Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ bảy, 07/05/2011 - 20:52
Nhiều ý kiến cho rằng xe máy là thủ phạm chủ yếu gây ùn tắc giao thông, cần thiết phải hạn chế. Nhưng những nghiên cứu thể hiện trong Chiến lược đảm bảo ATGT đường bộ quốc gia khẳng định đến năm 2020, xe máy vẫn là phương tiện giao thông quan trọng.
Đến năm 2020, xe máy vẫn là loại phương tiện giao thông đường bộ quan trọng
Hiện tại, xe mô tô, xe máy và ô tô là phương tiện giao thông chủ yếu ở Việt Nam cả về số lượng cũng như khối lượng vận chuyển hàng hóa trên toàn quốc, đặc biệt tại các khu đô thị và các khu vực kinh tế phát triển, trong đó mô tô và xe máy chiếm vị trí quan trọng nhất. Từ năm 1990 đến năm 2009, số lượng mô tô, xe máy đã tăng lên tới 10,82 lần, trong khi ô tô là 6,24 lần.
Trong Quy hoạch tổng thể về phát triển công nghiệp xe gắn máy, nếu so sánh giữa 3 loại hình giao thông chủ yếu trong khu vực đô thị tại Việt Nam hiện nay là xe máy, ô tô cá nhân và hệ thống vận tải công cộng khối lượng lớn thì xe máy chỉ được đánh giá cao ở mức độ linh hoạt cá nhân, còn các tiêu chí về an toàn giao thông (ATGT) và thân thiện với môi trường đều ở mức độ thấp (nếu không kiểm soát).
Kết quả nghiên cứu của Bộ Giao thông Vận tải và Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) về quy hoạch của Hà Nội và TPHCM cũng cho thấy mô tô, xe máy là loại phương tiện giao thông chính của người dân.
Năm 2005, mô tô, xe máy đáp ứng 62,7% nhu cầu đi lại tại Hà Nội và 77,9% tại TPHCM, trong khi đó đóng góp của xe khách và taxi chỉ là 3,5% tại Hà Nội và tại TPHCM là 5,9%; của xe buýt là 8,4% tại Hà Nội và 5,9% tại TPHCM.
Tuy nhiên, trong tình hình tai nạn, ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường thì nhiều ý kiến cho rằng mô tô, xe máy chính là thủ phạm và một trong những giải pháp cần thực hiện là hạn chế loại phương tiện này lưu thông trên đường.
Nhưng, phân tích về bối cảnh hạ tầng và tình hình phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, dự thảo về Chiến lược đảm bảo ATGT đường bộ quốc gia đến năm 2020 tầm nhìn 2030 chỉ rõ nhu cầu phát triển hệ thống giao thông công cộng như hệ thống đường sắt, tàu điện ngầm, tàu trên cao và hệ thống xe buýt tốc hành tại Hà Nội và TPHCM thực sự cấp thiết. Về lâu dài, giao thông công cộng cần phải trở thành phương tiện chủ yếu trong đô thị và ngoại ô Hà Nội và TPHCM như ở các thành phố lớn tại các nước tiên tiến trên thế giới.
Tuy nhiên, để hoàn thành được các dự án cơ sở hạ tầng như vậy phải cần rất nhiều thời gian và tiền bạc. Rõ ràng, ngay cả trong trung hạn thì Việt Nam cũng chỉ có thể xây dựng một phần chứ chưa thể hoàn chỉnh hệ thống vận chuyển giao thông công cộng như vậy trong các đô thị lớn của mình.
Cơ sở hạ tầng cho các loại hình công cộng như đường sắt đô thị, tàu điện ngầm,
xe buýt sẽ được ưu tiên phát triển nhằm giảm áp lực cho tình hình giao thông hiện nay
Lý giải vấn đề này, nhiều nhà chức trách giao thông cho rằng: “Quan điểm cho rằng nên hạn chế sử dụng mô tô, xe máy ngay lập tức bằng các biện pháp hành chính nhằm giảm thiểu ô nhiễm, tắc nghẽn và tai nạn giao thông là quan điểm ngắn hạn và phiến diện.
Giảm áp lực lên nhu cầu giao thông bằng cách hạn chế người dân sử dụng mô tô, xe máy trong khi không cung cấp được các loại hình vận chuyển thay thế có thể xem như thất bại về chính sách”.
Theo quy hoạch tổng thể về hạ tầng giao thông tại Hà Nội và TPHCM, đến năm 2020 sẽ ưu tiên đầu tư vào cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt, tàu điện ngầm và xe buýt.
Dự báo, đến năm 2020, việc sử dụng mô tô, xe máy vẫn chiếm tỷ lệ 30% ở Hà Nội và 35% tại TPHCM, do đó mô tô và xe máy vẫn là phương tiện giao thông chính tại 2 thành phố lớn này.
Chiến lược nghiên cứu giao thông của Bộ Giao thông Vận tải còn cho thấy, ở nước ta việc sử dụng mô tô, xe máy tại Việt Nam cũng rất khác biệt so với các nước trong khu vực khi được sử dụng làm phương tiện phổ thông đối với mọi đối tượng, ngành nghề và độ tuổi.
Sự khác biệt và chênh lệch về tốc độ phát triển kinh tế xã hội cũng như trình độ của các vùng miền giữa thành thị và nông thôn, vùng xa xôi hẻo lánh là tương đối lớn.
Hiện tại, mô tô, xe máy chủ yếu ở các khu đô thị bởi sự cơ động vốn có, chiếm ít diện tích và phù hợp với hạ tầng. Tuy nhiên, khi các đô thị đang đi theo xu hướng phát triển giao thông công cộng và hạn chế phương tiện cá nhân thì xu hướng đẩy mạnh xe gắn máy về các vùng nông thôn sẽ tăng cao.
Đến năm 2020, số lượng mô tô, xe máy của cả nước sẽ đạt 38,8 - 40,5 triệu xe (tương đương với 2,4 - 2,5 người/xe), loại phương tiện giao thông đường bộ này vẫn chiếm vị trí quan trọng ở Việt Nam, vì vậy phát triển ô tô xe máy là 1 yêu cầu khách quan và cần cần có những nghiên cứu phát triển hài hòa với các loại phương tiện giao thông khác.
(Theo Dân trí)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hà Nội yêu cầu kiểm tra đột xuất các cơ sở khám, chữa bệnh có gia tăng chi phí cao bất thường, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, lãng phí trong thanh toán khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT).
Hải Hà
17:09 11/12/2024(Thanh tra) - Theo thông tin từ Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Cao Bằng, tính đến hết tháng 11/2024, toàn tỉnh có 125 đơn vị, doanh nghiệp sử dụng lao động nợ BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 3 tháng trở lên với tổng số tiền trên 10,909 tỷ đồng.
Trung Hà
15:05 11/12/2024PV
14:44 11/12/2024Bùi Bình
14:37 11/12/2024Văn Thanh
13:59 11/12/2024Hương Trà
Trần Kiên
Cảnh Nhật
Trần Quý
Văn Thanh
N. Phó - L. Bằng
Hương Giang
Hải Hà
Hương Giang
TC
Hải Hà
Trung Hà