Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 24/05/2011 - 22:03
Về vụ chìm tàu Dìn Ký, trao đổi với báo chí, ông Trần Văn Cừu, Cục trưởng Cục Đường thủy Nội địa (Bộ GTVT) cho biết:“Trách nhiệm của vụ chìm tàu này không chỉ có chủ tàu mà còn có cả cơ quan chức năng chính là sự phối hợp Cục Đường thủy, Tổng Cục du lịch...”.
Vụ chìm tàu Dìn Ký khiến cho 16 người chết.
Ông Trần Văn Cừu - Cục Trưởng Cục Đường thủy Nội địa Việt Nam: "Trách nhiệm của vụ chìm tàu không chỉ có chủ tàu mà có cả cơ quan chức năng...".
Theo Cục trưởng Trần Văn Cừu, trong vụ chìm tàu Dìn Ký, trách nhiệm thuộc về chủ tàu khi hoạt động trong bến không phép, người điều khiển không có chứng chỉ chuyên môn (người điều khiển phương tiện không phải thuyền trưởng và không có bằng lái, quá hạn đăng kiểm 3 tháng) đã gây nên hậu quả nghiêm trọng. Ngoài ra, các cơ quan chức năng đã kiểm tra, đình chỉ tàu nhưng vẫn cố tình hoạt động.
Cục Trưởng cho biết, trong văn bản gửi Cục Đường thủy Nội địa, Thượng tá Nguyễn Thành Công - Phó Trưởng phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Bình Dương đã ký quyết định kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính trong ngày 12.3 đối với ông Lao Văn Quang, người của doanh nghiệp tư nhân Dìn Ký với nội dung xử phạt vi phạm mở bến thủy khi chưa được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền đồng thời đình chỉ hoạt động của bến đến khi có giấy phép đúng quy định, mức xử phạt là 1,5 triệu đồng.
Cục trưởng nhìn nhận như thế nào về trách nhiệm liên đới của cơ quan chức năng mà ở đây là Cục Đường thủy, Tổng Cục Du lịch trong vụ chìm tàu Dìn Ký?
Trách nhiệm chung thuộc về cơ quan quản lý chức năng trong đó có ngành đường thủy và du lịch. Cục Đường thủy đã chỉ đạo các Sở Giao thông vận tải kiểm tra xử lý vi phạm các phương tiện đường thủy trên cả nước.
Cụ thể, Sở đã phối hợp với Cảng vụ Hàng hải, Cảnh sát giao thông đường thủy, đơn vị đăng kiểm tiến hành kiểm tra các tàu nhà hàng về điều kiện đảm bảo an toàn kỹ thuật, môi trường của phương tiện, trang thiết bị cứu hộ, cứu nạn, phao cứu sinh và các chứng chỉ chuyên môn của người điều khiển. Tuy nhiên, việc cấp giấy phép khai thác, kinh doanh lại do Tổng Cục Du lịch quản lý nên trách nhiệm cũng một phần liên đới.
Phải chăng sự phối hợp trong việc quản lý phương tiện giữa Cục Đường thủy và Tổng Cục Du lịch chưa được đồng bộ?
Thời gian qua, Cục Đường thủy đã làm nhiệm vụ và chức năng trong việc cấp phép hoạt động cho phương tiện, người điều khiển và tiến hành kiểm tra, rà soát các bến đỗ không phép có những biện pháp xử lý vi phạm. Cục sẽ nghiên cứu, phối hợp với Tổng cục Du lịch phải làm sao có các quy định đầy đủ hơn nữa cho hoạt động kinh doanh bằng tàu gỗ du lịch đặc biệt là tiêu chuẩn phải đảm bảo an toàn.
Xảy ra tai nạn thương tâm khi tàu Dìn Ký được giao cho người chưa có chứng chỉ chuyên môn, đã đình chỉ nhưng vẫn hoạt động. Có phải công tác kiểm tra, giám sát, chế tài xử phạt của lực lượng chức năng vẫn chưa đủ sức “răn đe” để DN này vẫn vi phạm?
Vấn đề chính vẫn là ý thức của chủ phương tiện và chủ doanh nghiệp khi tham gia giao thông quá kém dẫn đến tình trạng này. Các lực lượng chức năng không phải lúc nào cũng ở đó để giám sát kiểm tra được dù đã có những biện pháp xử phạt, răn đe.
Ông nhận định vấn đề này như thế nào về TNGT đường thủy xảy ra ít nhưng số người chết lại chiếm tỉ lệ khá cao so với các tai nạn giao thông khác?
Phương tiện đảm bảo đầy đủ quy định hoạt động trên đường thủy mới được cấp phép. Tuy nhiên trên thực tế, các tai nạn đường thủy thường xảy ra sự cố bất ngờ nên khả năng ứng phó rất khó. Hiện, tiêu chuẩn hệ số an toàn của tàu chở khách du lịch là 1,2 - 1,5 nhưng sau những sự cố chìm tàu trong thời gian qua vấn đề này sẽ được làm rõ hơn về tính chất kỹ thuật tàu thuyền kinh doanh chở khách du lịch.
Luật đường thủy chưa quy định bắt buộc người đi đò phải mặc áo phao mà chỉ là vận động nên khi tham gia lưu thông đường thủy, ý thức của chủ tàu và người đi đò là quan trọng nhất.
Cục Đường thủy Nội địa sẽ có những biện pháp nào để các vụ tai nạn tàu khách du lịch thương tâm sẽ không còn tái diễn trong thời gian tới?
Người điều khiển phương tiện, chủ tàu cần thực hiện đúng theo quy định pháp lý của ngành đường thủy. Nhưng ý thức chính là vấn đề then chốt giải quyết các vụ tai nạn giao thông. Đối với đường thủy, giải pháp phòng ngừa là quan trọng nhất. Những vụ tai nạn liên tục trong thời gian qua đã gây nhiều bức xúc cho người dân làm dấy lên hồi chuông báo động cho tình trạng các bến khách, các tàu chở khách du lịch. Bộ Giao thông vận tải đã chỉ đạo thành lập các đoàn kiểm tra, khắc phục sự cố.
- Xin cảm ơn ông!
LĐO
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.
Vũ Linh
19:35 14/12/2024(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.
Bùi Bình
20:22 13/12/2024Văn Thanh
20:09 13/12/2024Trung Hà
19:50 13/12/2024Thái Hải
19:48 13/12/2024Phương Anh
19:32 13/12/2024Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền