Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 30/05/2012 - 07:08
(Thanh tra) - Gần 18.000 doanh nghiệp giải thể, hoặc dừng hoạt động trong bốn tháng đầu năm. Riêng trong Quý I/2012, con số này khoảng 10.350, tăng 14,8% so cùng kỳ, nâng tổng số doanh nghiệp không còn hoạt động chiếm gần 30% tính từ khi đổi mới kinh tế đến nay. Theo đó, doanh thu bán hàng hoá dịch vụ trong Quý I/2012 giảm 7% so cùng kỳ, xây dựng giảm 26%; thương mại, buôn bán, bán lẻ giảm 22%; sản xuất giảm 9%; dịch vụ khách sạn, ăn uống giảm 8%.
Chuyện doanh nghiệp giải thể, phá sản, ngừng hoạt động trong nền kinh tế thị trường là bình thường, nhưng kỳ thực, tình trạng này sẽ tạo những tác động không nhỏ cho xã hội. Giảm thu ngân sách, gia tăng thất nghiệp, gánh nặng đột biến từ chi bảo hiểm xã hội… Tất cả đang là một thách thức sức bền với nền kinh tế vốn còn nhiều những khó khăn.
“Cứu doanh nghiệp” những ngày qua đang là đề tài được bàn luận nhiều nhất. Gói giải pháp 29 nghìn tỷ đồng vừa được Bộ Tài chính trình Chính phủ đang được xem là động thái tích cực từ điều hành vĩ mô. Thêm vào đó, chủ trương hạ trần lãi suất tiền vay từ Ngân hàng Nhà nước cũng được nhiều chuyên gia kinh tế đánh giá là kịp thời.
Hôm 21/5, Báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội do Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trình bày đã nêu rõ, nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới là: Tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, đồng thời tiếp tục thực hiện nhất quán chủ trương kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô để tạo nền tảng cho tăng trưởng bền vững; từng bước thực hiện có kết quả chủ trương tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh.
Theo đó, là tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, tiếp tục có giải pháp hỗ trợ phù hợp đối với các ngành hàng xuất khẩu chủ lực, có lợi thế, có thị trường và có khả năng cạnh tranh; tăng cường kiểm định chất lượng hàng xuất khẩu… Tập trung phát triển thị trường trong nước, nhất là hỗ trợ các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm, giảm hàng tồn kho, đổi mới hệ thống thu mua, tiêu thụ, đưa hàng hóa về nông thôn… Một lần nữa cho thấy, nỗ lực và quyết tâm từ Chính phủ nhằm khẳng định, và tạo lập lòng tin bền vững với cộng đồng doanh nghiệp.
Tuy nhiên, nhìn từ phía khác cũng còn cái để lo. Nói như những người tiêu dùng thông minh, “cứ ra ngõ là thấy hàng lậu”. Đây cũng là thực tế tồn tại nhiều năm qua, chừng như chưa có thuốc đặc trị. Có thể nói, hàng lậu chiếm lĩnh gần như phân nửa thị phần trong phân khúc tiêu dùng phổ thông. Tình trạng này cũng từng được báo động thành vấn nạn.
Hàng hóa nhập lậu, vì vậy cũng đang là một thách thức với sản xuất trong nước, nhất là tình hình hàng hóa tồn kho của doanh nghiệp hiện nay.
Trong nhiều giải pháp “Cứu doanh nghiệp”, có người nói rằng, lý ra chống buôn lậu cũng cần được định danh và được đẩy mạnh đặc biệt trong giai đoạn hiện nay.
Thử nhìn vào những con số được nêu tại Hội nghị chống buôn lậu và gian lận thương mại vừa được tổ chức hồi tháng Ba thấy, năm 2011, lực lượng chức năng đã phát hiện 33.649 vụ buôn lậu, buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu với trị giá 287,3 tỷ đồng. So với năm 2010, số vụ phát hiện tăng 5.868 vụ, tăng 20%, trị giá hàng vi phạm tăng 87,5 tỷ đồng, tăng 43%. Tình hình diễn biến ở một mức độ nào đó có thể nói đang ngoài tầm kiểm soát, các vụ bắt giữ mới chỉ chạm đến phần nổi của tảng băng chìm, theo thừa nhận của Ban Chỉ đạo 127/TW, trong đó có phần nguyên nhân bởi hiệu quả đấu tranh phòng, chống buôn lậu ở một số đơn vị chưa cao.
Những con số này cho thấy, buôn lậu vẫn gia tăng và diễn biến phức tạp. Điều này đồng nghĩa gia tăng thêm cái khó cho sản xuất trong nước.
Phó Cục trưởng Cục Quản lý Thị trường Trung ương, Đỗ Thanh Lam cho biết, Thủ tướng Chính phủ đã có kết luận về việc bổ sung trang thiết bị, phương tiện, công cụ hỗ trợ để phục vụ công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại… nhưng do nhiều nguyên nhân đến nay chưa thực hiện được. Vì vậy, hiệu quả đấu tranh phòng, chống buôn lậu ở một số đơn vị chưa cao.
Chống buôn lậu triệt để cũng cần được xem là một giải pháp trong gói giải pháp “Cứu doanh ngiệp” hiện nay.
Bút Chì
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Đồng hành cùng em tới trường tại bản Chiềng Ban (Tú Nang, Yên Châu, Sơn La), Công ty cổ phần ROX Key Holdings đã tài trợ tu sửa lớp học, thư viện, quyên góp sách vở, đồ dùng học tập và trao học bổng cho các em học sinh.
Thu Nga
21:26 11/12/2024(Thanh tra) - Tính đến 10/12/2024, toàn tỉnh có 3.194 hộ nhà tạm, nhà dột nát có nhu cầu cấp thiết cần hỗ trợ xây dựng đảm bảo các tiêu chí; trong đó có 911 nhà sửa chữa, 1.066 nhà cần được hỗ trợ và 1.217 nhà cần xóa.
Trần Kiên
20:41 11/12/2024Hải Hà
20:22 11/12/2024Hải Hà
17:09 11/12/2024Trung Hà
15:05 11/12/2024PV
14:44 11/12/2024Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trung Hà