Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Cần thay đổi phương thức truyền nghề

Thứ năm, 15/09/2011 - 23:07

(Thanh tra)- Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, hiện nay cả nước có 2.790 làng nghề với trên 11 triệu lao động, tuy nhiên chỉ có 12,3% số lao động trong các làng nghề đã qua đào tạo. Phần lớn đào tạo vẫn còn theo phương thức cầm tay chỉ việc hoặc tổ chức những lớp học ngắn ngày cho con em địa phương, rất ít làng nghề tổ chức bài bản, do đó hiệu quả đào tạo chưa cao.

Phần lớn người lao động được đào tạo vẫn theo phương thức cầm tay chỉ việc

Cùng với đó, nhiều làng nghề truyền thống thiếu đội ngũ thợ lành nghề, thợ tạo mẫu và đa số lực lượng lao động có trình độ văn hóa, trình độ thẩm mỹ thấp. Hầu hết chủ hộ sản xuất ở các làng nghề chưa được đào tạo về quản trị kinh doanh và thiếu kiến thức về kinh tế thị trường. Phó Chủ tịch, kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Làng nghề Việt Nam Lưu Duy Dần cho biết, lâu nay, việc dạy nghề vẫn còn mang tính phong trào, không sát với thực tế làng nghề, gây lãng phí lớn. Trong đó, hạn chế lớn nhất là chưa điều tra rõ nhu cầu học nghề nên chưa thu hút được học viên tham gia. Ông Lưu Duy Dần dẫn chứng: Hà Nội mặc dù là địa phương có số làng nghề đứng đầu cả nước, song việc đào tạo lao động vẫn lúng túng và chưa hiệu quả. Trong đó, nhiều làng nghề truyền thống có yếu tố văn hóa, nghệ thuật cao như nón Chuông, đèn lồng Vác (Thanh Oai), nhạc cụ dân tộc Đào Xá (Ứng Hòa)… nhưng chưa được quan tâm nghiên cứu để có hướng đào tạo lao động phù hợp.

Ông Phan Minh Doanh, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề dệt Phùng Xá, huyện Mỹ Đức, Hà Nội cho biết: Toàn xã có khoảng 4.500 lao động làm nghề dệt, các sản phẩm khăn mặt, màn… được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, việc dạy nghề vẫn còn nhiều hạn chế. Hình thức truyền nghề chủ yếu là cha truyền cho con, con truyền cho cháu. Trước đây dạy theo cách làm thực tế, nay đã có giáo án nhưng còn thô sơ, thiếu bài bản.

Theo TS. Nguyễn Can, Phó trưởng Ban Dự án Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, yêu cầu của truyền nghề thủ công truyền thống là rất lớn, nhưng thực tế những năm qua, chúng ta làm được không nhiều. Phương pháp truyền nghề trực tiếp từ thế hệ này sang thế hệ khác tốn ít kinh phí, nhưng lại có nhược điểm là thiếu sự chuẩn xác, thiếu đóng góp hoàn thiện của tập thể. Mỗi nghệ nhân truyền theo một kiểu nên dẫn đến sự không thống nhất. Hơn nữa, do không có sách vở nên nếu công việc không ổn định, nguy cơ bị thất truyền nghề là rất cao.

Đào tạo lao động làng nghề là một trong những việc làm quan trọng nhằm bảo tồn và phát triển làng nghề, nâng cao thu nhập cho người dân; đồng thời, góp phần thực hiện thành công mục tiêu đào tạo 1 triệu lao động mỗi năm trong Đề án 1956 của Chính phủ. Để nâng cao hiệu quả của công tác trên, nhiều ý kiến cho rằng, cần thay đổi phương thức truyền nghề. Trong đó, chú trọng tới việc xây dựng chương trình, giáo án giảng dạy một cách bài bản, khoa học, ứng dụng công nghệ hiện đại vào đào tạo; tăng cường trang thiết bị, nâng cao chất lượng cơ sở dạy nghề.

Bên cạnh đó, với sự phát triển mạnh của các làng nghề và các doanh nghiệp sản xuất mỹ nghệ truyền thống hiện nay, nhu cầu nhân lực kỹ thuật, đặc biệt là thợ lành nghề bậc cao rất lớn. Để đáp ứng được nhu cầu đó, các địa phương cần lập quy hoạch phát triển làng nghề, điều tra, tổng hợp nhu cầu nguồn nhân lực của địa phương để xây dựng kế hoạch đào tạo phù hợp. Theo ông Lưu Duy Dần, đào tạo nghề phải bảo đảm cho người lao động sống được với nghề, làm giàu bằng nghề mới là lý tưởng… Ngoài ra, đào tạo nghề ở nông thôn không thể không chú trọng việc phát triển các ngành nghề thủ công, nhất là thực hiện Chương trình mỗi làng, một nghề đang được triển khai. Nhưng hiện nay, một số làng nghề truyền thống đang có nguy cơ mai một, vì người lao động không thiết tha với nghề, bỏ đi nơi khác kiếm việc để có thu nhập cao hơn. Do đó, việc đào tạo nghề thủ công, trong đó đặc biệt là thủ công mỹ nghệ cho lao động nông thôn là hết sức cấp thiết. Nếu có sự tham gia của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp thì việc đào tạo này sẽ có điều kiện triển khai, đem lại những kết quả thiết thực và đáp ứng đúng yêu cầu của người lao động.

Phương Anh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm