Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 21/04/2011 - 05:18
(Thanh tra)- Con số này vừa được Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) công bố. Theo điều tra mới nhất của Viện Khoa học giáo dục, hiện nay cả nước có hơn 70% học sinh (HS) THPT không được giáo dục hướng nghiệp một cách đầy đủ dẫn tới hệ quả là: Chỉ có 8,1% HS dự định thi vào các trường trung cấp chuyên nghiệp và trường dạy nghề, còn có tới 82% muốn được vào đại học (ĐH)!
* Phần lớn học sinh THPT không được giáo dục hướng nghiệp đầy đủ
Thực tế, hoạt động tư vấn hướng nghiệp hàng năm thường “nở rộ” khi gần đến mùa tuyển sinh ĐH, cao đẳng (CĐ), dưới nhiều hình thức khác nhau. Theo nhiều chuyên gia tuyển sinh, để nâng cao hiệu quả của công tác hướng nghiệp, hoạt động này vẫn cần được định hướng lâu dài với sự tham gia, phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội.
Theo nhà giáo Nguyễn Tùng Lâm, Hiệu trưởng THPT Dân lập Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội), quy trình giáo dục hướng nghiệp của trường gồm 5 bước: Đầu tiên, tạo nhận thức đúng về nghề nghiệp tương lai cho HS và cha mẹ HS. Bước hai, HS phải tự đánh giá về bản thân, tự chọn một số nghề mà mình thích và cho rằng phù hợp với bản thân. Bước ba, trung tâm tư vấn phối hợp với giáo viên chủ nhiệm tìm hiểu HS và tham gia định hướng cho HS. Bước bốn, HS tự lựa chọn nghề. Cuối cùng là hoàn thiện việc lựa chọn nghề chính thức. Trường THPT Dân lập Đinh Tiên Hoàng đã hình thành văn phòng tư vấn với 4 biên chế vừa làm công tác giáo dục hướng nghiệp vừa làm tư vấn giáo dục.
Tuy nhiên, những trường THPT làm được như Trường THPT Dân lập Đinh Tiên Hoàng rất hiếm. Nhìn chung, hoạt động hướng nghiệp tại nhiều trường vẫn ở mức… cầm chừng. Một giáo viên Trường THPT Nhân Chính (Hà Nội) cho biết: “Việc dạy hướng nghiệp trong nhà trường đa số là kiêm nhiệm. Bộ GD-ĐT chỉ tổ chức tập huấn đúng 2 ngày cho giáo viên các trường về "Hoạt động giáo dục hướng nghiệp". Khi về trường, những giáo viên này cũng chỉ có vỏn vẹn 1 buổi để phổ biến thông tin lại cho đồng nghiệp. Về tài liệu, giáo viên chủ yếu căn cứ vào giáo trình “Hoạt động giáo dục hướng nghiệp” mà Bộ GD-ĐT ban hành còn phương pháp thì tự… nghiên cứu. Vì vậy, kinh nghiệm và sự hiểu biết của chúng tôi có đến đâu thì giảng cho HS đến đó”.
Ông Nguyễn Hùng, Giám đốc Trung tâm Lao động hướng nghiệp của Bộ GD-ĐT, cơ quan biên soạn giáo trình “Hoạt động giáo dục hướng nghiệp” (sách giáo viên, NXB Giáo dục) cho hay, nội dung của 3 tập sách là cung cấp thông tin về thị trường lao động, thế giới nghề nghiệp nhằm giúp HS đánh giá năng lực bản thân và tư vấn rộng cho các em lựa chọn nghề nghiệp của mình. Tuy nhiên, để hoạt động hướng nghiệp trong nhà trường hiệu quả thì rất cần sự phối hợp của nhà trường, gia đình và xã hội.
Trao đổi với báo giới về vấn đề hướng nghiệp trong nhà trường, ông Bùi Văn Ga, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT khẳng định: Việc lựa chọn đúng ngành nghề sẽ giúp HS học tập tốt hơn, tạo điều kiện cho các trường nâng cao chất lượng đào tạo. Việc lựa chọn này đang là một vấn đề lớn của HS, gia đình. Những ngày hội tư vấn tuyển sinh mà các báo phối hợp cùng Bộ GD-ĐT tổ chức cũng là một giải pháp để HS có thể lựa chọn đúng ngành nghề… Bên cạnh đó, trong phương hướng tuyển sinh ĐH, CĐ, trung cấp chuyên nghiệp năm 2011 cũng có một số điểm bổ sung, sửa đổi quy chế theo hướng có lợi cho thí sinh, giúp các em có nhiều cơ hội lựa chọn ngành nghề yêu thích và cơ sở đào tạo phù hợp để học tập.
Được biết, trong thời gian tới, Bộ GD-ĐT sẽ siết chặt chỉ tiêu một số ngành học có lượng thí sinh đăng ký quá đông. Mặt khác, việc phân bổ chỉ tiêu cho ngành sẽ do Bộ quy định chứ không để các trường nhận “gói” chỉ tiêu rồi tự phân bổ. Như vậy, sẽ hạn chế được việc gây mất cân bằng trong quá trình đăng ký cũng như việc đào tạo “đầu ra” sau này.
Minh Chuyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Đồng hành cùng em tới trường tại bản Chiềng Ban (Tú Nang, Yên Châu, Sơn La), Công ty cổ phần ROX Key Holdings đã tài trợ tu sửa lớp học, thư viện, quyên góp sách vở, đồ dùng học tập và trao học bổng cho các em học sinh.
Thu Nga
21:26 11/12/2024(Thanh tra) - Tính đến 10/12/2024, toàn tỉnh có 3.194 hộ nhà tạm, nhà dột nát có nhu cầu cấp thiết cần hỗ trợ xây dựng đảm bảo các tiêu chí; trong đó có 911 nhà sửa chữa, 1.066 nhà cần được hỗ trợ và 1.217 nhà cần xóa.
Trần Kiên
20:41 11/12/2024Hải Hà
20:22 11/12/2024Hải Hà
17:09 11/12/2024Trung Hà
15:05 11/12/2024PV
14:44 11/12/2024Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trung Hà