Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Chưa kịp xanh lại… chết?

Thứ bảy, 29/06/2013 - 10:07

(Thanh tra) Dự án vệ sinh môi trường lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè, TP. Hồ Chí Minh đang dần mang lại hồi sinh cho dòng kênh. Cư dân, đặc biệt là bà con sống hai bên bờ đã tỏ rõ những hân hoan, vui mừng khi lại được nhìn thấy những đàn cá bơi lội, hình ảnh đã gắn bó với nhiều thế hệ người Sài Gòn tưởng đã chỉ còn là ký ức.

Tâm trạng ấy là dễ hiểu bởi đã quá nhiều năm, dòng kênh ô nhiễm nặng nề, hàng ngàn căn nhà ổ chuột chơi vơi trên dòng nước đen hôi thối và đặc quánh. Tất cả dường như đã trở nên bất lực… Vậy mà, sau quyết tâm cải tạo dòng kênh và làm đổi thay cuộc sống người nghèo ven kênh, chính quyền đã làm nên điều kỳ diệu. Nhờ vậy mà hôm nay, đi dọc 2 con đường Hoàng Sa và Trường Sa theo chiều dài con kênh này, thật là tự hào về một công trình dân sinh bề thế và đẹp đẽ.

Phải mất 10 năm và hơn thế nữa để bước đầu cải tạo được môi sinh hệ thống lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè, và lớn hơn là Nhà nước đã đầu tư hơn 300 triệu USD, mà phần lớn là vốn vay nước ngoài, để có được hình ảnh đẹp này. Môi trường dòng kênh đang ngày một hồi phục trên con đường kỳ vọng một “Hòn ngọc Viễn Đông” lại được ví như Venice của Ý hay Amsterdam của Hà Lan vậy.

Trong những nỗ lực cho kỳ vọng ấy, nhiều đoàn khảo sát còn lấy mẫu nước tại các vị trí đầu, giữa và cuối nguồn của dòng kênh trên đưa đi xét nghiệm để đánh giá mức độ phục hồi môi trường để cho thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản trên dòng kênh này. Đã có hàng trăm ngàn con cá được thả xuống đây. Vào những buổi chiều đi dọc đôi bờ, nhìn những dòng cá tung tăng, thơ mộng biết bao nhiêu.

Vậy nhưng, cũng hiện nay đã thấy tái hiện những dấu hiệu làm ô nhiễm trở lại với cách ứng xử kém văn hóa của một số người. Tình trạng quán nhậu vỉa hè đã mọc lên quá nhiều trên suốt tuyến kênh. Có những chủ quán tiện tay đổ luôn cả vỏ sò vỏ ốc và rác rến xuống lòng kênh. Rồi xà bần, rác sinh hoạt… hàng ngày vẫn dập dìu trôi nổi lềnh bềnh. Phản cảm!

Rồi khi các đàn cá tung tăng bơi lội cũng là lúc mà những tay mê câu xuất hiện. Có người còn mang cơm theo ăn, cắm dù che bóng mát... Có cả những người câu cá chuyên nghiệp với dụng cụ dùng trữ cá như lồng lưới, nhiều loại mồi. Có người dùng cả lưỡi câu chùm, chài chụp để tận diệt đàn cá. Ngoài câu cá, có trường hợp bắt cá bằng xung điện vào thời điểm nước ròng.

Bất kể thủy triều, giờ giấc phù hợp, từ sáng đến tận đêm, dễ nhìn thấy hàng trăm người thả cần dọc suốt tuyến của dòng kênh này. Một số người dân do quá bức xúc đã xua đuổi những người đánh bắt cá đi chỗ khác, và mong muốn cơ quan chức năng nên có hành động ngăn chặn tình trạng đánh bắt cá này.

Thế nhưng, theo Trưởng phòng Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản TP. Hồ Chí Minh Đặng Văn Thuận, việc câu cá giải trí trên kênh rạch cũng tạo được nét đẹp thanh bình. Quy định không cấm câu cá, nhưng các trường hợp đánh bắt cá kiểu tận diệt như dùng thuốc nổ, thuốc độc, lưới quét, câu chùm, xung điện là vi phạm.

Phó chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Bật Hận cũng cho biết, theo quy định, Thanh tra Sở chỉ xử phạt những người sử dụng lưới đánh bắt cá trên các tuyến đường thủy nội địa vì có hành vi gây cản trở giao thông thủy. Tuyến kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè là tuyến kênh thoát nước nên lực lượng thanh tra không thể xử phạt các hành vi sử dụng lưới bắt cá. Nếu chính quyền các địa phương treo bảng cấm thì các đơn vị chức năng mới có cơ sở xử phạt những người vi phạm.

Thiết nghĩ thú vui và cả lợi ích kinh tế mang lại cho các “cần thủ” hẳn là không nhiều, mà nó chỉ để hủy diệt mầm sống vừa mới hồi sinh. Đó có lẽ là điều cần phải suy ngẫm… Cần có những quy định mở rộng để bảo vệ môi trường đang hồi phục. Bằng ngược lại, dòng kênh chưa kịp xanh lại… chết.

Bút Chì

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm