Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 29/03/2011 - 09:25
(Thanh tra)- Báo Thanh tra online ngày 26/3/2011 đăng bài Cây dược liệu quý ở Cao Bằng “thần tốc”… vượt biên, phản ánh tình trạng thất thoát cây dược liệu (CDL) sang bên kia biên giới với số lượng lên đến 500.000 tấn/năm (10 triệu tấn trong vòng 20 năm). Để có câu trả lời thực tế, chúng tôi đã tìm đến huyện Thông Nông. Nhiều nơi ở thị trấn này đang diễn ra cảnh bán mua CDL sôi động khiến chúng tôi có cảm giác như đang ở một khu chợ phiên. Nơi đây chỉ chuyên một mặt hàng là CDL, cả gốc, ngọn, lẫn thân, cành - có thứ đã phơi khô, có thứ đang còn xanh lá đều được thu mua.
Tháng nào ở Thông Nông cũng có từ 2 - 3 xe tải thuốc được thu gom bán sang biên giới
Mỗi huyện có từ 5 - 10 điểm thu mua lớn
Trên con đường dẫn vào khu vực chợ thị trấn Thông Nông (huyện Thông Nông), chúng tôi gặp nhóm phụ nữ hăm hở gùi những bó CDL to. Hỏi sao không phơi khô, mấy người phụ nữ hồn nhiên bảo, chẳng cần phơi, cứ nhổ từ rừng về là đem bán ngay!
Nghĩ chúng tôi là “cán bộ” được Nhà nước cử đi tìm mua CDL, người dân quanh chợ thị trấn nói rằng, cây thuốc ở Thông Nông “họ” (thương lái bên Trung Quốc) đặt hàng thu gom hết. Dân vùng cao chỉ cần gùi, cõng thuốc xuống giao các điểm tập kết, đủ vài xe tải phía bên Trung Quốc sẽ cho người sang lấy. Theo lời người dân, chỉ riêng tại thị trấn Thông Nông, tháng nào cũng có ít nhất từ 2 - 3 xe tải cây thuốc được thu gom đưa sang biên giới. CDL thậm chí không cần phơi khô vẫn được thương lái thu gom vì như lời họ nói “trước sau gì mà cây chả phải khô!”.
Tại các huyện: Phục Hòa, Thạch An, Trùng Khánh, Quảng Uyên, Hà Quảng, Trạ Lĩnh…, cảnh khai thác “tận diệt” CDL bán với giá của “cỏ khô” cũng diễn ra sôi động từ hàng chục năm nay.
Hội Đông y tỉnh Cao Bằng (HĐYCB) đưa ra những con số rất đáng lo ngại: Gần 20 năm qua, người dân Cao Bằng khai thác CDL khô và tươi với tốc độ “thần tốc”. Khoảng 10 triệu tấn CDL đã bị bán sang bên kia biên gới với giá rẻ mạt. Uớc tính hàng năm có 500.000 tấn CDL dạng thô (trong đó có nhiều CDL đặc biệt quý hiếm) “vượt biên” sang Trung Quốc. CDL còn ở dạng thô thất thoát hàng năm chỉ vào khoảng vài nghìn tỷ đồng, nhưng khi được chế biến, nó sẽ có giá trị gấp từ 10 đến vài chục lần.
Theo ông Hoàng Văn Bé, Chủ tịch HĐYCB, rất nhiều CDL quý ở Cao Bằng như thất diệp chi hoa, hoàng đằng, ba kích, bình vôi, thanh thiên quỳ đang đứng trước nguy cơ bị xóa sổ do cách khai thác “vừa tận diệt, vừa tận thu” của người dân.
Nguyên nhân của tình trạng khai thác bừa bãi CDL bắt đầu từ những năm 1980. Do ảnh hưởng của cơ chế thị trường, Cty Dược phẩm Cao Bằng cũng như các Cty dược trong nước lúc bấy giờ thi nhau chuyển sang kinh doanh thuốc tân dược dẫn đến tình trạng thu mua, chế biến dược liệu bị quên lãng. Trong khi đó, nhu cầu thị trường CDL ở Trung Quốc lại rất sôi động (hàng năm sử dụng trên 1 triệu tấn) nên họ thu mua một cách ồ ạt.
Thời điểm thu mua dược liệu có thể quanh năm tuỳ từng loại cây thuốc, nhưng tập trung cao điểm nhất là 6 tháng cuối năm đến giáp Tết Nguyên đán. Hình thức thu mua phong phú và đa dạng - từ nhỏ lẻ, qui mô đến tổ chức hẳn các điểm thu mua lớn trên các địa bàn. Có giai đoạn ở Cao Bằng, chỗ nào cũng gặp điểm thu mua. Trung bình mỗi huyện có từ 5 - 10 điểm thu mua qui mô lớn và… vô số điểm thu mua nhỏ lẻ tại các làng bản. Mọi cây thuốc, con vật có thể làm thuốc như: Sa nhân, bảy lá một hoa, ô đầu phụ tử, kim anh, tam thất đến rắn, ếch, ba ba, tắc kè, kê nội kim… đều được thu mua.
Tiếp tục “đội nón” ra đi cho đến khi cạn kiệt!
Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện số lượng thu gom CDL quý ở Cao Bằng có giảm, nhưng đấy là con số giảm rất đáng lo ngại, vì theo ông Hoàng Văn Bé, điều này cũng đồng nghĩa với việc CDL ở Cao Bằng chẳng còn bao nhiêu nữa - nếu không muốn nói là đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. “Trước đây các lương y có thể hái được nguyên liệu làm thuốc xung quanh nhà, cây thuốc quý mọc rất nhiều, nhưng đến nay, tìm khắp vùng hoặc cả khu rừng đã không tìm thấy bóng dáng của chúng nữa. Ví dụ như cây kim tuyến, thanh thiên quỳ, trước đây có nhiều ở rừng Nguyên Bình, Hoà An thì nay đi tìm cả ngày may ra được khoảng chục cây. Nếu không tổ chức tốt công tác bảo tồn thì việc xoá sổ những cây thuốc quý trên đất Cao Bằng sẽ rất gần”.
10 triệu tấn CDL của tỉnh miền núi Cao Bằng đã “thần tốc”… vượt biên trong vòng 20 năm là một con số thực sự đáng báo động. Tuy nhiên, nhiều đại biểu là những người tâm huyết trong lĩnh vực Đông y tham gia cuộc Hội thảo “Bảo tồn và Phát triển bền vững nguồn tài nguyên Cây thuốc ở các tỉnh miền núi phía Bắc, Việt Nam” (tổ chức tại thị xã Cao Bằng ngày 24, 25/3 vừa qua) đều băn khoăn về vai trò của các cấp chính quyền, ngành chức năng cũng như yếu tố pháp lý giúp ngăn chặn hiệu quả tình trạng CDL dạng thô xuất bán ồ ạt sang biên giới…
Trao đổi với chúng tôi xung quanh câu chuyện làm gì để bảo tồn CDL ở Cao Bằng, Chủ tịch HĐYCB Hoàng Văn Bé thừa nhận một thực tế mà giới đông y cả nước có tâm huyết đến mấy cũng chẳng thể thay đổi được tình hình: Công tác quản lý dược liệu của tỉnh từ trước đến nay chỉ thực hiện thu phí với mặt hàng lâm sản phụ do ngành Kiểm lâm quản lý; có một số cây thuốc qui định là hàng hoá được xuất nhập khẩu do Hải quan phụ trách. Còn khâu trung gian quản lý về khai thác, kinh doanh và sử dụng cây, con làm thuốc (gọi chung là dược liệu) tỉnh Cao Bằng chưa phân công cụ thể cơ quan nào trực tiếp quản lý và cấp giấy phép.
Thực tế này là “cánh cửa” đủ lớn để CDL quý ở Cao Bằng tiếp tục “không cần đội nón” mà vẫn ra đi, cho đến khi thực sự không còn gì.
Thanh Tùng - Hoài Thanh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.
Bùi Bình
20:22 13/12/2024(Thanh tra) - Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn diễn ra chiều 13/12, các đại biểu HĐND tỉnh khóa XVIII đã chất vấn Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Sỹ Nghiêm để làm rõ tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Văn Thanh
20:09 13/12/2024Trung Hà
19:50 13/12/2024Thái Hải
19:48 13/12/2024Phương Anh
19:32 13/12/2024Thái Hải
19:16 13/12/2024Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải
Bùi Bình