Nhưng sẽ thật thiếu sót nếu không nhắc đến những sản phẩm thủ công tinh xảo đậm đà bản sắc vang danh lẫy lừng. Và đồ gốm chính là minh chứng cho sự phát triển của dòng chảy mỹ thuật với bề dày lịch sử từ ngàn năm nay. Hãy cùng tìm hiểu đôi nét về gốm sứ Nga và Trung Quốc qua bài viết dưới đây nhé!

Nga và câu chuyện cổ tích mang tên Gzhel

Gzhel là phong cách gốm sứ Nga có nguồn gốc từ làng Gzhel và khu vực lân cận gần thủ đô Moscow, xuất hiện lần đầu tiên vào cuối thế kỷ 13, khi đất sét được khai thác rộng rãi và sau đó sản xuất thành gốm sứ tại đây. 

Ban đầu, các thợ thủ công đã tạo ra những bức tượng nhỏ bằng đất sét được trang trí với nền trắng (được làm bằng men tráng thiếc) sau đó chúng sẽ được sơn với các màu sắc khác nhau, chủ yếu là màu xanh lam. Từ đó, sản phẩm gốm sứ Gzhel đa dạng hơn với đồ trang trí mô tả con người, động vật... cho đến đồ dùng nhà bếp và ấm trà. Kể từ thế kỷ 16, Gzhel và khoảng 30 ngôi làng ở thời kỳ tân cổ đã trở thành trung tâm sản xuất gốm của Nga. Ngôi làng Gzhel đã thay đổi rất ít trong vài thế kỷ qua: Vẫn là một ngôi làng nhỏ trên dòng sông Gzhelka. Ngày nay hầu hết đồ sứ bạn nhìn thấy ở Nga vẫn được sản xuất tại Gzhel với hệ thống xưởng chuyên nghiệp.

Đặc trưng của đồ gốm Gzhel là họa tiết sơn màu xanh lam đặc biệt trên nền trắng. Đồ gốm Gzhel luôn được làm bằng tay với họa tiết đặc trưng văn hóa Nga từ thiên nhiên cho đến đời sống hằng ngày. Nếu có cơ hội đến chơi nhà của người Nga, bạn có thể thấy họ trang trí nhà cửa bằng cốc, đĩa, bình trà và ấm samovar, đồng hồ và tượng nhỏ ngộ nghĩnh đẹp mắt từ gốm Gzhel. 

Trong các chuyến tham quan Moscow và St. Petersburg khi du lịch Nga, bạn đừng quên đến thăm bảo tàng để tìm hiểu thêm về sản xuất gốm Gzhel nhé!

Trung Quốc và huyền thoại về gốm Cảnh Đức

Nhắc đến Trung Quốc là nhắc đến thiên đường gốm sứ - bởi danh từ "đồ sứ" đã trở thành biểu trưng cho nơi đây. Không phải ngẫu nhiên mà từ “China” trong tiếng Anh vừa có nghĩa là “Trung Quốc” vừa có nghĩa là “đồ sứ”. 

Nhiều thế kỷ trước, Trung Quốc là siêu cường nghệ thuật thế giới, nổi tiếng với những sản phẩm thủ công tinh xảo. Khi người châu Âu lần đầu tiên nhìn thấy đồ sứ Trung Quốc, họ đã bị cuốn hút ngay lập tức với vẻ đẹp kỳ lạ cùng độ trong mờ và vượt trội hơn bất cứ vật liệu nào thời điểm đó. 

Sau khi trải qua quá trình nhào nặn và nung trong lò rồi được vận chuyển trên khắp thế giới, đồ sứ Trung Quốc đã tô điểm cho các tòa thành của người Ba Tư, Mông Cổ và Pháp. 

Bên cạnh lụa, đây là sản phẩm xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc. Và có một địa danh đã làm nên lịch sử lẫy lừng cho loại nguyên liệu “đất trắng” kỳ lạ này, đó chính là thị trấn Cảnh Đức thuộc tỉnh Giang Tây phía Nam Trung Quốc.

Thị trấn Cảnh Đức, hay còn gọi là Cảnh Đức Trấn của thời đại vàng son năm xưa là một trong bốn trung tâm gốm sứ trong thời nhà Minh. Xuất phát từ một làng nhỏ đơn sơ ban đầu, nơi đây đã được chọn để chế tác các món đồ gốm dành cho nhà vua và hoàng gia triều Tống sử dụng. 

Sản phẩm gốm Cảnh Đức hội tụ đủ 4 đặc tính cao cấp tồn tại với thời gian không nơi nào sánh được, đó là mỏng như tờ giấy, trắng như ngọc, sáng như gương và âm thanh khi búng tay vào trong như tiếng chuông. Sản phẩm sứ tiêu biểu của Cảnh Đức là sứ xanh và trắng vô cùng tinh tế với màu xanh sống động, nắm bắt được bản chất cổ xưa của sứ.

Hiện nay Cảnh Đức Trấn vẫn là trung tâm quan trọng về sản xuất gốm sứ của Trung Quốc.

Để đến đây, bạn có thể đi máy bay, tàu hỏa hoặc xe bus từ Nam Xương. Hãy dành thời gian dạo quanh và chiêm ngưỡng các cửa hàng bán và trưng bày các sản phẩm đồ gốm sứ tại Phố Sứ. 

Nếu muốn tìm hiểu kỹ hơn, bạn có thể đến Bảo tàng gốm sứ Cảnh Đức, hoặc vào thăm các xưởng làm gốm để tận mắt chứng kiến quy trình làm gốm của các nghệ nhân khi du lịch Trung Quốc. 

Ngoài ra, bạn có thể kết hợp đi thăm các địa danh khác gần Cảnh Đức Trấn như khu thắng cảnh thị trấn cổ Yaoli, làng nghệ thuật gốm quốc tế Sanbao được tạo bởi nghệ sĩ gốm nổi tiếng thế giới Jackson Li và núi Gaolin - nơi đầu tiên phát hiện ra đất sét cao lanh.

 Công ty Du lịch TransViet

Địa chỉ: 9 Đào Duy Anh, Quận Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (024) 7305 7939

Website: www.transviet.com.vn