông Đặng Tuấn Anh, Trường THPT Nguyễn Diêu cho biết: Việc triển khai chương trình mới đạt kết quả khá tốt. Tuy nhiên, ông Tuấn cho rằng: Cần tăng cường đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đặc biệt là công tác tập huấn cho đội ngũ giáo viên để chương trình mới được triển khai thực sự hiệu quả.  Đại diện trường thực nghiệm chương trình mới ở Hà Nội, bà Ngô Thị Hồng Liên, Trường THPT Tây Hồ nhận thấy: Chương trình mới đã sự giảm tải về lý thuyết hàn lâm, tăng cường nội dung thực hành, hướng tới giải quyết vấn đề thực tiễn cuộc sống. Ví dụ môn Vật lý, cả 1 tiết học thầy gần như không phải làm gì, học trò tự tìm hiểu, thảo luận, thầy cùng học sinh chốt lại để đi đến chân lý.  Để chương trình mới được thực hiện thành công, theo bà Liên phụ thuộc rất nhiều vào giáo viên, yêu cầu thầy phải có năng lực.  Hải Hà

Ban Soạn thảo chương trình đã phối hợp với các sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) chọn 48 trường tại 6 tỉnh, thành phố có tính chất đại diện cho các vùng kinh tế - xã hội trong cả nước, gồm Hà Nội, Lào Cai, Bình Định, Lâm Đồng, Cần Thơ và Bà Rịa - Vũng Tàu để tiến hành thực nghiệm. GS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng Chủ biên Chương trình GDPT mới cho biết: Kết quả thực nghiệm cho thấy, giáo viên và cán bộ quản lí các trường đều đánh giá cao ưu điểm và triển vọng của chương trình GDPT mới.  Tuy nhiên, ông Thuyết cũng cho hay: Một số yêu cầu cần đạt còn cao so với trình độ của học sinh; nội dung bài thực nghiệm tương đối khó; một số bài vẫn còn nặng về trang bị kiến thức; dung lượng chưa phù hợp với thời lượng dạy học; việc bố trí nhiều đơn vị kiến thức trong một bài học không tạo điều kiện cho học sinh thực hiện các hoạt động khám phá, luyện tập và vận dụng kiến thức vào đời sống.  Đánh giá tính khả thi của chương trình, ông Thuyết thông tin: Phần lớn các tiết dạy thực nghiệm diễn ra sôi nổi, mới mẻ. Nhiều giáo viên đã vận dụng tốt phương pháp tổ chức hoạt động, trao quyền chủ động cho học sinh, tạo tâm thế hào hứng và các hoạt động học tập hiệu quả ở học sinh. Giáo viên cũng đã mạnh dạn thay đổi ví dụ được gợi ý trong tài liệu thực nghiệm cho phù hợp với điều kiện của địa phương. Có giáo viên còn linh hoạt thay đổi cách bố trí lớp học, không gian học, dùng hình thức trò chơi để học sinh học một cách thoải mái, hứng thú. Các hình thức thảo luận nhóm, thảo luận cặp đôi… được sử khá dụng hợp lí và hiệu quả. Tuy nhiên, kết quả thực nghiệm cũng cho thấy, một số giáo viên vẫn chưa thay đổi được thói quen truyền thụ kiến thức đơn thuần nên chưa tạo ra được những giờ học hiệu quả. Một số giáo viên tuy có tổ chức cho học sinh làm việc nhóm nhưng cách làm việc còn mang tính hình thức, chưa tạo điều kiện để mỗi học sinh trong nhóm hoạt động, tự tạo ra sản phẩm của mình, đóng góp vào kết quả làm việc chung.Toàn cảnh buổi thông báo. Ảnh: HHTừ kết quả thực nghiệm, ông Thuyết cho rằng, Bộ GD&ĐT cần chỉ đạo xây dựng kế hoạch, nội dung, phương pháp tập huấn giáo viên, cán bộ quản lí thật chu đáo, hiệu quả. “Cần tăng số lượng giáo viên tham dự các lớp tập huấn do chuyên gia biên soạn chương trình, chuyên gia ở các trường sư phạm trọng điểm hướng dẫn; áp dụng hình thức tập huấn và bồi dưỡng thường xuyên trực tuyến về chuyên môn, nghiệp vụ; có chế độ khuyến khích cán bộ, giáo viên tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng trực tuyến…” - ông Thuyết nhấn mạnh.Còn rào cản Theo lãnh đạo nhiều trường đã tiến hành thực nghiệm, việc tổ chức dạy chương trinh GDPT mới vẫn còn không ít rào cản. Hiện nay giáo viên chưa quan tâm đến chương trình, mà chỉ chú trọng sách giáo khoa và sách giáo viên.  Ngoài ra, sĩ số học sinh quá đông cũng khiến việc triển khai gặp nhiều khó khăn, nhất là ở các thành phố lớn. Còn các trường ở vùng sâu vùng xa lại gặp khó khăn do các cháu không thể đi học 2 buổi/ngày.  Bà Bùi Thị Hồng Hạnh, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Võ Lao (huyện Văn Bàn, Lào Cai) - một trong những trường thực hiện thực nghiệm chia sẻ: Thầy cô và các em học sinh đều phấn khởi với chương trình mới. Tuy nhiên, một số nội dung học trong 35 phút là hơi nặng so với học sinh.Bà Ngô Thị Hồng Liên, Trường THPT Tây Hồ: Để chương trình mới được thực hiện thành công yêu cầu thầy phải có năng lực. Ảnh: HHLà trường nông thôn của tỉnh Bình Định, ông Đặng Tuấn Anh, Trường THPT Nguyễn Diêu cho biết: Việc triển khai chương trình mới đạt kết quả khá tốt. Tuy nhiên, ông Tuấn cho rằng: Cần tăng cường đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đặc biệt là công tác tập huấn cho đội ngũ giáo viên để chương trình mới được triển khai thực sự hiệu quả.  Đại diện trường thực nghiệm chương trình mới ở Hà Nội, bà Ngô Thị Hồng Liên, Trường THPT Tây Hồ nhận thấy: Chương trình mới đã sự giảm tải về lý thuyết hàn lâm, tăng cường nội dung thực hành, hướng tới giải quyết vấn đề thực tiễn cuộc sống. Ví dụ môn Vật lý, cả 1 tiết học thầy gần như không phải làm gì, học trò tự tìm hiểu, thảo luận, thầy cùng học sinh chốt lại để đi đến chân lý.  Để chương trình mới được thực hiện thành công, theo bà Liên phụ thuộc rất nhiều vào giáo viên, yêu cầu thầy phải có năng lực.  Hải Hà

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Xem thêm