Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Bảo vệ nguồn tin

Thứ sáu, 10/05/2013 - 08:42

(Thanh tra)- Dư luận và công luận đang dấy lên quan ngại khi Bộ Công an muốn đề nghị sửa đổi Điều 7 Luật Báo chí trong việc cung cấp nguồn tin.

Phải khẳng định: Nguồn tin là hạt nhân của báo chí, quyết định sự thành bại và tạo nên bí quyết thành công của cá nhân mỗi người làm báo cũng như của một tòa soạn báo chí.

Người làm báo trân trọng nguồn tin, bảo vệ nguồn tin như bảo vệ chính con ngươi của mình. Trong đấu tranh chống tiêu cực, chống cái xấu, cái ác thì nguồn tin không chỉ tạo ra sức mạnh của báo chí mà còn góp phần giúp các cơ quan chức năng đấu tranh loại bỏ cái tiêu cực ra khỏi đời sống xã hội.

Trách nhiệm bảo vệ nguồn tin của nhà báo, ngoài là mệnh lệnh mang tính đạo đức nghề nghiệp thì nó còn được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt là trong Luật Báo chí. Điều 7 Luật Báo chí hiện hành quy định: “Báo chí có quyền và nghĩa vụ không tiết lộ tên người cung cấp thông tin nếu có hại cho người đó, trừ trường hợp có yêu cầu của viện trưởng viện KSND hoặc chánh án TAND cấp tỉnh và tương đương trở lên cần thiết cho việc điều tra, xét xử tội
phạm nghiêm trọng”.

Tuy nhiên, mới đây, Bộ Công an, trong trả lời cử tri có đề cập đến việc nghiên cứu, sửa đổi Điều 7 Luật Báo chí theo hướng: “Chánh án TAND, viện trưởng Viện KSND và thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp có quyền yêu cầu cơ quan báo chí cung cấp nguồn tin đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng”.

So sánh với Điều 7 Luật Báo chí hiện hành thì biên độ ở ý kiến này được nới rộng ra rất nhiều. Và, báo chí sẽ phải cung cấp thông tin liên quan đến tham nhũng cho “thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp”. Nếu điều này thành hiện thực sẽ lại là một cái khó cho báo giới trong việc bảo vệ nguồn tin. Cần lưu ý một điều rằng, cách đây chưa lâu, trong khi sửa Luật Phòng, chống tham nhũng, cơ quan thẩm tra Dự án Luật cũng đã không đồng tình với quy định: "Cơ quan báo chí, phóng viên đưa tin về hành vi tham nhũng có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền để phục vụ cho việc xác minh, làm rõ hành vi tham nhũng”.

Nếu dự định của Bộ Công an thành hiện thực thì “ai cũng có thể” buộc nhà báo cung cấp nguồn tin. Như vậy, việc bảo vệ nguồn tin là một điều rất khó. Còn nếu trên phương diện luật, việc cung cấp nguồn tin, ở một khía cạnh nào đó, đã đi ngược lại với Luật Tố cáo, khi khoản 2, Điều 9 về quyền và nghĩa vụ của người tố cáo quy định: “Người tố cáo được giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích và các thông tin cá nhân khác của mình”. Cũng theo Luật Tố cáo, người cung cấp thông tin, bằng chứng đấu tranh phòng, chống tiêu cực có quyền được giấu tên tuổi, nguồn tin của họ. Và, tất nhiên là báo chí cũng phải thực hiện đúng Luật Tố cáo, không được phép tiết lộ nguồn tin đó.

Nếu buộc báo chí tiết lộ nguồn tin cho “thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp” thì Luật Báo chí có “đá” với Luật Tố cáo hay không?

Tất cả những điều này sẽ phải cân nhắc khi đề nghị chỉnh sửa Điều 7 Luật Báo chí, trong khi quy định tại điều này cũng chưa phải đã là một hành lang pháp lý mạnh để bảo vệ nguồn tin!


ThS Trần Ngọc Hà

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Cao Bằng: 125 đơn vị nợ bảo hiểm gần 11 tỷ đồng

Cao Bằng: 125 đơn vị nợ bảo hiểm gần 11 tỷ đồng

(Thanh tra) - Theo thông tin từ Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Cao Bằng, tính đến hết tháng 11/2024, toàn tỉnh có 125 đơn vị, doanh nghiệp sử dụng lao động nợ BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 3 tháng trở lên với tổng số tiền trên 10,909 tỷ đồng.

Trung Hà

15:05 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm