Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Cây xanh oằn mình chịu… chết

Thứ năm, 14/04/2011 - 13:47

(Thanh tra) - Chịu sức ép của quá trình đô thị hóa, khoảng xanh tại một số quận của TP. Hồ Chí Minh ngày càng bị thu hẹp. Những thủ phạm giấu mặt đã tìm nhiều cách để giết cây xanh như lợi dụng ban đêm đổ hóa chất, rót nước sôi vào gốc cây, hoặc bạo tay hơn là chặt hạ cây để lấy khoảng trống trước mặt tiền phục vụ kinh doanh dịch vụ.

Để lấp chỗ trống, đơn vị quản lý cây xanh đã buộc lòng phải thay thế bằng hai cây me con

Thực trạng đáng buồn

Gần 20 năm qua, hai hàng me xanh ven đường Võ Văn Tần dù được chăm sóc và bảo vệ nhưng đầu năm 2011, hai cây me đang xanh tốt trước nhà hàng Nhật Hạ có địa chỉ tại số 82 của tuyến đường này bỗng nhiên khô héo dần. Không lâu sau đó hai cây me này đã chết hẳn. Để lấp chỗ trống, đơn vị quản lý cây xanh đã buộc lòng phải thay thế bằng hai cây me con. 

Trao đổi với báo chí, ông Trần Bảo Long, Giám đốc Xí nghiệp cây xanh số 1 (Công ty Công viên Cây xanh TP. Hồ Chí Minh) bức xúc cho biết, hai cây me này đã sinh trưởng xanh tốt gần 20 năm qua. Me là loại thực vật có sức sống mãnh liệt nên không dễ dàng chết khô như vậy. Khi thấy hai cây me này bị khô dần, chúng tôi đã phối hợp với cán bộ đô thị phường 6, quận 3, tiến hành kiểm tra và phát hiện có kẻ giấu mặt đã đổ hóa chất vào hai gốc cây này. 

“Cây xanh bị xâm hại vì nhiều lý do như để tránh che lấp mặt tiền nhà, vì chủ nhà tin dị đoan phong thủy...”

Tình cảnh cây xanh bị đổ hóa chất cũng xảy ra với nhiều cây sọ khỉ, cây dầu tại các tuyến đường Nguyễn Chí Thanh, Nguyễn Tri Phương, Cộng Hòa, … Còn tại tuyến đường Nguyễn Văn Trỗi - Nam Kỳ Khởi Nghĩa, nhiều cây Long não mới trồng đã bị kẻ xấu chặt ngang thân để lấy trộm vỉ gang dưới gốc. Sau đó dù được trồng lại và có biện pháp bảo vệ nhưng mảng xanh tại tuyến đường này vẫn phát triển không đều và tiếp tục đối mặt với nguy cơ bị chặt phá. Số liệu của Khu quản lý giao thông đô thị số 1 cho thấy đến đầu tháng 4/2011 đã có hơn 30 cây xanh đã bị “sát hại” bằng cách đổ hóa chất, chặt gốc lấy vỉ gang, hoặc bị đẽo và lột vỏ cây.

Theo nhận định của nhiều cán bộ chuyên môn, Công ty Công viên Cây  xanh thì Quy hoạch phát triển cây xanh đô thị tại TP. Hồ Chí Minh đã xác định rõ tiêu chí trên các tuyến đường cứ cách 4 m sẽ có một cây xanh. Điều này giúp tăng mảng xanh đô thị, giúp giảm ô nhiễm khói bụi và tiếng ồn cho cộng đồng. Thế nhưng mật độ cây xanh này lại án ngữ mặt tiền của nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ. Do vậy, quá trình trồng cây trên các tuyến đường rất khó khăn, vì ngoài việc phải nhờ chính quyền địa phương hỗ trợ vị trí trồng cây phía trước các cơ sở dịch vụ thì cơ quan quản lý cây xanh vẫn phải căng mình bảo vệ từng cây xanh nhưng nhiều khi lực bất tòng tâm.

Vẫn khó xử ly

Để bảo vệ hệ thống cây xanh đô thị, Nghị định số 23/2009 của Chính phủ đã quy định rõ mức xử phạt hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ cây xanh, công viên và vườn hoa từ 500.000 đồng đến 5 triệu đồng và buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi. Tuy nhiên, cái khó là phải bắt quả tang thủ phạm có hành vi “sát hại” cây. Nhưng điều này là không khả thi vì lực lượng quản lý cây xanh mỏng trong khi những kẻ muốn “giết” cây xanh lại hành động trong bí mật. Chỉ đến khi cây xanh có dấu hiệu khô lá, chết dần thì mọi sự đã muộn. 

Chính vì vậy, vụ hai cây me bị chết trước nhà hàng Nhật Hạ cũng như vụ cây me bị đốn hạ trước nhà dân trên đường Sư Vạn Hạnh thì thủ phạm vẫn là nghi vấn có người đã làm chứ không xác định được danh tính cụ thể. Ngay cả khi lực lượng công an vào cuộc để điều tra thì tình hình vẫn không khả quan như việc nhiều cây sọ khỉ trên đường Tân Quý (quận Tân Phú) bị lột vỏ nhưng thủ phạm vẫn biệt tích. 

Cuối cùng một giải pháp trung dung cũng được nhiều cơ quan chức năng đề xuất là phát huy sự giám sát của cộng đồng để bảo vệ cây xanh. Hay nói như ông Lê Thành Quốc, Phó Trưởng Phòng Quản  lý đô thị quận 3 là cần phân cấp theo kiểu mảng xanh trên những tuyến đường chính nên giao cho Công ty dịch vụ công ích quận chịu trách nhiệm quản lý. Còn những mảng xanh nhỏ hơn trong khu dân cư hay ở các tiểu đảo thì do UBND các phường và người dân cùng nhau bảo vệ và chăm sóc. Hiện nay quận 3 đang thực hiện chủ trương xã hội hóa mảng xanh theo hướng sẽ vận động người dân cùng các doanh nghiệp trên địa bàn tự nguyện cùng nhau chăm sóc, đóng góp kinh phí để duy trì và phát triển thêm những mảng cây xanh đô thị.

Ngọc Giang

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Xây dựng tổ chức công đoàn lớn mạnh, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình cùng dân tộc

Xây dựng tổ chức công đoàn lớn mạnh, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình cùng dân tộc

(Thanh tra) - Nhằm khơi dậy tinh thần thi đua yêu nước, tạo không khí thi đua sôi nổi, động viên, khích lệ đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động cả nước ra sức phấn đấu, cống hiến, thiết thực chào mừng các sự kiện trọng đại của đất nước. Ngày 13/12, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang phát động thi đua năm 2025.

Nguyễn Điểm

16:01 13/12/2024
Ấn tượng chương trình ngày hội rèn luyện sức khỏe người cao tuổi Hà Nội

Ấn tượng chương trình ngày hội rèn luyện sức khỏe người cao tuổi Hà Nội

(Thanh tra) - Ngày 13/12/2024, tại Hà Nội đã diễn ra Ngày hội rèn luyện sức khỏe người cao tuổi Thủ đô năm 2023, với sự tham gia của gần 3.000 người cao tuổi đến từ khắp các quận, huyện Hà Nội. Chương trình do Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội phối hợp với Hội Sức khỏe ngoài trời người trung cao tuổi Hà Nội tổ chức, với sự đồng hành của Vinamilk và nhãn hàng sữa Sure Prevent Gold. Đây là sân chơi giúp người cao tuổi rèn luyện sức khỏe, khuyến khích phong trào tập luyện thể dục - thể thao trong cộng đồng.

Vân Trang

14:15 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm