Theo dõi Báo Thanh tra trên
Chủ nhật, 21/10/2012 - 06:34
(Thanh tra) - Nhu cầu về một hệ thống đào tạo y khoa chuẩn mực để cho ra trường những bác sĩ đủ tài năng và đức độ đã được nói nhiều, nhưng mọi chuyện đến nay dường như chưa được quan tâm đúng mức. Thực trạng bác sĩ mới ra trường chưa hẳn đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe người dân, mà đã trở thành một lo lắng.
Trưởng phòng quản lý đào tạo Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP. Hồ Chí Minh - TS Thái Hồng Hà cho biết, chưa bao giờ nhà trường nhận sinh viên nhiều như bây giờ. Những năm đầu, trường chỉ đào tạo 100 sinh viên y khoa/khóa, bốn năm trở lại đây phải tăng 230, rồi 420 và mới nhất là… 620 sinh viên.
Và vì mục tiêu phải có 15 bác sĩ/10.000 dân vào năm 2015 để bảo đảm nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người dân, nên năm tới, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch phải nhận vào đến 800 sinh viên.
Tương tự, tại Đại học Y Dược Huế năm nay tuyển 1.000 sinh viên bác sĩ đa khoa. Ngoài ra, còn có hệ bác sĩ chuyên tu, răng hàm mặt, y học dự phòng, cử nhân điều dưỡng, đại học dược, kèm thêm là các chuyên khoa sau đại học như tiến sĩ, thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa cấp I, cấp II... Những năm trước 1975, trường chỉ đào tạo mỗi khóa vài chục sinh viên.
Vì sức khỏe cộng đồng, mục tiêu tỷ lệ bác sĩ theo dân số được đặt ra. Khó ai có thể phản bác một ý tưởng “sáng ngời vì dân” như vậy. Tuy nhiên, việc “ý chí hóa” ý tưởng này xem chừng còn xa hơn cái mục tiêu… đến năm 2015.
Thực tế cho thấy, sinh viên tăng nhiều lần, trong lúc đội ngũ nhà giáo, nhà khoa học làm công tác giảng dạy, rồi cơ sở vật chất, hạ tầng phòng ốc thí nghiệm thực hành, thực tập phục vụ cho giảng dạy và rèn luyện tay nghề cho những bác sĩ tương lai hiện vẫn đang là một “hằng số bất biến”. Thử hỏi làm sao dạy tốt, học tốt cho được.
Nguyên nhân như vậy có thể nhìn thấy từ ý chí chủ quan thành tích.
Nhìn từ phía khác: Khách quan. Trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn, rồi nhiều ngoại tác động từ vòng xoáy thị trường cũng là lý do để bận tâm đến chất lượng đội ngũ bác sĩ được đào tạo chạy theo số lượng.
Thực trạng đào tạo y khoa hiện nay không tách rời vai trò của giảng viên. Vậy nhưng, nhiều người trong số họ đều chung tâm sự: Một tiến sĩ biên chế Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh cho biết, thu nhập của ông chỉ tròm trèm 3 triệu đồng/tháng, trong khi nếu là biên chế bệnh viện ông được gấp đôi. Thu nhập thấp, nên không ít giảng viên phải tìm cách cải thiện cuộc sống, từ tranh thủ mổ dịch vụ cho đến đi báo cáo cho các hãng dược, mỗi “show” cũng 5 - 10 triệu đồng. Giảng viên không chuyên tâm, sinh viên bơ vơ khi học là đương nhiên.
Một trưởng khoa tim mạch một bệnh viện công lập tại TP. Hồ Chí Minh than thở rằng, không biết bác sĩ hiện nay được đào tạo thế nào mà ra trường rất lơ mơ, hỏi gì cũng không biết.
Còn Phó giám đốc Bệnh viện Từ Dũ, DS Huỳnh Thị Thanh Thủy chia sẻ, bác sĩ trẻ ra trường đều là đa khoa, họ đều phải được Bệnh viện đào tạo lại ít nhất một năm, nếu không thì rất khó làm việc, bởi họ không chỉ yếu tay nghề, mà còn yếu cả chuyện giao tiếp, thăm khám bệnh nhân.
Thử tìm hiểu bác sĩ thiếu thật hay giả? Nếu tính toán số học thì thiếu thật, nhưng thực tế lại quá dư. Nếu không có chế độ đãi ngộ, thu hút nhân lực hay phân công công tác hợp lý thì dù có đào tạo 1.000 hay 10.000 sinh viên/năm thì nơi thiếu vẫn thiếu, mà nơi thừa lại càng thừa. Nhiều bác sĩ trẻ, ra trường làm việc một thời gian rồi chán nản đi làm trình dược viên, thật uổng công sức đào tạo. Vấn đề không phải là tăng số lượng đào tạo, mà là tăng chất lượng và quan tâm đến bác sĩ trẻ khi ra trường để họ gắn bó với công việc.
Cách đào tạo y khoa nước ta hiện nay là chỉ tập trung trong bệnh viện, sinh viên học về bệnh và luân phiên đi thực tập các khoa phòng, chứ không được học khám ngoại trú, và không biết gì những vấn đề sức khỏe của cộng đồng, khi ra trường họ không đáp ứng được yêu cầu làm việc.
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc, Chủ nhiệm bộ môn Khoa học hành vi - Giáo dục sức khỏe Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch chia sẻ, trong đào tạo y khoa, thực hành là chuyện rất quan trọng. Vì thế, cần phải có những người chuyên dạy thực hành ở bệnh viện và trả lương thật cao để họ tâm huyết giảng dạy. Éo le thay, ở nước ta thực hành y khoa lại không được đánh giá cao bằng lý thuyết, vì một giờ giảng lâm sàng chỉ được tính công bằng… nửa giờ dạy trên lớp!
Trình độ “canh gà Thọ Xương” cỡ cô giáo THCS Lomonoxop, Hà Nội còn kịp giữ lại những gì cho trẻ, chứ chỉ cần một bác sĩ “canh gà Thọ Xương”, tính mạng biết bao con người làm sao giữ…!
Bút Chì
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.
Vũ Linh
19:35 14/12/2024(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.
Bùi Bình
20:22 13/12/2024Văn Thanh
20:09 13/12/2024Trung Hà
19:50 13/12/2024Thái Hải
19:48 13/12/2024Phương Anh
19:32 13/12/2024Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền