Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 16/10/2012 - 06:30
(Thanh tra)- Dân gian nói về giáo dục xuống cấp với nhiều tệ nạn, sửa mãi không xong. Nói nhiều, phải sửa. Tốn kém và khất lần, vì các dự án hoành tráng tính theo tiền đô, viết rồi, sửa rồi, xin ý kiến, cho phép rồi…
Tiền đã chia nhau xây nhà, tậu xe, hùn vốn vào dự án khác. Đợi sửa cũng mất vài thập kỷ nữa. Đó là cái tài: “Lập, sửa, lập” của các nhà quản lý giáo dục. Dân gian cứ nói, cứ đề xuất, sẽ có phương án sửa…
Nay, dân gian lại ồn ào về y tế. Y tế đã lấy lại được lòng tin của cấp trên để được cấp tiền như giáo dục. “Giáo dục là quốc sách” thì y tế cũng chẳng kém cạnh gì về mặt quan trọng. Có khi còn quan trọng hơn, vì đây là sự sống còn của con người.
Y tế là của quốc dân, là của cộng đồng. Thầy thuốc là mẹ dân! Vậy thì, cứ tập trung kêu khó, kêu khổ, cứ trưng lên: Bệnh nhân nằm 2, 3, 4, 5 người 1 giường; bệnh nhân ngồi “hóng mát” bên công trình vệ sinh, bên đống rác thải, lều bạt, lều chiếu… Còn nhân viên, bác sĩ (BS) tiền trực ca đêm chưa mua được bát phở… Nhà cửa dột nát, phương tiện kỹ thuật cũ nát, quá đát... Vậy thì, hàng năm, hàng quý tiền cải tạo, nâng cấp, trang thiết bị y tế “bay về đâu”? Ngân sách đâu có bỏ quên các nơi “hành dân” ngay giữa chốn thị thành này?
Chưa kể, các xí nghiệp dược chuyên sản xuất thuốc, thiết bị y tế, nhiều nơi đồ sộ cả về dinh thự, tài sản, thu nhập, tiền phần trăm, tiền thưởng, du lịch nước ngoài… sánh ngang các tập đoàn kinh tế mạnh của quốc gia và quốc tế. Có nơi thu nhập, lãi ròng ngân hàng không theo kịp, thì không thấy ai bàn tới?
Thanh tra, kiểm tra sờ tới “lại đi về”, đi lui. Chắc “sợ” BS “nội soi”? Việc nhiều BS ra trường 5, 7 năm đã đổi đời là có thật. Trong khi nhiều cán bộ kiểm tra, thanh tra, kiểm sát, toà án, công an, giáo viên có khi về hưu còn thuộc diện “hộ nghèo”. Nghề y, xin việc không khó. Nhiều vùng, nhiều tỉnh trải chiếu hoa mời đón BS về.
Trong khi chất lượng đào tạo, phục vụ đang rất có “vấn đề”. Việc thu các loại phí bất hợp lý, rất tuỳ tiện. Có bệnh viện (BV) thu cả tiền người nhà phục vụ bệnh nhân, 200.000 đồng/ngày. Việc hạch sách người bệnh và người nhà bệnh nhân, viện nào cũng xảy ra. Việc nơi nào, khoa nào cũng đòi hỏi bệnh nhân nhiều loại giấy tờ là tiếp tay cho tiêu cực. Lẽ ra, chỉ nơi tiếp nhận bệnh nhân là nơi ký nhận, lưu giữ, những nơi khác chỉ cần có giấy nhập viện là “tra” từ máy ra, đón tiếp… Nếu ngành Thuế, cảnh sát giao thông, các trạm soát vé, thu phí… cũng làm theo cách của BV thì đường sá và sự lưu hành tắc hết!
Vì sao các BV vẫn lưu giữ được hình ảnh về các tình cảnh đó? Vì lãnh đạo ngành chưa có giải pháp, vì nhiều cơ quan đơn vị, công tác quản lý chưa chuyên nghiệp, chưa thực tâm muốn đổi mới, chưa làm hết sức mình vì người bệnh! Còn các cơ quan kiểm tra, kiểm soát, thanh tra, giám sát… ngại bị “bệnh tật” lây lan, ngại BS và bệnh nhân chịu nhiều sức ép nên bỏ qua? Và nhân thế, các căn bệnh về quản lý nơi đây có cơ phát triển!
Dư luận cho rằng: Tại sao tiền viện phí nơi nào cũng dư thừa rất lớn mà nơi khám chữa bệnh rất lùi xùi? Có BV nhỏ chỉ ngang tầm, công ty, xí nghiệp, khách sạn… mà năm 2011 thu lợi nhuận hàng trăm tỷ đồng (BV Điều dưỡng TP Hồ Chí Minh, BV U bướu TP Hồ Chí Minh…). Những BV lớn như Thống Nhất, Việt Đức, Bạch Mai… chắc chắn “lời khủng”. Mỗi năm có nơi dôi dư 300, 400 tỷ đồng là lẽ đương nhiên. Vậy mà, bệnh nhân vẫn nằm giường chật, vẫn cứ xếp hàng khám bệnh rồng rắn như sân ga, bến tàu ngày Tết… Thật là những hình ảnh có một không hai trên thế giới! Ấy thế, lương thưởng đa số cán bộ y tế vẫn thấp. Có khi các loại lợi nhuận, “lộc rơi lộc vãi” không nằm trong tầm tay họ? Trong khi có người, thu nhập đều đều ngang lương ca sĩ chạy sô… ngày làm ra 4 - 5 triệu đồng là thường, chưa kể các quầy thuốc “lại quả” và các phi vụ làm ăn tại nhà hoặc nơi xa.
Nhiều cán bộ lãnh đạo quản lý y tế giàu nhanh trông thấy. Nhiều dự án ta có, Tây có… được triển khai, nhưng BV vẫn xập xệ về nền nếp và cung cách phục vụ là vì sao? Câu hỏi này dành cho các nhà quản lý ngành Thanh tra, Y tế và Tài chính!
Hoàng Trí
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Đồng hành cùng em tới trường tại bản Chiềng Ban (Tú Nang, Yên Châu, Sơn La), Công ty cổ phần ROX Key Holdings đã tài trợ tu sửa lớp học, thư viện, quyên góp sách vở, đồ dùng học tập và trao học bổng cho các em học sinh.
Thu Nga
21:26 11/12/2024(Thanh tra) - Tính đến 10/12/2024, toàn tỉnh có 3.194 hộ nhà tạm, nhà dột nát có nhu cầu cấp thiết cần hỗ trợ xây dựng đảm bảo các tiêu chí; trong đó có 911 nhà sửa chữa, 1.066 nhà cần được hỗ trợ và 1.217 nhà cần xóa.
Trần Kiên
20:41 11/12/2024Hải Hà
20:22 11/12/2024Hải Hà
17:09 11/12/2024Trung Hà
15:05 11/12/2024PV
14:44 11/12/2024Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trung Hà