Trước khi tham gia vào chính trị với tư cách là Chủ tịch mới của Đảng Bhutan Kuen-Nyam, bà từng là Giám đốc điều hành của Dự án Sáng kiến Samdrup Jongkhar (SJI) do Tổ chức xã hội dân sự (CSO, Civil Society Organizations) lãnh đạo.
SJI được thành lập bởi Tổ chức Dzongsar Khyentse Rinpoche, có trụ sở tại Samdrup Jongkhar ở phía Đông Nam Bhutan.
SJI được thiết kế để thúc đẩy sự phát triển hài hòa với các mục tiêu và chính sách tổng quát hạnh phúc quốc gia (GNH) của Chính phủ Hoàng gia Bhutan.
Mục đích ban đầu của nó là nâng cao mức sống ở Samdrup Jongkhar bằng cách thiết lập an ninh lương thực và tự cung tự cấp, bảo vệ và tăng cường môi trường tự nhiên, củng cố cộng đồng, phát huy văn hoá độc đáo, bắt nguồn từ việc di dân ở nông thôn và thành thị, và tinh thần tự lực.

Tham nhũng đang gặm nhấm các dịch vụ công cộng quan trọng ở châu Á và Thái Bình Dương. 

Người nghèo phải chi trả những khoản tiền vô lý. Phần lớn các quốc gia trong khu vực này nằm trong nửa dưới của chỉ số đo tham nhũng. 

Mặc dù tăng trưởng kinh tế cao, nhưng cuộc sống của khoảng 700 triệu người trong khu vực luôn trong tình trạng không có điện. 

Theo 1 cuộc khảo sát tại 16 nước châu Á, hơn 1/4 cho rằng họ đã phải trả một khoản tiền hối lộ trong năm 2017. Đó là hơn 900 triệu người phải sử dụng tiền vào việc hối lộ để được tiếp cận các dịch vụ công cơ bản như y tế, giáo dục, điện và nước. (Phong vũ biểu toàn cầu về tham nhũng của Tổ chức Minh bạch Thế giới - TI - Global Corruption Barometer, 2017).

Tham nhũng là yếu tố gây bất bình đẳng đối với phụ nữ bởi vì họ chiếm 70% số người nghèo trên thế giới và là những người sử dụng chính các dịch vụ công cơ bản như y tế, giáo dục, nước và vệ sinh. Những khoản tiền hối lộ ngày càng chiếm phần lớn thu nhập ít ỏi của những người phụ nữ nghèo, họ chỉ còn lại ít tiền để trang trải cho nhu cầu thiết yếu. 

Không một quốc gia nào nhận ra rằng một số ít người giàu có và quyền lực đã cướp đi cơ hội tiếp cận với các dịch vụ công, cơ hội sống của người nghèo. Tình hình này cần phải thay đổi, kêu gọi sự thay đổi, các Chính phủ phải thức tỉnh và lắng nghe.

Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng phụ nữ bị ảnh hưởng nhiều hơn nam giới bởi tham nhũng như thế nào, chưa kể những dân chúng thuộc tầng lớp dưới của xã hội. Tuy nhiên, có rất ít người đã nói về cách phụ nữ có thể trở thành những tác nhân thay đổi mạnh mẽ trong cuộc chiến chống tham nhũng - dù là ở vị trí lãnh đạo hay chỉ là công dân và thành viên của cộng đồng ở địa phương của họ.

Bà Dasho Neten Zangmo cho biết: Năm 2015, tôi là người đứng đầu Ủy ban Chống tham nhũng non trẻ ở Bhutan được thành lập bởi một nhóm bạn và bản thân tôi. Chúng tôi phải đối mặt với nhiều thách thức khi thành lập Ủy ban. Bhutan là một quốc gia nhỏ thậm chí không đến một triệu người, nơi mà mạng xã hội thúc đẩy các hành vi tham nhũng mà hầu hết mọi người thậm chí không thừa nhận là tham nhũng. Có rất ít sự kỳ thị gắn liền với những hành vi đó. Các cán bộ chống tham nhũng đã phải làm việc chăm chỉ và khéo léo nhằm thay đổi điều này.

Trong vòng 10 năm chúng tôi đã thay đổi rất nhiều thứ. Làm thế nào có thể làm được điều này? Nhân tố quan trọng nhất là các vị vua của chúng ta, những người đi đầu trong chống tham nhũng. Họ luôn luôn nhấn mạnh tham nhũng là một nguy cơ nhưng việc dung túng, bỏ qua cho tham nhũng còn có nguy cơ lớn hơn.

