Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Chống “tệ quan cách mạng”

Thứ hai, 30/01/2017 - 06:33

(Thanh tra)- Hưởng ứng Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, tự chuyển hóa trong nội bộ cũng như các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ với quyết tâm xây dựng Chính phủ kiến tạo… Đại tá, Tiến sĩ Sử học Nguyễn Văn Khoan, nhà nghiên cứu hàng đầu về Hồ Chí Minh đã có bài viết gửi tới Báo Thanh tra. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!

Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: tư liệu

Trên các tờ báo do Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh sáng lập, chỉ đạo như “Le Paria”, “Thanh niên”, “Thân ái” đều ít hoặc chưa có bài nói về “cái tệ quan cách mạng”. Báo còn dành trang để lên án chủ nghĩa thực dân, kêu gọi đồng bào thức tỉnh, đoàn kết, tổ chức và đấu tranh giành độc lập theo một cách riêng của Việt Nam. Có thể còn là vì Đảng chưa lập được một hình thức chính quyền ổn định, tương đối lâu dài, thực tiễn tình hình chưa bộc lộ, nên cũng chưa đề xuất loại bài này trên báo.

Như chúng ta đã biết, số 1 Báo Việt Nam độc lập đánh số 101 ra ngày 1/8/1941. Sau một thời gian chỉ đạo, viết bài có lúc còn làm công tác in, phát hành, Nguyễn Ái Quốc đi Trung Quốc, bị giam giữ trở về, quay lại Vân Nam để đến tháng 4/1945, đã có mặt ở Cao Bằng.

Bấy giờ ở Chiến khu Cao - Bắc - Lạng - Hà - Tuyên - Thái đã lập được các ủy ban nhân dân, một hình thức chính quyền phôi thai. Nhiều cán bộ Việt Minh, cán bộ Đảng đã nhận nhiệm vụ trong các ủy ban này. Bên cạnh những ủy viên ủy ban gương mẫu, hoàn thành nhiệm vụ, đã xuất hiện một số cán bộ tham ô, quan liêu, những con sâu, ký sinh trùng truyền kiếp của các chính quyền.

Trước tình hình ấy, Báo Việt Nam độc lập số 219 ngày 10/6/1945 đã đăng bài ký tên “Báo VNĐL” có tựa đề “Một cái tệ phải bỏ”. Bài báo có đoạn viết: “Có một vài nơi, một đôi người phụ trách hoặc ở trong ban VM (Việt Minh) hoặc ở trong ủy ban nhân dân (UBND) hoặc ở trong đội vũ trang vì kém giác ngộ, kém tư cách, kém kỷ luật đã hóa ra những phần tử nguy hại cho đời sống của nhân dân. Số người bất lương này được một chút quyền trong tay là muốn làm quân phiệt, coi nhân dân và quyền lợi của nhân dân chẳng ra gì, muốn hành hung ai là cứ việc hành hung, muốn phạt ai là tự tiện phạt. Đến nỗi, có một tướng quân phiệt mới mọc này bảo ai nấy đều nghe rằng: Y muốn cho ai sống thì sống; muốn cho ai chết thì chết. Cho nên, nhân dân những nơi ấy rất oán giận và nói rằng dưới chế độ đế quốc cũng không đến thế.

Đoàn thể có lời cảnh cáo cho những phần tử bất lương ấy biết rằng: Đoàn thể sẽ không dung thứ những bọn mượn tiếng, mượn oai của đoàn thể mà làm hại nhân dân, mà hà hiếp nhân dân. Đoàn thể luôn luôn chú ý họ, nếu họ không bỏ tính xấu cũ mà tập tính tốt thì đoàn thể sẽ dùng đến cách trừng trị nặng nề”.

Chừng như chưa thấy đủ liều lượng và nhận thức của các phần tử bất lương, còn sơ sài, ngay số sau, số 220, ngày 20/6/1945, báo lại đăng tiếp bài “Chống cái tệ quan cách mạng”, không ký tên tác giả.

Sau khi cho biết “số báo trước… có cảnh cáo các ông quan cách mạng mối mọt ấy phải coi chừng làm hả dạ nhân dân”, bài báo dẫn ra thêm nhiều loại “quan cách mạng mới: Như cán bộ mua lợn rẻ của nhân dân, bán lợn đắt ra chợ…”.

Cuối cùng bài viết kết luận: “Cái tệ mượn tiếng đoàn thể mà bắt nạt dân chúng, áp lực dân chúng, có khi bóc lột dân chúng hiện giờ đương phát triển. Chúng ta phải chống lại với nó nếu không thì quần chúng xa lìa chúng ta. Một điều khó khăn trong sự tranh đấu này là các ông “quan cách mạng” địa phương hết sức che đậy tội lỗi của mình và hăm dọa mọi người có thể tố giác tội lỗi ấy đến cấp trên. Nhưng, làm như thế, bọn người bất lương ấy chỉ chất chồng tội, lỗi này lên tội lỗi nọ và thúc giục chúng ta phải dùng hết cách để chống lại chúng cho thắng lợi”.

Hai bài báo trên, chỉ ký “Báo VNĐL” và không ký tên (mà đến nay nhiều nhà nghiên cứu tin chắc rằng do Bác Hồ viết) dù sao cũng chỉ là một bài báo, là ý kiến của một người, một cơ quan, chưa phải là chỉ thị của đoàn thể.

Có thể là vì vậy, và cũng là biểu thị quyết tâm ngăn chặn có hiệu quả những mầm bệnh nguy hiểm mới xuất hiện, hạn chế nguy hại, di căn về sau, nên trên số 224, Báo Việt Nam độc lập ra ngày 30/7/1945 (chỉ còn 19 ngày nữa là Tổng Khởi nghĩa), trong Thông cáo ký tên Ban Tỉnh (tỉnh - ủy ban nhân dân tỉnh?) ở mục 3 có tiêu đề: “Cảnh cáo cán bộ thiếu tư cách”. Lời cảnh cáo như sau: “Thấy phong trào lên cao, quần chúng theo Việt Minh nhiều, một số cán bộ vô lương tâm làm nhiều điều rất bậy bạ, trái với con đường chính trị chung của đoàn thể. Bọn cán bộ này quan liêu, khinh miệt dân, dọa nạt dân, hoặc đem việc cá nhân ra khủng bố, tự ý thủ tiêu những người trước kia làm hại mình… Bọn con chiên ghẻ ấy lại hạch sách, mắng chửi cán bộ hạ cấp… đi đến đâu thì bắt địa phương hầu hạ, cung phụng giết lợn gà, ăn uống lu bù… đem về dùng hay đem bán, hay chia cho các bạn thân, đồ tịch thu… Những việc làm xấu xa ấy, làm hại thanh danh của đoàn thể, cản trở phong trào quần chúng, làm cho quần chúng chán đoàn thể. Hơn thế nữa, quần chúng có thể quay sang phe phản động, nếu gặp hoàn cảnh vì họ thấy đối với cách mạng đã không được bênh vực lại còn thêm lo sợ… Đoàn thể sẽ trừng trị một cách xứng đáng”.

Lời lẽ trong đoạn này, cũng như trong toàn văn thông cáo, khiến người đọc có thể nghĩ rằng, chỉ có Bác Hồ mới viết được, nói được như thế.

Các bài báo chống “tệ nạn quan cách mạng” trên Báo Việt Nam độc lập cách đây đã hơn 70 năm, ta thấy Việt Minh, đoàn thể - (chữ viết công khai của Đảng) và Bác Hồ đã sớm phát hiện ra căn bệnh “quan liêu, quan dạn, tham ô, lãng phí, coi thường dân…” một cách cụ thể như thế nào. Ta lại càng thấy cần chấp hành các Nghị quyết, Chỉ thị của Trung ương, của Tổng Bí thư, góp phần vào đợt “phê bình, tự phê bình”; “tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, tự chuyển hóa trong nội bộ”…. hiện nay, để ngăn chặn tận gốc “tệ nạn quan cách mạng” mà trong hơn 70 năm qua, Bác Hồ, Đảng ta vẫn thường xuyên răn dạy cán bộ.

Đại tá, Tiến sĩ Nguyễn Văn Khoan

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.

Vũ Linh

19:35 14/12/2024
Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm