Theo Ban Chủ nhiệm đề tài, để bảo đảm về phòng, chống tham nhũng (PCTN) ở Việt Nam, Đảng và Nhà nưởc ta đã ban hành nhiều chính sách và quy định của pháp luật nhằm tăng cường giám sát, kiểm tra, thanh tra, kịp thời phát hiện và xử lý những vi phạm trong việc thực hiện các giải pháp PCTN.

Ngay từ Luật PCTN năm 2005, hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra công tác PCTN đã được quy định trong nhiều điều luật. Các quy định này được kết thừa và tiếp tục hoàn thiện trong Luật Sửa đổi Luật PCTN năm 2012, Luật PCTN năm 2018.

Mặt khác, hiện nay cơ chế giám sát, kiểm tra, thanh tra nói chung và giám sát, kiểm tra, thanh tra công tác PCTN nói riêng được thiết lập với sự tham gia của nhiều chủ thể như giám sát, kiểm tra của Đảng; giám sát của cơ quan quyền lực Nhà nước; kiểm tra, thanh tra của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong hệ thống hành pháp. Các thiết chế và chủ thể xã hội như mặt trận quổc, báo chí, doanh nghiệp, ban thanh tra nhân dân và công dân cũng tham gia giám sát công tác PCTN. Với nhũng đối tượng khác nhau, nội dung và phương thức giám sát, kiểm tra, thanh tra công tác PCTN cũng rất đa dạng.

Ông Hùng cho biết, thời gian qua, hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra công tác PCTN đã góp phần quan trọng vào việc bảo đảm thực hiện tốt các quy định của pháp luật về PCTN ở Việt Nam; qua giám sát, kiểm tra, thanh tra công tác PCTN, các cơ quan có thẩm quyền đã kịp thời phát hiện những hạn chế, bất cập để có sự điều chỉnh phù hợp và chấn chỉnh, xử lý các hành vi vi phạm của các chủ thể trong việc thực hiện pháp luật về PCTN.

Tuy nhiên, hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra công tác PCTN hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế, vướng mắc. Qua lần sửa đổi năm 2012 và hiện nay là Luật PCTN năm 2018 nhiều quy định vẫn còn mang tính nguyên tắc, chưa được cụ thể hóa trong văn bản hưóng dẫn thi hành cũng như trong các văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng chủ thể.

Mặt khác, cơ sở pháp lý cho hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra công tác PCTN ở Việt Nam là chưa rõ ràng, đầy đủ. Trên thực tế hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra công tác PCTN còn chưa được tiến hành thường xuyên, kịp thời. Hiện tượng vi phạm chính sách, pháp luật về PCTN còn diễn ra nhiều. Hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra của các chủ thể nhà nước đối với công tác PCTN còn lúng túng, không thống nhất, không đồng bộ, thiếu hiệu quả, thiếu tính chuyên nghiệp.

Công tác giám sát, kiểm tra của các tổ chức Đảng đối với công tác PCTN hiện nay vẫn còn những hạn chế nhất định: Nhận thức của tổ chức Đảng và đảng viên về công tác giám sát, kiểm tra chưa cao, một số nơi việc thực hiện còn mang tính hình thức hoặc chồng chéo với chức năng của các cơ quan Nhà nước. Bên cạnh đó, với nguồn nhân lực và tổ chức như hiện nay, Ủy ban Kiểm tra Đảng các cấp khó đáp ứng được yêu cầu giám sát, kiểm tra đối với các tổ chức Đảng và đảng viên trong việc thực hiện các quy định về PCTN, bởi lẽ, các biện pháp phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng rất rộng và liên quan đến trách nhiệm của nhiều chủ thể. Trên thực tế hoạt động giám sát, kiểm tra của Đảng ở nhiều nơi chưa mạnh dạn chỉ ra được những thiếu sót, khuyết điểm của đối tượng bị kiểm tra để kịp thời sửa chữa, khắc phục khuyết điểm.

leftcenterrightdel
Toàn cảnh cuộc họp phê duyệt đề tài khoa học cấp bộ. Ảnh: TH 

Vì những lý do trên, việc lựa chọn nghiên cứu Đề tài “Giám sát, kiểm tra, thanh tra công tác PCTN" là cần thiết. Đề tài sẽ luận giải các vấn đề lý luận, chính trị, pháp lý, thực tiễn để từ đó đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách, pháp luật, quy định và nâng cao hiệu quả thực tiễn giám sát, kiểm tra, thanh tra công tác PCTN, góp phần nâng cao hiệu quả công tác PCTN ở Việt Nam.

Để đạt được mục đích trên, đề tài gồm 3 nội dung nghiên cứu: Cơ sở lý luận về giám sát, kiểm tra, thanh tra công tác PCTN; Thực trạng hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra công tác PCTN ở Việt Nam; Quan điểm, giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra công tác PCTN.

ThS Văn Tiến Mai, Ủy viên Phản biện 1, Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính Tổng hợp, Thanh tra Chính phủ, nhấn mạnh: Đây là đề tài thực sự cần nghiên cứu trong giai đoạn hiện nay. Theo ông Mai, tên đề tài cần bổ sung thêm chữ “hiện nay” để phù hợp với nội dung nghiên cứu mà thuyết minh đã lựa chọn.

Tại nội dung 1, Ban Chủ nhiệm làm rõ công tác PCTN gồm những nội dung gì? Cần bổ sung thêm việc trích một số nghị quyết có liên quan; bổ sung nội dung đánh giá hạn chế phần giám sát, kiểm tra của Đảng và khu vực ngoài Nhà nước.

Ngoài ra về phần biện pháp, cần bổ sung thêm mục tiêu nâng cao biện pháp thực hiện có hiệu quả giám sát, kiêm tra, thanh tra công tác PCTN.

TS Nguyễn Văn Tuấn, Ủy viên Phản biện 2, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thanh tra Chính phủ, đánh giá cao nội dung thuyết minh đề tài, đồng thời đề nghị Chủ nhiệm Đề tài phân định rõ hoạt động giám sát do cơ quan nào thực hiện? Đối tượng, nội dung, phạm vi để tránh chồng chéo.

ThS Phạm Thị Thu Hiền, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra đánh giá cao nội dung thuyết minh đã thể hiện rõ tính cấp thiết của việc cấp thiết của việc nghiên cứu, mục đích, đối tượng, phạm vi và nội dung nghiên cứu.

Tuy nhiên, theo bà Hiền tại nội dung 1, cần làm rõ chủ thể của hoạt động giám sát, thanh tra, kiểm tra về công tác PCTN; bổ sung thêm thêm nguyên tắc và hệ quả pháp lý của các hoạt động này; ở nội dung 2, cần đánh giá kỹ thực trạng hoạt động này, vì đây là đề tài có phạm vi rất rộng; nội dung 3: Bổ sung thêm quan điểm, giải pháp hoàn thiện chính sách giám sát, kiểm tra, thanh tra công tác PCTN.

Tổng hợp ý kiến, TS Lê Tiến Hào, nguyên Phó Tổng Thanh tra Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn, Tuyển chọn đề tài khẳng định, đây là đề tài có ý nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn. Đề tài đã làm rõ mục tiêu chung và mục tiêu nghiên cứu cụ thể, làm rõ phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu. Tuy nhiên đối tượng nghiên cứu của đề tài quá rộng, có thể thu hẹp lại phù hợp với mục đích đề tài cấp bộ.

Ngoài ra, đề tài cần luận giải và làm rõ hơn tính cấp thiết của việc nghiên cứu; bổ sung thêm Nghị quyết của Đại hội Đảng trên toàn quốc lần thứ XIII. Đối với tên đề tài nên giữ nguyên; phần mục tiêu cần bổ sung thêm hoàn thiện chính sách pháp luật quy định của Đảng và Nhà nước.

Với những kết quả đạt được, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn, tuyển chọn đề tài thống nhất thông qua phê duyệt thuyết minh đề tài. Ban Chủ nhiệm đề tài bổ sung, chỉnh sửa nhằm hoàn thiện thuyết minh theo kết luận của Hội đồng tại cuộc họp.

Thái Hải