Ủy ban này luôn được bảo vệ tốt trước mọi can thiệp hoặc các yếu tố gây ảnh hưởng để đảm bảo sự độc lập trong hoạt động. 

Ngày nay, Bhutan được coi là một trong những quốc gia tham nhũng ít nhất trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương theo Chỉ số Nhận thức tham nhũng của TI.

Tôi cũng tin tưởng rằng cuộc chiến chống tham nhũng phải được đẩy lùi bởi xã hội nhằm thay đổi hành vi và thái độ của người dân. Là Giám đốc Chống tham nhũng và là Chủ nhiệm dự án của một tổ chức xã hội dân sự, tôi có quyền làm việc với các phụ nữ ở cơ sở, những người dẫn đầu trong việc theo dõi chất lượng cung cấp các dịch vụ công và thúc đẩy văn hoá liêm chính trong cộng đồng địa phương của họ.

Phụ nữ có thể là những tác nhân thay đổi mạnh mẽ ở cấp cơ sở khi họ là một phần của một cộng đồng được tổ chức bởi xã hội vì họ thường không ngại báo cáo các hành vi tham nhũng. Điều này cũng được chứng minh bởi các nghiên cứu nhấn mạnh 79% phụ nữ được khảo sát tin rằng phụ nữ thuộc nhóm cộng đồng có thể chống lại tham nhũng tốt hơn.

Bà Dasho Neten Zangmođã làm việc trong Chính phủ gần 30 năm với nhiều vị trí khác nhau cho đến khi rời khỏi chức vụ là Chủ tịch Ủy ban Chống tham nhũng của Bhutan vào năm 2015.
Bà trở về làng của mình ở khu vực Đông Nam Bhutan để phục vụ cộng đồng thông qua SJI và GNH.


 

Khả năng của phụ nữ chủ động chống lại tham nhũng đã được nhấn mạnh trong một cuộc hội thảo gần đây của UNDP/UNODC tổ chức tại Thái Lan về “Kỷ niệm phụ nữ chống tham nhũng ở Nam và Đông Nam Á” mà tôi cũng tham gia. 

Hội thảo đã tạo ra cảm hứng khi nghe kinh nghiệm của phụ nữ trong khu vực tạo đã có những cách khác nhau trong phòng chống tham nhũng tùy vào năng lực khác nhau của họ, như trọng tài (“thổi còi” - thông báo về cá nhân hoặc tổ chức có những hoạt động bất hợp pháp), nữ cảnh sát, luật sư và nhà báo...

Tôi cũng tin rằng chúng ta cần nhiều phụ nữ làm chính trị hơn nữa. Các nhà lãnh đạo nữ không phải là người trung thực hay ít tham nhũng hơn nam giới. Vấn đề nằm ở sự mất cân bằng quá lớn của phụ nữ trong chính trị ở châu Á. Sự mất cân bằng giới này có nghĩa là có ít phụ nữ lãnh đạo hơn - những người hiểu được tác động của tham nhũng đối với phụ nữ và đưa ra nhiều quan điểm và kỹ năng khác nhau tùy vào vị trí để tạo ra các chính sách nhằm hạn chế tham nhũng. Phụ nữ đưa ra các quan điểm khác nhau đối với những thách thức của quản lý và lãnh đạo, đảm bảo rằng các quyết định mạnh mẽ hơn, hiệu quả hơn và toàn diện hơn.

Ở châu Á, tầng lớp trung lưu ngày càng tăng và các công dân thì đòi hỏi được cung cấp thông tin nhiều hơn - sự thay đổi này phải bắt đầu từ các nhà lãnh đạo của họ. Đó cũng là lý do tại sao tôi quyết định tham gia sự nghiệp chính trị và được chấp nhận trở thành Chủ tịch Đảng Bhutan Kuen-Nyam (BKP). Đảng của tôi sẽ tranh cử trong cuộc bầu cử Quốc hội vào năm 2018. Cần phải thay đổi sự nhận thức của công chúng rằng chính trị là bẩn thỉu và các chính trị gia luôn bị nghi ngờ và khinh rẻ bởi chính những người dân mà họ phải phục vụ.

Phụ nữ và nam giới làm chính trị phải có ý thức cam kết phục vụ tất cả các thành viên trong xã hội với sự liêm chính cao nhất, đặc biệt là những người thuộc tầng lớp dưới của xã hội. Tham nhũng không chỉ là vấn đề của một vài quốc gia hoặc của một khu vực toàn cầu cụ thể. Chống tham nhũng phải cần có sự nỗ lực tập thể giữa Chính phủ, khu vực tư nhân, xã hội dân sự và các tổ chức quốc tế.

 

Ngọc Thông