Mổ mở lấy sỏi ống mật chủ - Mối lo vẫn luôn rình rập

Sỏi ống mật chủ là những viên sỏi được hình thành trong túi mật hoặc ống mật, có kích thước đa dạng, có thể nhỏ như hạt cát hoặc to như quả bóng bàn. 

Trước đây, để điều trị sỏi túi mật, sỏi ống mật, người bệnh thường được chỉ định phương pháp mổ mở hoặc mổ nội soi, thậm chí nhiều trường hợp phải cắt bỏ hoàn toàn túi mật để loại bỏ sỏi. Những phương pháp này thường gây đau đớn, thời gian hồi phục lâu, dễ dẫn đến biến chứng và để lại nhiều di chứng hậu phẫu ảnh hưởng đến sức khỏe và làm giảm chất lượng sống của người bệnh.

Hơn nữa, phương pháp này còn có tỉ lệ tái phát cao, ít trường hợp loại bỏ hoàn toàn sỏi nên nguy cơ phải mổ lại là rất thường gặp. Chính vì vậy, dù đã được mổ lấy sỏi nhưng người bệnh vẫn luôn đứng trước nguy cơ tái phát và những biến chứng nguy hiểm vẫn luôn rình rập.

2 lần đại phẫu vẫn không loại sạch sỏi

Trường hợp cô L.T.Vân, Quảng Ninh là một ví dụ. Cô Vân (60 tuổi) phát hiện mình bị sỏi mật từ năm 2014. Thời điểm ấy, cô thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, thỉnh thoảng bị đau bụng nhưng chỉ nghĩ là do rối loạn tiêu hóa bình thường.

Đến một hôm, cô bị đau bụng dữ dội, phải cấp cứu trong đêm thì mới phát hiện bị sỏi mật. Bác sĩ địa phương tư vấn, cô quyết định mổ mở để lấy sỏi. Sau phẫu thuật, vết mổ khiến cô đau đớn, phải nằm nội trú 20 ngày mới được ra viện, ảnh hưởng rất nhiều đến công việc, sinh hoạt thường ngày.

leftcenterrightdel
 Bệnh nhân L.T.Vân đã trải qua 2 lần mổ mở để lấy sỏi mật trước đây.

5 năm sau, cô lại thấy xuất hiện những biểu hiện tương tự như trước đó. Sau khi đi khám thì phát hiện sỏi tái phát. Đến thăm khám tại 2-3 bệnh viện ở Hà Nội vẫn chỉ định mổ mở với hy vọng lần này sẽ sạch sỏi.

Những tưởng sau 2 lần đại phẫu khó khăn và đau đớn, cô sẽ không phải lo lắng về việc tái phát bệnh nữa. Thế nhưng, trớ trêu thay, đến tháng 8/2022, cơn đau lại tiếp tục. Sau thăm khám, bác sĩ cho rằng trường hợp của cô có nguy cơ phải cắt bỏ túi mật và cắt một phần gan để điều trị sỏi triệt để và ngăn ngừa những biến chứng có thể xảy ra.

Kết luận này khiến cô L.T.Vân vô cùng hoang mang vì đã trải qua 2 cuộc đại phẫu mà vẫn không điều trị triệt để được bệnh lý này. Mỗi lần mổ mở, biết bao khó khăn và đau đớn mà bản thân đã phải cố gắng thật nhiều mới có thể vượt qua.

Tán sỏi mật qua da - Phương pháp tối ưu nhất cho bệnh nhân 2 lần phẫu thuật không sạch sỏi

May mắn cho cô Vân khi được một người bạn giới thiệu BV Hồng Ngọc đang áp dụng phương pháp mới về tán sỏi không mổ mở nên cô đã tìm đến đây. Từ kết quả thăm khám, bác sĩ phát hiện ống mật chủ của bệnh nhân có sỏi kích thước lớn 40x8mm, đường mật trong gan trái có nhiều viên sỏi nhỏ khoảng 17x9mm và có lắng đọng bùn tạo mủ trong đường mật.

Ngoài ra, tiền sử bệnh nhân đã mổ nhiều lần, nguy cơ nếu mổ lại sẽ gây dính, bóc tách đường mật gặp nhiều khó khăn. Ts.Bs Nguyễn Thái Bình - Chuyên gia đầu tiên tại Việt Nam tán thành công sỏi mật qua da, là người trực tiếp hội chẩn và đưa ra quyết định sử dụng phương pháp tán sỏi qua da bằng laser cho bệnh nhân.

Theo bác sĩ Bình “Đây được xem là phương pháp tối ưu nhất đối với trường hợp của cô Vân. Thứ nhất, phương pháp này ít xâm lấn hơn rất nhiều so với phẫu thuật, khi thực hiện chỉ cần tạo 1 cổng tán sỏi trên da dưới 5mm để tiếp cận sỏi, tránh cho bệnh nhân phải chịu thêm một cuộc phẫu thuật mổ mở nữa. Ngoài ra còn loại bỏ nguy cơ dính ổ bụng và thời gian hồi phục nhanh, hạn chế đau đớn cho người bệnh.

Thứ 2, phương pháp này có tính an toàn cao, ít xâm lấn nên khả năng xảy ra biến chứng như chảy máu, rò mật, nhiễm khuẩn đường mật thấp. Đặc biệt, phù hợp với bệnh nhân cao tuổi, nhiều bệnh lý nền như bệnh nhân Vân.

Thứ 3, tính hiệu quả của phương pháp này cao, có thể tiếp cận được tất cả các ngóc ngách sâu nhất của đường mật. Vì vậy, có thể lấy được hoàn toàn sỏi đường mật, tỉ lệ sót sỏi, tái phát sỏi thấp hơn so với những phương pháp khác”.

leftcenterrightdel
 Bác sĩ Nguyễn Thái Bình là một trong những chuyên gia tiên phong điều trị sỏi mật bằng laser - trực tiếp chủ trì ca can thiệp cho bệnh nhân Vân

Phép màu mở ra cho bệnh nhân 60 tuổi - Hết sạch sỏi, bảo toàn gan mật

Với những ưu điểm tuyệt vời của phương pháp tán sỏi mật qua da bằng laser, cô Vân nhanh chóng quyết định thực hiện điều trị dưới sự chủ trì của bác sĩ Bình.

Sau gây mê, thiết bị tán sỏi được đưa qua nhu mô gan. Theo bác sĩ, “Sỏi của bệnh nhân nằm ở đường mật gan trái, vì vậy phương án là tiếp cận sỏi từ đường mật gan phải, đảm bảo lấy được sỏi từ ống mật chủ và gan trái”.

Ca can thiệp diễn ra thuận lợi, bảo toàn được đường mật, gan, cơ thắt Oddi - van 1 chiều tránh trào ngược dịch tiêu hóa. Sau 7 ngày, bệnh nhân tái khám, tình trạng sức khỏe ổn định, hết hoàn toàn cơn đau, da dẻ hồng hào. Phim chụp của bệnh nhân cho thấy đã sạch sỏi hoàn toàn.

leftcenterrightdel
 Chỉ một vết rạch da 3mm, bệnh nhân Vân đã được loại sạch sỏi

Vậy là, sau 2 cuộc đại phẫu nhưng vẫn không sạch sỏi, trải qua lần tán sỏi khá nhẹ nhàng lần này, bệnh nhân đã có thể hoàn toàn yên tâm về sức khỏe của mình khi sỏi đã được loại bỏ hoàn toàn mà vẫn bảo toàn được túi mật và gan. 

Sau phẫu thuật, cô Vân chia sẻ: “Quá trình can thiệp rất nhẹ nhàng, chỉ sau 2 ngày cô đã có thể dậy đi lại và ăn uống được một chút, không phải nằm viện lâu như 2 lần mổ trước đây. Sau khi tán sỏi xong, bác sĩ thông báo là đã giữ được gan, mật mà vẫn loại bỏ sạch sỏi. Bản thân cô và gia đình thấy rất hạnh phúc, phấn khởi”.

leftcenterrightdel
 Bệnh nhân Vân hồi phục, đi lại nhanh nhẹn sau 3 ngày

Đây thật sự là một kỳ tích mà chính cô cũng không ngờ tới. Cô chia sẻ thêm: “Cơn đau sỏi mật đã hành hạ cô 8 năm nay rồi, đến giờ cô vẫn không quên được. Giá mà được áp dụng phương pháp này từ sớm thì cô đã không phải chịu đau đớn nhiều như vậy”.