Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 20/04/2018 - 09:00
(Thanh tra) - Hơn 500 giáo viên ở Đắk Lắk có nguy cơ mất việc, thầy giáo bị đánh dập sống mũi, cô giáo bị hành hung có nguy cơ bị xảy thai… Quyền lợi của giáo viên liên tiếp bị xâm hại, nhưng sự vào cuộc của cơ quan chức năng còn chậm và chưa có biện pháp xử lý kịp thời khiến dư luận lo lắng, bất bình.
Bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho nhà giáo ở nhiều địa phương làm chưa tốt dẫn tới giáo viên bị ép quỳ gối xin lỗi học sinh, hay bị đánh dập sống mũi... Ảnh minh họa: Internet
Tại Đại hội Công đoàn Giáo dục Việt Nam (CĐGDVN) lần thứ XV (nhiệm kỳ 2018-2023) diễn ra ngày 19/4, người đứng đầu ngành Giáo dục nhìn nhận, không giải quyết tình trạng trên một cách cục bộ, điểm nóng thì xử lý mà cần có giải pháp căn cơ thay đổi từ nhận thức đến hành động.
Chưa có giải pháp kịp thời bảo vệ nhà giáo
Theo con số báo cáo của CĐGDVN, hiện nay, cả nước có trên 44 nghìn trường học, cơ sở giáo dục, so với đầu nhiệm kỳ tăng hơn 2 nghìn trường; có trên 22,46 triệu học sinh, sinh viên, tăng hơn 1 triệu.
Toàn ngành có trên 1,5 triệu cán bộ, nhà giáo, người lao động (CBNGNLĐ), tăng hơn 100 nghìn người với đầu nhiệm kỳ.
Bà Nguyễn Thị Bích Hợp - Phó Chủ tịch CĐGDVN cho biết: Trong 5 năm qua (2013-2018), các chế độ chính sách, tiền lương, các loại phụ cấp, bảo hiểm cho CBNGNLĐ cơ bản được thực hiện đầy đủ, kịp thời.
Tuy nhiên, thu nhập của một bộ phận nhà giáo, trong đó có giáo viên mầm non, giảng viên trẻ còn thấp. Giáo viên công tác 1 - 5 năm thu nhập dưới 4 triệu đồng; từ 15-25 năm thu nhập dưới 8 triệu đồng.
5 năm qua, Ủy ban Kiểm tra CĐGD các cấp đã tiến hành 78.810 cuộc kiểm tra, trong đó, kiểm tra đồng cấp hơn 52 nghìn cuộc, truy nộp trên 1 tỷ đồng.
Đồng thời, tiếp 478 lượt CBNGNLĐ, tham gia giải quyết 999 đơn khiếu nại, tố cáo (446 đơn thuộc thẩm quyền giải quyết, đã 274 đơn đã giải quyết dứt điểm).
Nhiệm kỳ qua, trong khối các đơn vị trực thuộc không có trường hợp nào vi phạm phải xử lý kỷ luật.
Đáng quan tâm, một bộ phận giáo viên, nhân viên hợp đồng có mức lương thấp hơn mức tối thiểu vùng và không được tham gia đóng bảo hiểm xã hội.
Bên cạnh chính sách chế độ đối với nhà giáo chưa thỏa đáng, bà Hợp cũng thừa nhận, còn hiện tượng vi phạm chính sách, việc làm, xâm phạm danh dự nhân phẩm đối với nhà giáo. Đặc biệt, việc chấm dứt hợp đồng lao động hàng loạt ở một số địa phương đã ảnh hưởng lớn đến đời sống và tâm huyết nhà giáo, gây bức xúc trong đội ngũ CBNGNLĐ và dư luận xã hội. Tuy nhiên, sự vào cuộc của cơ quan chức năng còn chậm và chưa phù hợp, chưa có giải pháp bảo vệ kịp thời nhà giáo.
Đầu năm học mới ban hành bộ quy tắc ứng xử trong trường học
Trong những năm qua, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Phùng Xuân Nhạ khẳng định CĐGDVN đã làm được nhiều việc chăm lo đời sống cho giáo viên, nhưng bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho nhà giáo ở đâu đó làm chưa đầy đủ, dẫn tới nhiều công đoàn viên cảm thấy hoang mang, tiến tới đình công tập thể như vụ hơn 500 giáo viên ở Đắk Lắk…
Bộ trưởng Nhạ cho rằng: Hiện tượng thừa thiếu giáo viên cục bộ, giảm tải hợp đồng không phải là cá biệt. Đắk Lắk chỉ là 1 trong những địa phương điển hình. Vì vậy, Bộ trưởng Nhạ yêu cầu CĐGD các cấp phải rà soát lại xem người lao động những cái gì là chính đáng thì phải lên tiếng có tổ chức, kiến nghị theo các cấp đồng thời có tiếng nói với xã hội với công luận. Tuy nhiên, những cái gì không đúng, không hợp lệ thì chúng ta phải có trách nhiệm làm công tác tư tưởng chứ không phải cứ không được việc là đứng lên phản đối.
Với trách nhiệm người đứng đầu ngành, Bộ trưởng Nhạ khẳng định, vấn đề bảo vệ nhân phẩm nhà giáo, không chỉ là vấn đề của hôm nay mà tới đây vấn đề này phải được đặc biệt quan tâm. Không cục bộ, điểm nóng thì xử lý mà phải có giải pháp căn cơ, thay đổi từ nhận thức tới kỹ năng, quy tắc ứng xử, để đẩy lùi hạn chế tiêu cực xảy ra.
“Vào năm học mới (tháng 9 tới đây), Bộ GD&ĐT sẽ ban hành Bộ Quy tắc ứng xử trong trường học, trong đó có quy định rất cụ thể như học sinh gặp thầy cô phải đứng lại chào chứ không được vừa chạy vừa chào… Bộ quy tắc này sẽ triển khai sâu rộng tới các thầy cô, học sinh và cả phụ huynh để cùng nhau thực hiện” - Bộ trưởng Nhạ cho hay.
Hải Hà
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.
Bùi Bình
20:22 13/12/2024(Thanh tra) - Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn diễn ra chiều 13/12, các đại biểu HĐND tỉnh khóa XVIII đã chất vấn Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Sỹ Nghiêm để làm rõ tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Văn Thanh
20:09 13/12/2024Trung Hà
19:50 13/12/2024Thái Hải
19:48 13/12/2024Phương Anh
19:32 13/12/2024Thái Hải
19:16 13/12/2024Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền
Uyên Uyên
Hương Giang
Nam Dũng
Trần Quý
Lê Hữu Chính
Trần Quý