Đồng thời, chỉ đạo sát sao, tạo điều kiện cho Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ (VSTBPN) hoạt động hiệu quả, hoàn thành nhiệm vụ ở mức chất lượng cao tạo điều kiện trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, cử cán bộ nữ tham gia các khóa học nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Vai trò của nữ giới ngày càng được đánh giá cao

+ Thưa Phó Tổng Thanh tra, thực hiện mục tiêu quốc gia về BĐG, trong năm 2019, Ban VSTBPN TTCP đã đạt được những kết quả gì?

- Phó Tổng Thanh tra Trần Ngọc Liêm: Hằng năm, Ban VSTBPN TTCP đã thông qua các hoạt động tuyên truyền về BĐG truyền tải được những nội dung, thông tin về BĐG đến từng cán bộ, công chức, góp phần ngăn ngừa các hành động phân biệt đối xử về giới trong các hoạt động của đời sống xã hội, đặc biệt là đối với phụ nữ. Nhận thức về BĐG trong xã hội ngày càng nâng cao, những định kiến về giới, đặc biệt là đối với giới nữ ngày càng giảm, vai trò của nữ giới trong gia đình và ngoài xã hội ngày càng được đánh giá cao.

Về mục tiêu tăng sự tham gia của cán bộ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo nhằm từng bước giảm dần khoảng cách về giới trong lĩnh vực chính trị, TTCP gồm 20 vụ, cục, đơn vị với trên 700 cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (nữ 233), trong đó có 565 đảng viên (nữ 175).

Trong đó, nữ giới tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ TTCP, nhiệm kỳ 2015 - 2020 là 4/25 chiếm 16%, Ban Thường vụ 2/7 chiếm 28,5%.

Nữ giới quy hoạch Đảng bộ nhiệm kỳ 2020 - 2025: Ban Chấp hành: 13/55 chiếm 23,6%; Ban Thường vụ: 2/20 chiếm 10%;  Phó Bí thư: 1/5 chiếm 20%.

Ngoài ra, lãnh đạo nữ là cấp phó vụ trưởng có 7 đồng chí chiếm 12,5%; lãnh đạo cấp trưởng phòng có 15 đồng chí chiếm 26,3%; lãnh đạo cấp phó trưởng phòng 26 đồng chí chiếm 32,5%.

Mặt khác, với mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ, trong năm qua, TTCP cũng luôn chú trọng và ưu tiên, tạo mọi điều kiện đối với cán bộ nữ trong đào tạo, bồi dưỡng chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ, học sau đại học; sử dụng cán bộ, công chức nữ và phân công công việc phù hợp với trình độ, tạo điều kiện cho chị em nữ không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Để đảm bảo BĐG trong việc thụ hưởng chế độ, chính sách của Nhà nước, trong đời sống gia đình và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe đối với cán bộ, công chức nữ ngành Thanh tra, Ban VSTBPN cũng đề xuất với lãnh đạo TTCP về chế độ, chính sách phù hợp đối với cán bộ, công chức nói chung và cán bộ nữ nói riêng; đời sống vật chất, tinh thần của chị em phụ nữ trong cơ quan ngày được nâng cao; phối hợp với Ban Chấp hành Công đoàn TTCP tổ chức các hoạt động chăm lo cho cán bộ, công chức nữ nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 và Ngày Gia đình Việt Nam 28/6…

Quan tâm bố trí công việc hài hòa, phù hợp

+ Công tác BĐG gặp khó khăn gì, thưa ông?

- Phó Tổng Thanh tra Trần Ngọc Liêm: Với tính chất đặc thù của ngành Thanh tra, hầu hết cán bộ, đảng viên thường xuyên phải đi công tác xa nhà và dài ngày tại các địa phương trên phạm vi cả nước, nên chưa bố trí được cán bộ chuyên trách mà chỉ bố trí cán bộ kiêm nhiệm làm công tác BĐG, vì sự tiến bộ phụ nữ.

Mặt khác, hoạt động thanh tra là một trong những lĩnh vực mà cán bộ, công chức thanh tra luôn phải đối mặt với những thử thách, phức tạp từ những tác động tiêu cực, đòi hỏi mỗi cán bộ, công chức luôn phải rèn luyện, giữ vững phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, thường xuyên học hỏi, trau dồi kiến thức để phát huy năng lực của mình trước những khó khăn, phức tạp trong công tác chuyên môn.

Các quy định về hình thức xử lý vi phạm về BĐG còn chung chung, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của người phụ nữ; công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BĐG chưa nhiều, do đó hạn chế nhận thức xã hội về giới, BĐG.

Biểu hiện định kiến về giới vẫn còn tồn tại trong một số cán bộ, công chức, viên chức; một số chị em nữ còn tự ti, an phận, khả năng phấn đấu hạn chế.

Việc cấp kinh phí cho hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ, BĐG còn hạn chế.

Công tác BĐG luôn được lãnh đạo TTCP quan tâm. Ảnh: Thái Hải

 

+ Nhằm nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về BĐG, Ban VSTBPN đã có kế hoạch gì cho thời gian tiếp theo?

- Phó Tổng Thanh tra Trần Ngọc Liêm: Ngay từ đầu năm, TTCP đã kịp thời củng cố, kiện toàn Ban VSTBPN, xây dựng kế hoạch, chương trình thực hiện chiến lược quốc gia về BĐG. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về BĐG trong đội ngũ cán bộ, công chức trong TTCP; hàng năm có kế hoạch kiểm tra tình hình thực hiện mục tiêu quốc gia về BĐG; thành viên Ban VSTBPN được tập huấn nâng cao kiến thức về giới, phân tích giới và lồng ghép giới; Báo Thanh tra, Tạp chí Thanh tra, cổng thông tin điện tử hàng tháng có bài viết tuyên truyền về công tác BĐG, VSTBPN, biểu dương điển hình tiêu biểu nữ cán bộ, công chức, viên chức.

Nhận thức được việc BĐG trong gia đình có ý nghĩa quan trọng trong mọi thời đại, đặc biệt là ở cuộc sống hiện đại hóa công nghiệp hóa hiện nay; BĐG trong gia đình góp phần tăng chất lượng cuộc sống của các thành viên gia đình, góp phần tăng chất lượng công tác ở cơ quan đơn vị.

Quan tâm bố trí công việc hài hòa, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và bổ nhiệm, sử dụng và phân công cán bộ nữ công việc phù hợp với trình độ, tạo điều kiện cho cán bộ nữ không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tích cực trong phong trào thi đua “giỏi việc nước, đảm việc nhà”, đồng thời gắn với việc thực hiện phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc".

Bố trí, sắp xếp cán bộ nữ vào cấp ủy Đại hội Đảng các cấp

+ Ông có thể nói rõ hơn về nhiệm vụ trọng tâm BĐG năm 2020 của TTCP?

- Phó Tổng Thanh tra Trần Ngọc Liêm: Trước hết TTCP sẽ nâng cao nhận thức về BĐG; tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật về pháp luật về BĐG, đặc biệt là truyền thông thúc đẩy BĐG trong lĩnh vực chính trị.

Tập trung thực hiện các hoạt động tuyên truyền Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đại biểu lần thứ XIII của Đảng, bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2025.

Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả: Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị, Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 20/1/2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục đẩy mạnh công tác phụ nữ trong tình hình mới nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về BĐG và vì sự tiến bộ của phụ nữ và các chương trình hành động của Chính phủ, của TTCP và các cục, vụ, đơn vị cho toàn thể phụ nữ cán bộ, công chức, viên chức, lao động là cán bộ nữ phù hợp với điều kiện thực tiễn của từng cục, vụ, đơn vị.

Tăng cường vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng, thủ trưởng đơn vị đối với những vấn đề liên quan đến cán bộ nữ nhằm nâng cao nhận thức, cam kết trách nhiệm và chuyển đổi hành vi tích cực trong công tác BĐG, vì sự tiến bộ của phụ nữ; chỉ đạo các tổ chức đoàn thể vận động chị em phụ nữ tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, nhằm tạo động lực phụ nữ phát huy vai trò nòng cốt trong xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc;

Xây dựng người phụ nữ Việt Nam nói chung và phụ nữ Thanh tra nói riêng có sức khỏe, tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng động, sáng tạo, có lối sống văn hóa và lòng nhân ái, quan tâm và tạo mọi điều kiện để khơi dậy tiềm năng, trí tuệ, sức sáng tạo của phụ nữ để phát huy vai trò, vị thế của mình trong công tác.

Nâng cao năng lực của phụ nữ, nhằm tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo và chăm lo phụ nữ phát triển.

Phát huy vai trò và tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức sử dụng cán bộ nữ trong việc bố trí phân công công tác đối với cán bộ nữ đảm bảo đúng quy định về BĐG; ưu tiên lựa chọn nữ có đủ điều kiện tiêu chuẩn theo quy định trong quy hoạch và bổ nhiệm để đảm bảo tỷ lệ nữ nhằm thực hiện các mục tiêu quốc gia về BĐG; nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về BĐG và lồng ghép vấn đề BĐG trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nữ nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực lãnh đạo, quản lý đáp ứng yêu hiện nay.

Cấp ủy các cấp, nhất là người đứng đầu phải chủ động và có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo việc rà soát, đánh giá để đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sắp xếp cán bộ nữ vào các chức danh cơ cấu tham gia vào cấp ủy Đại hội Đảng bộ các cấp, Đại hội Đại biểu Đảng bộ TTCP lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2020-2025; tạo cơ hội cho cán bộ nữ tham gia hoạch định các chính sách, góp phần cải thiện điều kiện sống và làm việc, nâng cao sức khỏe và phát huy trí tuệ, năng lực của phụ nữ trên các lĩnh vực của đời sống xã hội; đảm bảo sự tham gia bình đẳng của phụ nữ trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.

Triển khai tuyên truyền, tập huấn về công tác BĐG và vì sự tiến bộ của phụ nữ, nâng cao kiến thức về giới, về lồng ghép vấn đề BĐG trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật cho cán bộ quản lý Nhà nước về BĐG, cán bộ chủ chốt từ cấp phó trưởng phòng trở lên và thành viên Ban VSTBPN.

Triển khai tuyên truyền, tập huấn về công tác BĐG và vì sự tiến bộ của phụ nữ, nâng cao kiến thức về giới, về lồng ghép vấn đề BĐG trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật cho cán bộ quản lý Nhà nước về BĐG, cán bộ chủ chốt từ cấp Phó trưởng phòng trở lên và thành viên Ban VSTBPN.

Tiếp tục kiện toàn Ban VSTBPN, bố trí cán bộ làm công tác BĐG; tổ chức kiểm tra, giám sát phát hiện, giáo dục, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm Luật BĐG.

+ Xin trân trọng cảm ơn Phó Tổng Thanh tra!

Thái Hải (Thực hiện)