Phát biểu dẫn đề, ông Nguyễn Tuấn Anh, Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế nhấn mạnh: Nhằm tạo điều kiện để hai bên chia sẻ những bài học kinh nghiệm, thực tiễn tốt về kiểm soát tài sản thu nhập của cán bộ, công chức, góp phần giúp Thanh tra Chính phủ triển khai thực hiện có hiệu quả các quy định về kiểm soát tài sản,thu nhập theo Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018.

Tại hội thảo, các đại biểu đã được nghe phía bạn chia sẻ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập của Cộng hòa Pháp, mô hình tổ chức và hoạt động của cơ quan kiểm soát tài sản thu nhập của Cộng hòa Pháp, quy chế hoạt động, nguồn lực tài chính, chính sách cho việc thực hiện chức năng, nhiệm của cơ quan kiểm soát tài sản thu nhập.

Bà Alice Bossière, Phó Bí thư Cơ quan Cao cấp về minh bạch công (HATVP) giới thiệu về cơ quan cấp cao về minh bạch công HATVP.

Theo đó, mô hình tổ chức của HATVP của Cộng hòa Pháp là một cơ quan hành chính độc lập đảm bảo nguyên tắc liêm chính cho đội ngũ công chức có nhiệm vụ kiểm soát tài sản, phòng ngừa các trường hợp xung đột lợi ích, thúc đẩy minh bạch công, kiểm soát mối quan hệ giữa những người vận động  hành lang và cơ quan công quyền.

Về cơ cấu tổ chức, HATVP đứng đầu là Chủ tịch Hội đồng, tiếp đến là Tổng Thư ký  và  Phó Tổng Thư ký , sau cùng là các vụ liên quan.

Từ ngày 1/1/2010, HATVP được mở rộng thêm thẩm quyền đối với công chức, viên chức của các ngạch; một số đối tượng cán bộ, công chức thuộc diện dễ có nguy cơ vi phạm đạo đức công chức và phát luật hình sự.

Bà Alice Bossière cho biết, các tài sản phải kê khai tại Pháp bao gồm: Bất động sản, các khoản đầu tư tài chính, tài sản ngân hàng và các khoản vay và nợ.

Việc kiểm tra kê khai tài sản được tiến hành khi bắt đầu nhiệm kỳ hoặc công việc mới; kết thúc nhiệm kỳ hoặc kết thúc công việc. Với có mục tiêu đảm bảo kê khai đầy đủ, chính xác và trung thực; phát hiện các trường hợp che giấu, hoặc biến động tài sản bất thường; ngăn ngừa mọi hành vi làm giàu bất chính.

“Quy trình kiểm tra, xác minh kê khai tài sản, thu nhập tại HATVP được thực hiện bởi Tổng cục Tài chính công (DGFiP) có nhiệm vụ thu thập thông tin liên quan đến nội dung kê khai hoặc chứng cớ chính xác khi thực hiện kiểm tra, xác minh; giám sát việc xác minh thuế do DGFiP thực hiện ngay khi bổ nhiệm một hoặc nhiều thành viên Chính phủ mới” - bà Alice Bossière nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, các cơ quan hành chính Nhà nước cũng có nhiệm vụ thu thập thông tin từ các cơ quan hành chính cung cấp cho Cơ quan Cao cấp về minh bạch công khi thực hiện kiểm tra, xác minh.

Đặc biệt, thường xuyên đối thoại với người có nghĩa vụ kê khai nhằm thu nhập mọi thông tin bổ sung cần thiết để kiểm tra xác minh việc kê khai.                           

Sau kiểm tra, hội đồng quyết định đóng hồ sơ và có thể công bố kết quả kê khai hoặc chỉ định báo cáo viên chuyên trách đối với hồ sơ phức tạp hoặc có vấn đề pháp lý mới phát sinh; sửa đổi kê khai, đánh giá trên bản kê khai mới và chuyển hồ sơ cho viện kiểm sát có thẩm quyền.

Việc xử phạt đối với những hành vi kê khai không đúng quy định, bà Alice Bossière cho biết, sẽ phạt từ 3 năm và phạt tiền 45.000 euro đối với các hành vi: Không thực hiện nộp kê khai tài sản và lợi ích liên quan, kê khai thiếu phần lớn tài sản hoặc lợi ích liên quan, cung cấp kết quả đánh giá tài sản gian dối. Hoặc là, cấm thực hiện quyền công dân thời hạn tối đa 10 năm; cấm hành nghề trong ngạch công vụ, có thể bị cấm vĩnh viễn .

Bà Alice Bossière lấy dẫn chứng cụ thể: Tháng 4/2016, vụ thượng nghệ sỹ bị phạt 6 tháng tù treo và bị phạt tiền 60.000 euro; tháng 9/2016, vụ cựu bộ trưởng bị cấm bổ nhiệm trong thời gian một năm, phạt 2 tháng tù treo và 5000 euro…

Bà Alice Bossière cũng cho biết thêm, trong năm 2019, có 23 hồ sơ bị chuyển sang cơ quan tư pháp với lý do là không thực hiện nghĩa vụ kê khai, thu lợi bất chính sau khi kế thúc công việc, thu lợi bất chính khi đang đướng chức, kê khai thiếu phần lớn tài sản, kê khai thiếu phần lớn lợi ích, lạm dung công quỹ.

Đối với các biện pháp giải quyết xung đột lợi ích, có 3 phương án mà HATVP áp dụng. Đó là sẽ công bố công khai lợi ích có liên quan như thông báo cho cấp trên và cán bộ chuyên trách về đạo đức công chức, có thể thông báo cho đồng nghiệp, thành viên hội đồng.

Thứ 2, gạt bỏ lợi ích liên quan trong đó  xác định đối tượng, lĩnh vực cần gạt bỏ lợi ích; tổ chức quy trình gạt bỏ lợi ích liên quan; ủy quyền ra quyết định và thẩm quyền ký cho người khác. Trước đó cần công khai để ngừng việc nhận các thông tin có liên quan đến quyết định đã được ủy quyền, không tham gia vào các cuộc họp bàn ra quyết định; đi ra khỏi phòng họp ở thời điểm ra quyết định; phổ biến nội dung và quy trình gạt bỏ  lợi ích của người có liên quan.

Từ chối lợi ích đối với trường hợp không thể giải quyết được bằng biện pháp gạt bỏ hoặc khi lợi ích có liên quan có tính chất không thể gạt bỏ.

Đối với việc ngăn ngừa xung đột lợi ích ở các thành viên Nghị viện, bà Alice Bossière cho biết, do nguyên tắc phân lập quyền lực nên HATVP không được thực hiện đối với các đại biểu Quốc hội hay đại biểu Thượng viện việc ra lệnh cưỡng chế chấm dứt đối với các lợi ích hoặc hoạt động liên quan của các đại biểu đó. Tuy nhiên các thành viên Nghị viện phải nộp bản kê khai lên HATVP Văn phòng Quốc hội/Thượng viện. Các văn phòng đó có thẩm quyền  xử lý các trường  hợp xung đột lợi ích.                                        

“Hành vi không nộp bản kê khai lên HATVP không phải là vi phạm hình sự đối với thành viên nghị viện, nhưng vẫn bị chế tài riêng từ Hội đồng Hiến pháp và có thể dẫn tới mất tư cách ứng cử đại biểu ở các kỳ bầu cử sau” - bà Alice Bossière nhấn mạnh.

Thái Hải