Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Bom hẹn giờ nguy hiểm

Chủ nhật, 27/03/2011 - 17:25

(Thanh tra) - Để đấu tranh với các loại gas dởm trên thị trường TP. Hồ Chí Minh, các cơ quan chức năng đã mất nhiều công sức kiểm tra, xử phạt nhưng tình trạng sang chiết gas lậu vẫn tràn lan.

Những bình gas chính hãng này sẽ bị hoán cải thành thương hiệu khác

Loạn gas giả

Mới đây, Đội Cảnh sát Điều tra Tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Công an quận Bình Thạnh kiểm tra điểm chứa gas 54F Ngô Tất Tố, phường 22, quận Bình Thạnh và phát hiện nơi đây đang sản xuất gas dỏm. Tại hiện trường có 6 bình gas thành phẩm (loại bình 12 kg và 13 kg) đều thiếu trọng lượng, mỗi bình gas 12 kg nhưng khi kiểm tra chỉ còn 4,5 kg - 6 kg/bình. Ngoài gas thiếu trọng lượng, cơ quan chức năng còn thu giữ 50 kg tờ rơi dùng để thông tin khuyến mại,  gần 1.000 nút nhựa đầu van, màng co, tem chống giả của nhiều nhãn hiệu gas quen thuộc trên thị trường đều là đồ giả.

Đầu tháng 03/2011, Đội Cảnh sát Điều tra Tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ Công an quận 12 phát hiện ba vụ vận chuyển, tàng trữ gas trái phép, thu giữ hơn 200 bình gas mang nhãn hiệu của hơn 10 hãng gas khác nhau, hơn 2.000 tem chống giả, 3.000 màng co, hàng trăm ron, nắp nhựa.. Các công ty kinh doanh gas đều xác nhận những bình gas nói trên bị chiếm dụng để phục vụ việc sang chiết và kinh doanh trái phép, tất cả tem chống giả, niêm màng co chụp trên đầu van bình gas đều giả mạo. 

Sau nhiều ngày theo dõi, lực lượng chống hàng giả QLTT TP. Hồ Chí Minh cũng phát hiện tại Nhà máy Đông Phương (thuộc Công ty CP SX-TM-DV Cơ khí Đông Phương, KCN Nhị Xuân, huyện Hóc Môn) nhiều lượt xe tải chở vỏ bình của nhiều nhãn hàng gas đưa vào đây. Đội QLTT huyện Hóc Môn kiểm tra nhà máy này và phát hiện khoảng 2.000 vỏ bình gas của hàng chục loại gas đã có thương hiệu hiện nay. Tại hiện trường, nhiều vỏ bình đã bị đốt cháy đen lớp sơn bên ngoài, bị cắt đầu, cắt đế để xóa nhãn hiệu, kiểu dáng. 

Theo ước tính của Vinagas, tỷ lệ vỏ bình gas quay về công ty chỉ khoảng 70%, số còn lại bị chiếm dụng. Số vỏ bình này phần lớn không được kiểm tra về kỹ thuật nên có thể mất an toàn cao cho người sử dụng.

Trước đó, Đội QLTT Củ Chi cho biết, từ thông tin người tiêu dùng báo có nhóm đối tượng phát tờ rơi quảng cáo đổi bình gas được tặng bộ dao trị giá 60.000 đồng, được quà  khuyến mại mấy chiếc dao nhưng bình gas thì dùng rất mau hết, đã tiến hành  kiểm tra nơi sang chiết bình gas tại nhà không số thuộc ấp 6, tỉnh lộ 8, xã Phước Vĩnh An, huyện Củ Chi  phát hiện thêm một xấp niêm màng co giả các hiệu Petrolimex gas, Saigon Petro, VT gas, P gas, 18 cái khóa van, nhiều bình gas một số phương tiện để sang chiết gas thiếu trọng lượng đến 55%.

Theo ghi nhận của QLTT TP. Hồ Chí Minh, tình trạng sang chiết gas trái phép trên địa bàn đang diễn ra khá phổ biến, đặc biệt là các loại bình gas mi ni. Gần đây đã xuất hiện tình trạng gas giả được được chiết nạp số lượng lớn tại các xưởng ở các tỉnh lân cận rồi chuyển bằng xe tải về thành phố tiêu thụ.

Ai xử lý?

Theo ông Nguyễn Sỹ Thắng, Chủ tịch Hiệp hội Gas Việt Nam, gas dỏm hiện nay chiếm tới 30% thị phần. Không chỉ trốn thuế, các đối tượng kinh doanh gas dỏm còn chiếm dụng của người tiêu dùng 10% thuế VAT với doanh số ước tính mỗi năm khoảng 100 tỷ đồng. Kinh doanh gas dỏm siêu lợi nhuận nhưng mức phạt hành chính còn thấp, nên vấn nạn cứ tiếp diễn. 

Gas dỏm tồn tại trên thị trường không chỉ gây thiệt hại về kinh tế lẫn tính mạng của người tiêu dùng do nó không an toàn, mà còn làm tổn thương rất lớn đến lợi ích của doanh nghiệp. Theo ước tính của Vinagas, tỷ lệ vỏ bình gas quay về công ty chỉ khoảng 70%, số còn lại bị chiếm dụng. Số vỏ bình này phần lớn không được kiểm tra về kỹ thuật nên có thể mất an toàn cao cho người sử dụng. 

Ngày 22/03, Chi hội Gas miền Nam thuộc Hiệp hội Gas Việt Nam tổ chức họp báo thông tin về tình hình buôn bán gas dỏm, tình trạng chiếm dụng vỏ bình gas tràn lan hiện nay. Bà Lê Thị Anh Mẫn, Chi Hội Gas Miền Nam cho biết, các Công ty kinh doanh gas hiện đã đưa ra thị trường khoảng hơn 10 triệu vỏ bình, tuy nhiên hơn 3 triệu vỏ bị chiếm dụng. Số vỏ bình bị chiếm dụng này hiện đã bị hoán đổi tên tuổi, không được kiểm định trong nhiều năm, rất nguy hiểm cho người tiêu dùng. 

Trong khi đó, liên quan đến 2000 bình gas bị phát hiện tại Nhà máy Đông Phương là sản phẩm của các hãng khác mà cho đến nay chưa được xử lý. Ông Lý Hứa Bình, Giám đốc Công ty CP SX-TM-DV Cơ khí Đông Phương cho rằng, những vỏ bình gas này là hàng hợp đồng gia công cho các doanh nghiệp và một số doanh nghiệp khác gửi. Đại diện Vinagas, Total Gas, Saigon Gas cho rằng không có bất cứ hình thức hợp đồng, liên kết nào với Nhà máy Đông Phương liên quan đến số bình gas đã bị phát hiện. 

Các hãng gas có bình gas bị chiếm dụng cho biết, số bình gas của họ bị đưa vào kho của Nhà máy Đông Phương là hành vi chiếm dụng vỏ bình, hoán cải thành bình gas của thương hiệu khác là vi phạm tác quyền kiểu dáng công nghiệp cần sớm được xử lý. Bà Lê Thị Anh Mẫn, Chủ tịch Chi hội Gas miền Nam cho biết vụ việc đã được Chi hội gửi văn bản đến cơ quan chức năng đề nghị sớm điều tra, xử lý các đối tượng có liên quan. Lập lại trật tự thị trường, và trả lại quyền lợi công bằng cho người tiêu dùng.

Thái Bảo

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm