Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 16/12/2013 - 08:51
(Thanh tra) - Bất chấp kỳ vọng về việc “trả lại tên” cho các mặt hàng sữa sẽ giúp bình ổn giá sản phẩm này, thị trường sữa vẫn chuẩn bị cho đợt tăng giá mới!
Sau nhiều tháng tranh cãi về tên gọi cho sữa, bỏ mặc doanh nghiệp (DN) nhập khẩu, phân phối “làm giá”, từ ngày 20/11, các loại sữa nhập cho trẻ dưới 36 tháng tuổi, sữa và các sản phẩm dinh dưỡng có chứa sữa động vật dưới dạng bột, hoặc dạng lỏng sử dụng cho trẻ dưới 6 tuổi… đều được đưa vào diện hàng bình ổn giá và buộc phải kê khai với Bộ Tài chính khi điều chỉnh giá. Tuy nhiên, bất chấp các chế tài quản lý, sữa vẫn tăng giá.
Từ tháng 12/2013, Abbott sẽ tăng giá 3% tất cả sản phẩm sữa, thực phẩm dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung... Abbott chiếm thị phần khá lớn trong các hãng sữa nhập khẩu. Giá một số sản phẩm dinh dưỡng đặc biệt cũng khá cao, như Pediasure: 570.000 đồng/hộp 900g và 980.000 đồng/hộp 1.700g, Ensure: 660.000 đồng/hộp 900g... Như vậy, với mỗi hộp sữa loại 900g trở lên, giá sẽ tăng 15.000 - 30.000 đồng, tùy loại. Tuy, mức tăng không “khủng” như những lần trước nhưng nhiều loại sữa nhập đã giữ ở mức khá cao nên việc sữa tăng giá sẽ tác động không nhỏ đến túi tiền của người tiêu dùng.
Dù đã được đưa vào danh mục hàng hóa phải kê khai giá từ năm 2007 nhưng có thống kê cho thấy, giá sữa đã tăng khoảng 30 lần trong 6 năm. Như vậy, trung bình cứ hơn 2 tháng, giá sữa lại tăng 1 lần! Chuyện quản lý giá sữa suốt một thời gian dài chẳng khác nào “ném đá ao bèo”. Song, rõ ràng nếu loại trừ các yếu tố bên ngoài như giá nguyên liệu, tỷ giá, chi phí kinh doanh… thì đa phần những lần tăng giá sữa đều là do DN lợi dụng kẽ hở của pháp luật, nhất là với sữa nhập khẩu.
Thông tư 104/2008 của Bộ Tài chính đã quy định trong vòng 15 ngày liên tục, sữa không được tăng giá 20% nhưng hiện nay, DN thường để sau khoảng thời gian này mới tăng giá. Vì vậy mà liên tục nhiều năm, giá sữa tăng vài lần mỗi năm nhưng các cơ quan quản lý không thể kiểm soát được. Đây chính là kẽ hở của quy định về quản lý giá, không đơn thuần do nguyên nhân sữa thay đổi tên gọi.
Hiện nay, khi các quy định kiểm soát giá sữa đã có hiệu lực, nhiều chuyên gia kinh tế nói, đây vẫn là biện pháp hành chính, chưa phải giải pháp thị trường.
Thực tế đã có rất nhiều công cụ để kiểm soát giá sữa, cũng như hoạt động kinh doanh sữa. Đội ngũ thương vụ Việt Nam ở nước ngoài, các cơ quan Hải quan… đều có thể cung cấp bảng tổng hợp giá sữa tại các nước, từ đó có thể so sánh và tìm ra sự bất hợp lý của giá sữa ở ta. Vấn đề là các cơ quan quản lý Nhà nước sử dụng những công cụ đó thế nào. Thị trường sữa cần được quản lý bằng những giải pháp mang tính thị trường, chứ không phải chỉ là kê khai giá.
Đã có nhận xét rằng, Thông tư 30 về quản lý giá sữa có hiệu lực, sẽ kiểm soát được phần nào giá cả do hạn chế việc kê khai bất hợp lý của DN. Tuy nhiên, phần lớn nhất trong cơ cấu giá hiện nay chưa được kiểm soát đến nơi đến chốn là giá nhập khẩu.
Giá nhập khẩu không được đối chiếu, so sánh với các nước cùng khu vực là bất cập trong quản lý. Như thế, sắp tới, khi siết khâu bán lẻ thì giá sữa sẽ có khả năng loạn ở khâu nhập khẩu do không kiểm soát được đầu vào.
Câu chuyện sữa nước đóng chai 237ml Ensure Gold Vigor của Abbott - Mỹ do Công ty 3A phân phối đang “tố khổ” sữa nước đóng chai 237ml Ensure Nutrition Shake do Công ty Song Nam nhập khẩu phân phối, tự nó cho thấy, những vấn đề của… sữa. Trong lúc cùng là Ensure 237ml của Abbott - Mỹ, hiện giá thị trường của Ensure Gold Vigor 42.000 - 45.000 đồng/chai, thì Ensure Nutrition Shake chỉ 32.000 - 35.000 đồng/chai. Và giá của Ensure Nutrition Shake tại Mỹ ngày 09/12 là 19,97 USD/thùng 16 chai, quy đổi theo tỷ giá 21.150 đồng thì chỉ tương đương 26.400 đồng/chai.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.
Bùi Bình
20:22 13/12/2024(Thanh tra) - Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn diễn ra chiều 13/12, các đại biểu HĐND tỉnh khóa XVIII đã chất vấn Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Sỹ Nghiêm để làm rõ tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Văn Thanh
20:09 13/12/2024Trung Hà
19:50 13/12/2024Thái Hải
19:48 13/12/2024Phương Anh
19:32 13/12/2024Thái Hải
19:16 13/12/2024Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải
Bùi Bình