10 năm trước (năm 2007), tham nhũng trong xây dựng cơ bản là căn nguyên khiến số người chết do động đất tại Iran tăng đột biến. Tương tự, 60 sĩ quan cao cấp và hàng trăm nhân viên bị điều tra do hối lộ, tham nhũng thực sự là nỗi ám ảnh đối với lực lượng Hải quân Mỹ năm 2017.

Những bài học từ các quốc gia khác nhau có lẽ đem lại cách nhìn nhận và đối phó đúng đắn của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với trọng trách là người đứng đầu Chính phủ. Nền kinh tế Trung Quốc càng phát triển càng mang lại những trở ngại mới. Tham nhũng không còn ở mức độ nhỏ mà chi phối đến hầu hết lĩnh vực. Trong khi đó, người dân ngày càng thể hiện thái độ không khoan nhượng, đòi hỏi tính hợp pháp, minh bạch, công bằng trong việc cung cấp các dịch vụ công cộng từ cơ sở hạ tầng, bảo vệ môi trường tới thu nhập và việc làm. 

Nhận thấy nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng vị thế Đảng, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khởi xướng chiến dịch “Đả hổ diệt ruồi” với quy mô và chiều sâu chưa từng có trong lịch sử. Trong vòng 5 năm, chiến dịch trên khiến 440 quan chức cấp tỉnh, 8.900 quan chức cấp thành phố, 63.000 quan chức cấp huyện, 278.000 cán bộ xã bị sa thải, xử phạt 58.000 người trong số đó bị xử lý hình sự chiếm 1,7% số Đảng viên gồm quan chức cấp cao (hổ) và cấp thấp (ruồi).

Kế tiếp sự thành công chiến dịch “Đả hổ diệt ruồi”, từ sau Đại hội Đảng lần thứ XIX, Ủy ban Giám sát Quốc gia thành lập nhằm hợp nhất các cơ quan chống tham nhũng và mở rộng giám sát đến cả lực lượng viên chức hiện chưa là Đảng viên, mà việc gây dựng và duy trì cơ quan này không đơn giản bởi ai dám chắc rằng: bản thân giới lãnh đạo không ban hành luật phục vụ lợi ích riêng họ?

Có thể nói, tham nhũng còn tác động sâu sắc đến đạo đức. David Graeber, giáo sư Trường Kinh tế Luân Đôn phân tích tư tưởng chính trị quan liêu khi thực hiện chương trình cải cách nhằm thúc đẩy thị trường phát triển. Ông cho rằng: những người theo khuynh hướng bảo thủ thường chỉ trích thái quá bộ máy chính trị với xu hướng đề ra giải pháp giảm vai trò Chính phủ. Vô hình chung động thái này tạo thành chất xúc tác khiến tình trạng quan liêu sinh sôi, nảy nở. Giáo sư David Graeber gọi đó là luận điệu chủ nghĩa tự do vì xu thế này gia tăng quy định, phức tạp hóa thủ tục hành chính, phình to bộ máy chính quyền, tăng biên chế”. 

Nói cách khác, thị trường chỉ có thể hoạt động hiệu quả khi Chính phủ hành pháp minh bạch, công bằng. Điều này có ý nghĩa gì với Trung Quốc?.

Ngoài việc xây dựng cơ chế giải quyết tranh chấp phát sinh quyền sở hữu và giao dịch tài sản trên thị trường, trong đó mô hình Ủy ban chống tham nhũng độc lập ở Hồng Kông có những điểm ưu việt mà Trung Quốc nên tham khảo thì biện pháp tăng lương cũng đáng được xem xét. Trên thực tế, lương công chứchiện tính toán dựa trên mức thu nhập của quốc gia không đảm bảo cho người lao động vượt qua cám dỗ từ những khoản lợi bất chính, khi công chức Trung Quốc ‘tham nhũng’ thời gian làm việc để tìm kiếm khoản phúc lợi đảm bảo sau nghỉ hưu, trái ngược hoàn toàn với các nước phát triển.

Vì vậy để hạn chế lợi ích nhóm giữa kinh tế–chính trị là điều không hề đơn giản bởi vấn đề này ‘đụng chạm’ đến nguyên tắc đạo đức. Có lẽ đây là thách thức lớn nhất với ông Tập Cận Bình, dù chiến dịch chống tham nhũng ông khởi xướng đã – đang đi đúng hướng.

Võ Như Uyên