Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 02/12/2013 - 08:30
(Thanh tra) - Chúng ta đang bước vào thời điểm mà các hiệp định tự do thương mại đang đến hồi hiệu lực thực thi toàn phần. Đặc biệt là vòng đàm phán Hiệp định Thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang bước vào những vòng đàm phán cuối… tất cả đang mở ra một viễn cảnh hội nhập toàn diện.
Nhiều chuyên gia cho rằng, đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức. Người lạc quan thì cho là có lợi, song sản xuất trong nước cũng cần đẩy nhanh tiến trình cơ cấu lại, giảm chi phí, đổi mới công nghệ để giảm giá thành… chuẩn bị đón đầu cạnh tranh sòng phẳng. Ngược lại, thử nhìn doanh nghiệp trong nước đã chuẩn bị được gì?
Câu chuyện HAGL bán khoảng 30.000 - 40.000 tấn đường được sản xuất tại Attapeu, Lào cho Công ty đường Biên Hòa tinh luyện và xuất khẩu tiểu ngạch đi Trung Quốc, dù chỉ mới là ý định, vậy mà mấy ngày qua đang làm dậy sóng trong dư luận và ngành Đường trong nước.
Chủ tịch HAGL Đoàn Nguyên Đức nói, đưa đường từ Lào về Việt tinh chế rồi xuất sang Trung Quốc không ảnh hưởng đến thị trường đường trong nước, mà còn đem lại cái lợi khi đường Biên Hòa có nguyên liệu hoạt động, giải quyết công ăn việc làm cho công nhân, đóng thuế cho Nhà nước.
Ngược lại, Hiệp hội mía đường Việt Nam (VSSA) lại kịch liệt phản đối. Tổng thư ký VSSA Nguyễn Hải nói, làm vậy là có hại cho ngành Đường Việt Nam. Gần 40 công ty thành viên của VSSA cũng tán thành quan điểm phản đối việc cho phép HAGL nhập đường sản xuất tại Lào về tinh luyện xuất qua tiểu ngạch đi Trung Quốc.
Vì sao VSSA phản đối? Theo ông Nguyễn Hải, do đường HAGL sản xuất tại Lào giá thành đặc biệt thấp, chỉ 4.320.000 đồng/tấn đường, trong lúc giá thành đường sản xuất trong nước cao hơn gấp nhiều lần. Đường HAGL sau khi được Nhà máy đường Biên Hòa tinh chế, cùng cạnh tranh xuất khẩu sang Trung Quốc sẽ chia nhỏ chiếc bánh thị phần với các công ty mía đường Việt Nam… Cái giật mình của VSSA với bài toán kinh doanh của HAGL vậy là rõ phần nào những cảnh báo từ cơ hội và thách thức của hội nhập.
Sau cái giật mình cần thiết, chưa ai nghe thấy VSSA ngồi lại giải bài toán chi phí giá thành, chỉ thấy phản ứng tiêu cực từ thói quen chờ Nhà nước cứu rỗi bằng các biện pháp hành chính, mà quên rằng, cầu viện các biện pháp ngăn cấm hành chính không phải là giải pháp lâu dài.
Thậm chí, có giám đốc nhà máy đường trong nước còn nói rằng, chúng tôi không phải cố bảo vệ cho lợi ích mỗi nhà máy, mà là bảo vệ quyền lợi của hàng triệu nông dân (?). Nếu HAGL và Nhà máy đường Biên Hòa làm được, thì nay mai họ cũng nhập nguyên liệu từ Thái Lan về tinh luyện, không cần quan tâm đến nông dân trồng mía nữa…
Đây là một lập luận “tương thích” nhưng không “tương đồng” ở chỗ đường của HAGL là đường do doanh nghiệp Việt Nam đầu tư từ nước ngoài chuyển về, trong lúc bản chất đường Thái Lan hoàn toàn khác.
Hơn nữa, theo các nhà khoa học nông nghiệp, khi đầu tư một nhà máy chế biến nông sản, điều kiện đủ cho nhà máy hoạt động là có suất đầu tư vùng nguyên liệu ổn định. Tại Attapeu, Lào, ngoài 90 triệu USD đầu tư nhà máy đường, HAGL còn có 20 triệu USD đầu tư cho 12.000 ha vùng mía nguyên liệu được cơ giới hóa khép kín... Bài toán kinh doanh này chưa thấy 40 nhà máy đường trong nước có được, thậm chí còn tranh mua nguyên liệu khi vào vụ sản suất. Thử hỏi giá thành không cao mới lạ. Chuyện này cũng chưa thấy VSSA bàn tính đến?
Theo thông tin, việc nhập khẩu đường HAGL từ Lào, nếu được phép cũng chỉ bắt đầu từ năm 2014. Hơn nữa, theo cam kết khi gia nhập WTO, mỗi năm Việt Nam phải nhập khẩu hàng chục ngàn tấn đường. Thay vì nhập khẩu đường từ những quốc gia khác, việc nhập khẩu đường do HAGL sản xuất cũng là một giải pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp Việt Nam.
Cũng cần nhắc nhớ rằng, từ năm 2015, thuế suất của khu vực ASEAN được bãi bỏ, khi ấy không chỉ ngành Đường, mà nhiều ngành nghề khác phải nỗ lực tự thân cạnh tranh sòng phẳng để tồn tại và phát triển.
Bài “test” hạt đường cho hội nhập, không chỉ dành riêng cho ngành Đường. Ngay từ bây giờ, ý nghĩ đổi mới công nghệ, giảm chi phí, giảm giá thành dù chậm nhưng chưa phải muộn. Rất tiếc…
Bút Chì
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.
Bùi Bình
20:22 13/12/2024(Thanh tra) - Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn diễn ra chiều 13/12, các đại biểu HĐND tỉnh khóa XVIII đã chất vấn Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Sỹ Nghiêm để làm rõ tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Văn Thanh
20:09 13/12/2024Trung Hà
19:50 13/12/2024Thái Hải
19:48 13/12/2024Phương Anh
19:32 13/12/2024Thái Hải
19:16 13/12/2024Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền
Uyên Uyên
Hương Giang
Nam Dũng
Trần Quý
Lê Hữu Chính
Trần Quý