Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 25/04/2011 - 11:18
(Thanh tra) - Dù đã thực hiện rất nhiều chiến dịch, nhiều hoạt động nhằm giảm thiểu tối đa tình trạng trẻ em lang thang tại các đô thị. Nhưng với những số liệu thống kê mới nhất từ Sở LĐ - TB & XH TP. Hồ Chí Minh lại cho thấy tình trạng hồi gia cho các em là điều... khó.
Cụ bà Lữ Thị Lệ Nương đang dạy em nhỏ làm toán trong một lớp học tình thương của tại phường Tân Thuận Tây, quận 7, TP. Hồ Chí Minh
Nghiệt ngã số phận
Khảo sát mới đây của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP. Hồ Chí Minh, hiện có trên 10.000 trẻ lang thang không nhà, không nơi nương tựa đang tự lang thang kiếm sống, nhiều nhất vẫn là các em đến từ miền Trung. Trong đó, hơn 5.000 em không biết chữ hoặc bỏ học. Khoảng 30% số trẻ là bé gái với những nguy cơ bị lạm dụng tình dục cao…
Cuộc sống của phần lớn những đứa trẻ phải sống và bám víu vào lề đường đều có tuổi thơ là những chuỗi ngày không êm ả, sẽ rất dễ “nhúng tràm” bởi công cuộc mưu sinh. Trò chuyện với chúng tôi, em Trần Khải Hưng, 8 tuổi, quê Hưng Yên, sống lang thang góc đường Hàm Tử bằng nghề lượm mót trái cây ở chợ cho biết, em sống như thế này đã hơn 1 năm. Một năm trước em sống ngoài lề đường cùng mẹ. Nhưng mẹ em mất vì bệnh nên hơn năm qua em chỉ còn lại một thân một mình và tự thân kiếm sống.
Những thiệt thòi và thiếu thốn của bản thân đôi lúc khiến cậu bé cũng mơ được biết mặt cha mình một lần, mơ được một bữa ăn ngon và mơ được cắp sách đến trường như bao cậu bé cùng trang lứa. Tuy nhiên, quà tặng hào phóng nhất của vỉa hè dành cho Hưng và những đứa trẻ khác chẳng gì khác ngoài sự cơ cực, buồn đau, nhục nhã để rồi từ đó tôi rèn lên trong từng đứa trẻ một sự gan lì.
Còn nhớ cách đây không lâu, cái chết thương tâm của cậu bé xiếc nhí phục vụ các quán nhậu khuya nơi vỉa hè tại Q.3 làm nhiều người giật mình vì những hiểm nguy luôn rình rập nơi hè phố. Cậu bé ấy không có lỗi trong cái chết của mình, dĩ nhiên, chỉ có những người đẩy cậu ra đường mới có lỗi. Mà có khi, họ cũng không còn sự lựa chọn nào khác ngoài chuyện buộc phải đẩy con em mình ra đường. Chọn hè phố để mưu sinh, chấp nhận với những điều luật riêng của vỉa hè, là một nghiệt ngã mà biết bao đứa bé phải chấp nhận.
Cần những sẻ chia
Giải quyết những thực trạng này, ông Nguyễn Văn Buồm, Trưởng phòng Nghiên cứu Phát triển nguồn nhân lực trẻ, Viện Nghiên cứu Thanh niên cho rằng, việc tổ chức các lớp học cho trẻ đường phố một cách hiệu quả nhất trong việc níu kéo các em về với đúng bản chất của mình.
Điều phối viên chương trình chăm sóc trẻ em đường phố Thảo Đàn Trần Tuyết Mai, người đã có thâm niên 20 năm làm việc với trẻ đường phố cho biết, trẻ lang thang phần lớn đều rất khó tiếp cận. Chúng luôn tạo ra cho mình “bộ dạng xù xì” để rồi không cần sự giúp đỡ, sẻ chia từ cộng đồng.
Từ những thực tế mà bà Mai chia sẻ, cho thấy việc đưa trẻ lang thang về hoà nhập với cộng đồng là điều khó khăn, vì đa số các em cho dù đã rời bỏ cuộc sống lang thang, nhưng lỗi lầm của quá khứ vẫn chưa từ bỏ chúng.
Quá khứ là một điều không thể ai cũng dễ dàng quên đi, mà các em lại là trẻ vị thành niên nên sự tổn thương rất lớn. Khi các em đã trở về với gia đình với xã hội thì việc rơi vào những lỗi lầm trước đây là khó tránh khỏi. Đây là vấn đề gây nhiều khó khăn cho các em và cả xã hội, mặc dù hiện nay có khá nhiều chính sách trợ giúp cho trẻ đường phố trong cuộc sống nhưng hiệu quả sau khi triển khai các chương trình thì chưa cao.
Bà Ninh Thị Hồng, Ủy viên Thường vụ Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam cũng trăn trở: “Tình trạng trẻ bụi đời đã đến mức báo động cả về số lượng lẫn mức độ nghiêm trọng của những hậu quả kéo theo sau đó”. Còn theo các chuyên gia tâm lý, để giải quyết thực trạng ngày càng nhiều trẻ bụi đời sống lang thang trên đường phố thì cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giúp mọi người hiểu và không nên có thái độ, cách ứng xử kỳ thị với các em. Bởi hơn bao giờ hết, dù các em có lầm lỗi gì đi chăng nữa, dù tỏ ra “gai góc” như thế nào đi chăng nữa các em vẫn cần những tấm lòng, vẫn cần những chỗ nương tựa trong tình thương con người.
Theo bà Tuyết Mai, hãy chấp nhận các em khi các em đã trở về với cuộc sống. Vì ngay lúc này mọi người có cái nhìn đúng đắn thì phạm vi và bản chất của những vấn đề đang gây ảnh hưởng đến xã hội nói chung và từng trẻ em nói riêng vẫn còn có thể ngăn chặn được.
Anh Tú
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Nhằm khơi dậy tinh thần thi đua yêu nước, tạo không khí thi đua sôi nổi, động viên, khích lệ đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động cả nước ra sức phấn đấu, cống hiến, thiết thực chào mừng các sự kiện trọng đại của đất nước. Ngày 13/12, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang phát động thi đua năm 2025.
Nguyễn Điểm
16:01 13/12/2024(Thanh tra) - Ngày 13/12/2024, tại Hà Nội đã diễn ra Ngày hội rèn luyện sức khỏe người cao tuổi Thủ đô năm 2023, với sự tham gia của gần 3.000 người cao tuổi đến từ khắp các quận, huyện Hà Nội. Chương trình do Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội phối hợp với Hội Sức khỏe ngoài trời người trung cao tuổi Hà Nội tổ chức, với sự đồng hành của Vinamilk và nhãn hàng sữa Sure Prevent Gold. Đây là sân chơi giúp người cao tuổi rèn luyện sức khỏe, khuyến khích phong trào tập luyện thể dục - thể thao trong cộng đồng.
Vân Trang
14:15 13/12/2024Đức Tài
11:04 13/12/2024Chính Bình
11:00 13/12/2024N. Phê
10:24 13/12/2024T.Thanh
Thái Hải
PV
Lâm Ánh
Thanh Giang
P. B
Thu Huyền
Nguyễn Điểm
Nam Dũng
Trần Quý
Chính Bình
Trung Hà