Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ bảy, 19/10/2019 - 09:54
Qua vụ việc nước sinh hoạt bốc mùi này, phải thay đổi phương thức quản lý các công ty, tổ chức kinh doanh các mặt hàng đặc biệt, trong đó có nước sạch
Dân chung cư tại quận Hoàng Mai xếp cả hàng dài chờ xin nước sinh hoạt (ảnh: Tuổi trẻ)
Đến hôm nay, sau hơn 10 ngày, gần 7 vạn người dân Hà Nội vẫn đang phải chịu ảnh hưởng nặng nề từ sự cố nước sinh hoạt bốc mùi. Cuộc sống của người dân bị đảo lộn, chi phí sinh hoạt gia tăng. Trong thời gian này, đã có hiện tượng nhiều người bị đau bụng, bệnh ngoài da và người dân không khỏi lo lắng liệu việc nước bố mùi, có chứa hàm lượng styren cao gấp 1,3 đến 3,65 lần bình thường có phải là nguyên nhân?
Đến thời điểm này, sau hơn 10 ngày xảy ra việc nước sinh hoạt bốc mùi, nhiễm độc, hàng vạn người dân vẫn chưa có nước sạch để dùng. Cách đây 3 hôm, (16/10), Công ty cổ phần đầu tư nước sạch sông Đà (Viwasupco) đã có thông báo tới khách hàng về việc cấp nước trở lại nhưng khuyến cáo “chỉ nên dùng nguồn nước này để tắm giặt”.
Mặc dù mới đây TP Hà Nội đã chỉ đạo cung cấp nước miễn phí nước sạch cho người dân, nhưng ở nhiều khu chung cư, người dân chờ đợi thâu đêm hoặc nghỉ làm để “xin” nước sạch từ xe téc, nhưng khi đưa được nước về nhà, họ lại phải đổ đi vì nước có mùi tanh, váng đục, còn bẩn hơn cả “nước bẩn” được khuyến cáo không dùng.
Truy nguồn gốc những chiếc xe chở nước, nhiều lái xe thú nhận xe này được dùng để chở nước tưới cây, rửa đường, giờ được huy động vào việc chở nước sạch để cung cấp cho người dân.
Như vậy, đến thời điểm này, dù Công ty cổ phần đầu tư nước sạch sông Đà đã cấp nước trở lại nhưng nhiều người dân vẫn phải tự xoay sở để có nước sạch cho việc ăn uống, sinh hoạt hàng ngày.
Hàng vạn người dân không khỏi bức xúc, mong nhận được lời hồi đáp từ chính quyền và Công ty cổ phần đầu tư nước sạch sông Đà là đến bao giờ, họ mới có nguồn “nước sạch” thực sự để ăn uống, sinh hoạt. Bởi thêm một ngày chờ đợi là thêm lo lắng, bất an và người dân phải gánh chịu rất nhiều hệ luỵ phát sinh từ đây, chi phí để mua nước dùng cho ăn uống gia tăng, lo lắng về bệnh tật phát sinh, sức khoẻ không được đảm bảo, đảo lộn cuộc sống sinh hoạt của gia đình, việc học hành của con cái…
Điều người dân lo ngại nhất là sau hơn một tuần phải dùng nước bốc mùi, có chứa hàm lượng styren cao gấp 1,3 đến 3,65, sức khoẻ của họ sẽ như thế nào không chỉ là hiện tại mà còn về lâu về dài? Ai, cơ quan nào sẽ có trách nhiệm về việc này?
Người dân cũng không khỏi lo lắng với anh ninh lỏng lẻo như hiện nay, trước khi phát hiện sự cố dầu thải ở Công ty cổ phần đầu tư nước sạch sông Đà, liệu trước đó có ai dám khẳng định là không xảy ra những chuyện tương tự, nếu chất thải không có mùi và màu?
Và sau khi đã khắc phục sự cố này, với an ninh nguồn nước như vậy, liệu sau này có xảy ra những sự cố tương tự hoặc nghiêm trọng hơn? Người dân rất cần câu trả lời và sự vào cuộc mạnh mẽ của chính quyền Hà Nội để họ không phải luôn sống trong sự lo lắng, bất an.
Đến thời điểm này, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự số 11/QĐ-CSĐT về tội gây ô nhiễm môi trường theo quy định tại điều 235 Bộ luật Hình sự và đã tiến hành bắt giữ 2 đối tượng, đồng thời truy bắt đối tượng còn lại liên quan đến vụ đổ trộm dầu thải vào nguồn nước sạch Sông Đà.
Dư luận cũng mong sớm có lời giải đáp trong việc tìm ra nguyên nhân cuối cùng của vụ việc. Công ty cổ phần đầu tư nước sạch sông Đà có thực sự là nạn nhân và cá nhân, tổ chức nào đứng sau vụ việc này, có mục đích, động cơ gì? Cần nghiêm trị những kẻ chủ mưu, đồng thời răn đe những kẻ manh nha có mục đích xấu, coi thường và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ, tính mạng của hàng vạn người dân Thủ đô.
Trong sự việc này, dù Công ty cổ phần đầu tư nước sạch sông Đà dù có là nạn nhân của những mục đích xấu đi chăng nữa, thì Viwasupco cũng không thể chối bỏ trách nhiệm trước hàng vạn người dân. Bởi công ty này là đơn vị cung cấp nước sạch đến người dân, người dân đã có hợp đồng “dùng nước sạch” và trả tiền đầy đủ, thì khi bên nào không thực hiện đúng hợp đồng, bên đó phải có trách nhiệm xin lỗi và bồi thường cho bên còn lại, không có chuyện vô can.
Qua sự việc này, cũng nên đặt ra vấn đề về quản lý đối với các công ty, tổ chức kinh doanh các mặt hàng đặc biệt trong đó có nước sạch, để tránh có sự độc quyền, cát cứ. Không thể để khi xảy ra sự cố, hàng vạn, thậm chí hàng triệu người dân bị ảnh hưởng nặng nề, biết nguồn nước là “bẩn” nhưng vẫn phải dùng vì không còn cách nào khác. Trong khi bất cứ mặt hàng nào, nếu không tốt, không đảm bảo chất lượng, người dân hoàn toàn có thể thay đổi bất cứ lúc nào.
Mỗi câu hỏi của người dân, rất cần có sự trả lời thấu đáo từ chính quyền Hà Nội, các cơ quan liên quan và Viwasupco, không để người dân sống giữa thủ đô văn minh lại phải chịu những chuyện đau lòng như sự cố vừa qua./.
Theo An An/VOV.VN
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.
Bùi Bình
20:22 13/12/2024(Thanh tra) - Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn diễn ra chiều 13/12, các đại biểu HĐND tỉnh khóa XVIII đã chất vấn Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Sỹ Nghiêm để làm rõ tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Văn Thanh
20:09 13/12/2024Trung Hà
19:50 13/12/2024Thái Hải
19:48 13/12/2024Phương Anh
19:32 13/12/2024Thái Hải
19:16 13/12/2024Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải
Bùi Bình