Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Chánh ngữ

Thứ sáu, 15/03/2013 - 09:07

(Thanh tra)- Chánh ngữ là một điều tối quan trọng được nhắc đến nhiều trong văn hóa và triết học Phật giáo. Rằng, lời nói nhân ái, yêu thương và trách nhiệm sẽ luôn mang lại hạnh phúc cho con người. Và, phải cẩn trọng trước lúc phát ngôn, bởi “lời nói là đọi máu”, là con dao có thể giết chết tình cảm con người.

Người chánh niệm sẽ chánh ngữ, người chánh ngữ thường là người có chiều sâu tư duy và trí tuệ. Đôi lúc, con người tạo nghiệp, thậm chí nghiệp nặng cũng bởi không chánh ngữ. Dễ thường nhất, trong cuộc sống hằng ngày, ai cũng biết những lời nói đâm thọt, móc mé, cạnh khóe, xỏ xiên, những lời nói không thật lòng thì luôn gây ra những căng thẳng, muộn phiền, thậm chí mâu thuẫn nặng.

Nhẹ nhàng hơn, các cụ nhà ta xưa dạy con cái cũng bắt đầu từ lời ăn tiếng nói. Rằng, “chim khôn kêu tiếng rảnh rang, người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”. Trái lại, những phát ngôn phàm phu tục tử, những phát ngôn chợ búa, những phát ngôn thiếu suy nghĩ thì đương nhiên thuộc về người dại và những người ít học, thậm chí vô học. Còn lại dở “triết học” ra mà nói thì ngôn ngữ là cái vỏ của tư duy, vậy nên tư duy ở mức nào thì ngôn ngữ ở mức đó.

Phàm đã nói đến quan chức thì đương nhiên phải là những người có học, có văn hóa, vậy nên chánh ngữ đối với họ là đương nhiên, ăn nói có nghĩ, có suy cũng là điều  đương nhiên. Nhưng, trên thực tế vẫn có những sự thật đắng cay. Những phát ngôn gây choáng và gây sốc với quan chức, nếu lên mạng nhặt ra thì không thiếu, nhưng chỉ lấy vài ví dụ mơi mới để thấy chánh ngữ cần thiết thế nào đối với những người làm đầy tớ cho dân.

Còn nhớ, ông Bùi Quang Tiên, Vụ trưởng Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước, ngày 27/2, khi nói về vấn đề dân được lợi gì khi thu phí ATM của người dân, ông nói: "Người dân cũng được lợi là sẽ tỉnh ngộ ra rằng việc này phải mất phí. Ở nền văn minh lúa nước, chúng ta hưởng gió biển, khí trời quen rồi, bây giờ mất phí thì phải học quy trình thao tác cho tốt để đỡ trục trặc khi giao dịch trên máy ATM. Cũng phải cân nhắc rút tiền lúc nào phù hợp. Còn Chính phủ và ngân hàng hoan nghênh hưởng ứng việc này để bộ mặt kinh tế - xã hội đất nước thay đổi. Đó là lợi ích chung"! Sau phát ngôn này, quan chức trên đã phải xin lỗi.

Việc chưa qua, 1 Phó Cục trưởng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an, nhận định “có lẽ, một số PV bị thiểu năng”. Nguyên văn, Phó Cục trưởng mà giờ thành nổi tiếng và ai cũng biết tên, nói thế này: “Các PV đó có lẽ là thế nào đó, thiểu năng gì đó, có gì đó không hiểu thế nào là mũ giả, mũ rởm, mà cứ phải đưa ra bằng những lời lẽ, những giả thiết. Ở đây, 5 - 6 bộ đánh giá, ngoài ra 100% ý kiến của người dân cho rằng cứ rẻ là mua (biết là hàng giả vẫn mua), nhưng hiện các cơ quan chức năng vẫn làm được. Sau 15/4, những người này cũng nên đội mũ vài ba lần nữa, nhưng báo chí cũng nên hướng dư luận đúng như truyền hình làm rất tốt, đâu đó tôi lên mạng thấy thế này, thế kia cho không đúng vấn đề…”.

Và, thiết nghĩ cũng chẳng cần bình luận gì thêm, khi nhận định một ai đó, nhất là một giới mà chắc chắn là đầy chữ nghĩa như PV là thiểu năng thì hẳn Phó Cục trưởng nọ cũng phải xem lại mình, nhất là trong cái gọi là chánh ngữ để cho ngôn ngữ phải xứng với tư duy và đẳng cấp văn hóa ở một chức danh quan trọng mà mình đang nắm giữ. Có thể lỡ lời, nhưng ai không chánh ngữ thì chắc chắn sẽ không bao giờ thuộc về hàng ngũ của… những người khôn!

ThS Trần Ngọc Hà

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

ROX Key tiếp sức cùng em đến trường ở Chiềng Ban, Sơn La

ROX Key tiếp sức cùng em đến trường ở Chiềng Ban, Sơn La

(Thanh tra) - Đồng hành cùng em tới trường tại bản Chiềng Ban (Tú Nang, Yên Châu, Sơn La), Công ty cổ phần ROX Key Holdings đã tài trợ tu sửa lớp học, thư viện, quyên góp sách vở, đồ dùng học tập và trao học bổng cho các em học sinh.

Thu Nga

21:26 11/12/2024
Hoà Bình còn 3.194 nhà tạm, nhà dột nát

Hoà Bình còn 3.194 nhà tạm, nhà dột nát

(Thanh tra) - Tính đến 10/12/2024, toàn tỉnh có 3.194 hộ nhà tạm, nhà dột nát có nhu cầu cấp thiết cần hỗ trợ xây dựng đảm bảo các tiêu chí; trong đó có 911 nhà sửa chữa, 1.066 nhà cần được hỗ trợ và 1.217 nhà cần xóa.

Trần Kiên

20:41 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm