Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Chìm quá nhiều xuồng

Thứ ba, 25/02/2014 - 07:22

(Thanh tra)- Dân gian gọi “chìm xuồng” là vụ án, là vấn đề đang“nổi cộm” nay không thấy nhắc đến, không còn được xét xử nghiêm túc theo pháp luật hiện hành.

Còn cán bộ Nhà nước có trách nhiệm thì than thẳng thừng: Chìm quá nhiều xuồng!


Quả có vậy, nhiều năm gần đây, nhiều vụ việc bị tồn đọng trong điều tra, xét xử. Có người trong ngành còn công nhiên nói, bổ vào mặt những người có trách nhiệm: Tiền tấn, nó phang - thành nào chả đổ! Dự án nó muốn làm, nếu có tiền, đâu cũng xong! Đất dân, nó muốn lấy, lý sự nào, công nghiệp nào không thắng mấy “ông” nông nghiệp, nông thôn? Quốc hội có khi, cũng rủ nhau sửa luật, sửa lệ theo nó tất! Vậy là khái quát, vậy là cái lý của kẻ mạnh… Mọi thứ bàn bạc có khi “cho có”, cho vui!


Vì, có vụ thanh tra vào cản. Xác minh làm rõ đúng sai, là cản miếng ăn của nhóm lợi ích, của kẻ tham nhũng, chứ gì nữa? Làm theo đơn tố cáo, khiếu nại cũng vậy. Không dưng cơ quan Nhà nước, chính quyền cấp xã đến cấp huyện lại ngoảnh mặt làm ngơ trước nỗi oan của dân, trước các chứng cứ, chứng lý sờ sờ? Họ biết cả và giả vờ không biết! Dân kêu, dân xin không được mới tìm “đường chạy”… Lúc đó mới ăn, ăn bẫm, rủ nhau cùng ăn! Thế mà bỗng nhiên có đơn thư, và lại có “ông thanh tra” vào cản, một hai đưa lý ra, một hai đòi cách chức, bỏ tù… Thật là điên tiết! Thật là lỡ cả miếng ăn đến miệng! Nhưng luật là luật, không miễn trừ một ai. Vậy muốn không ở tù bóc lịch, không muốn cách chức, đuổi việc thì phải “chạy”. “Chạy” cho vụ việc ‘chìm xuồng”. Một vụ chìm, hai vụ chìm, nhiều vụ chìm… Vậy là thiên hạ “tá lả”: Còn đâu công lý nữa?


Thanh tra đổ cho điều tra, kiểm sát. Còn dân thì đổ cho tòa, đổ cho giám sát Quốc hội… Thành ra, không ai phải chịu trách nhiệm cả. Có ông ngu ngơ, xuề xòa đổ tại cơ chế. Thế cơ chế rơi trên trời xuống à? Cơ chế tạo thành luật, luật là do các cấp, các ngành tạo ra. Lấy ý kiến dân chủ, là bổ sung, là để tránh sai sót, chứ đâu phải để thay đổi tận gốc?  Việc “chìm xuồng”, việc “ngâm” vụ việc, vụ án có phải do luật đâu, kể cả việc chống tham nhũng chưa hiệu quả cũng đâu phải do luật pháp có vấn đề. Vấn đề là ở con người “biến tấu luật”, tu sửa luật, áp dụng luật… và “ăn theo luật”!


Chính vì thế ngành Thanh tra mới quanh năm náo động vì chạy theo các cuộc chống tham nhũng bằng “báo cáo”, bằng triển khai, bằng nhân rộng, bằng học tập kinh nghiệm… Người ta chất vấn thì mình phải trả lời. Hay dở đâu chưa biết, nhưng hình ảnh “cậu học trò” luôn bị ám ảnh, luôn bị cười chê. Làm được nhiều, được mạnh cũng không chắc được khen. Có anh suốt ngày chất vấn ngô nghê nhưng có ai lấy làm điều đâu, vì anh ta không có quyền thanh tra, kiểm tra, anh ta được tiếng nghèo và là người của công chúng. Vậy, sinh ra chức năng nó bó buộc con người… Có khi, dư luận lại nhất nhất cho rằng: Ngành không được chống tham nhũng “chay”! Phải vừa phát hiện ra sai phạm, vừa phải thu hồi tài sản cho Nhà nước, cho dân. Tuyệt đối không được để vụ án, vụ việc thất thoát tiền của. Chống tham nhũng mà không thu được tiền tham nhũng thì “công toi”. Không thu được tiền là “chay” rồi. Họ có biết đâu, thanh tra chỉ là anh tìm ra, phát hiện ra sai phạm, ra việc “tham nhũng”, nhưng thu hồi tiền, cách chức, kiểm điểm bỏ tù là việc của nhiều cơ quan, nhiều thủ trưởng… và ông nào cũng rất quan trọng. Điều đáng lưu ý là có khi cán bộ, lãnh đạo phòng, lãnh đạo cấp cục, cấp vụ tham nhũng đi tù nhưng lãnh đạo của họ lại “vô can”, có ông bà còn lên chức, thêm gạch… còn “đánh tiếng” để mấy ông thanh tra, kiểm tra đừng “xớ rớ” báo cáo cấp trên mà “thiệt thân”! Vậy thì “chay” với “tịnh” gì?


Chống tham nhũng với vụ việc “chìm xuồng” là 2 con đường ngược chiều nhau. Mong rằng, dư luận tạo điều kiện để ngành Thanh tra hoàn thành nhiệm vụ. Đầu năm mới vào đâu thông đó, có hiệu quả, bớt “chay tịnh” hơn!

Hoàng Trí

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Cao Bằng: 125 đơn vị nợ bảo hiểm gần 11 tỷ đồng

Cao Bằng: 125 đơn vị nợ bảo hiểm gần 11 tỷ đồng

(Thanh tra) - Theo thông tin từ Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Cao Bằng, tính đến hết tháng 11/2024, toàn tỉnh có 125 đơn vị, doanh nghiệp sử dụng lao động nợ BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 3 tháng trở lên với tổng số tiền trên 10,909 tỷ đồng.

Trung Hà

15:05 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm