Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Lễ hội chùa Bái Đính an toàn, văn minh, hiếu khách

Trà Vân

Thứ năm, 15/02/2024 - 22:02

(Thanh tra) - Sáng 15/2 (tức mùng 6 Tết Giáp Thìn 2024), tại chùa Bái Đính, xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, hàng ngàn tăng ni, phật tử, người dân và du khách thập phương đã diễn ra lễ khai hội chùa Bái Đính Xuân Giáp Thìn 2024.

Lãnh đạo tỉnh Ninh Bình cùng đông đảo Phật tử, người dân và du khách tham gia lễ khai hội chùa Bái Đính năm 2024. Ảnh: PV

Ông Đoàn Minh Huấn, Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình tham dự và đánh trống khai hội.

Nghi thức khai hội chùa Bái Đính 2024. Ảnh: PV

Lễ khai hội chùa Bái Đính được tổ chức vào ngày mùng 6 tháng Giêng hàng năm, lễ hội kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch. Lễ hội chùa Bái Đính gồm 2 phần: Phần lễ và phần hội với những nghi thức được thực hiện như dâng hương, tưởng nhớ công đức các bậc tiên đế, tiền nhân; niệm phật cầu gia hộ và cầu nguyện quốc thái dân an; các nghi thức rước kiệu lên chùa Bái Đính cổ…

Lễ khai hội chùa Bái Đính là một sự kiện trọng đại trong văn hóa tâm linh Việt Nam, thu hút hàng ngàn đạo hữu và du khách đến tham gia. Chùa Bái Đính là một trong những ngôi chùa lớn nhất và quan trọng nhất của đất nước, nổi tiếng với kiến trúc độc đáo và không khí linh thiêng.

Chùa Bái Đính cổ được xây dựng cách đây hàng nghìn năm, là một trong những danh lam nổi tiếng của đất Cố đô. Mặc dù đã trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử nhưng chùa Bái Đính cổ vẫn được tăng ni, tín đồ phật tử và nhân dân trân trọng, gìn giữ cho đến ngày nay. Chùa Bái Đính được mở rộng, xây dựng mới, trở thành biểu trưng của giá trị văn hóa, đạo đức, trung tâm tâm linh, tín ngưỡng hoằng pháp, là nơi thỏa nguyện yêu cầu tín ngưỡng tâm linh của đông đảo tín đồ phật tử; đồng thời là minh chứng về sự quan tâm đến quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước.

Từ nhiều năm nay, cứ vào mùng 6 tháng Giêng hàng năm, chùa Bái Đính lại đón hàng nghìn tăng ni, phật tử cùng du khách thập phương về trẩy hội, chiêm bái, lễ phật, cầu nguyện cho năm mới an khang thịnh vượng, quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa.

Mặc dù lượng khách đến chùa Bái Đính trong ngày khai hội rất đông nhưng công tác an ninh luôn được đảm bảo. Ảnh: PV

Mặc dù lượng khách đến chùa Bái Đính trong ngày khai hội rất đông nhưng công tác an ninh luôn được đảm bảo, mọi người bên nhau vào chùa lễ Phật và thưởng ngoạn cảnh sắc mùa xuân tươi đẹp. Ban quản lý chùa Bái Đính cũng bố trí nhân viên phát miễn phí đồ ăn, nước uống cho du khách.

Lễ hội Bái Đính được tổ chức thường niên nhằm tiếp tục bảo tồn, tôn tạo và phát huy hơn nữa những giá trị văn hóa, thiên nhiên của quê hương, đồng thời là dịp để đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan, chiêm bái, hiểu hơn về truyền thống văn hóa, lịch sử, về đất và con người Cố Đô Hoa Lư, Ninh Bình, về Quần thể danh thắng Tràng An, một di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới.

Lễ hội được tổ chức hàng năm cũng khẳng định, Phật giáo luôn đồng hành cùng dân tộc, luôn đoàn kết, hòa hợp, lấy việc tu hành phục vụ chúng sinh, phụng sự Tổ quốc, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội,vì quốc thái dân an, vì sự phồn vinh của dân tộc....

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Võ cổ truyền Việt Nam tại Thái Nguyên: Thời cơ và sứ mệnh

Võ cổ truyền Việt Nam tại Thái Nguyên: Thời cơ và sứ mệnh

(Thanh tra) - Trong bối cảnh đất nước hội nhập với các nền kinh tế thế giới, Võ cổ truyền không chỉ dừng lại ở việc rèn luyện sức khỏe, hay bảo tồn giá trị truyền thống, mà còn được coi là một phương tiện quảng bá văn hóa hiệu quả. Tại Thái Nguyên, vùng đất giàu truyền thống lịch sử - văn hóa - cách mạng, Võ cổ truyền đang đứng trước những thời cơ lớn, đồng thời gánh trên vai một sứ mệnh quan trọng là làm như thế nào để thúc đẩy phong trào tập luyện thể dục thể thao phát triển xứng tầm, đặc biệt là võ cổ truyền Việt Nam.

TK

17:30 26/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm