Phát biểu khai mạc hội thảo, TS. Trần Văn Minh – Phó Tổng Thanh tra Chính phủ cho biết, trong thời gian vừa qua, doanh nghiệp Nhà nước đã thể hiện vai trò quan trọng trong thực hiện chính sách kinh tế - xã hội; tạo nguồn thu lớn cho ngân sách Nhà nước; thực hiện tốt nhiệm vụ an ninh, quốc phòng và an sinh xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được và những đóng góp của nhiều doanh nghiệp Nhà nước còn thấp, chưa tương xứng với nguồn lực Nhà nước đầu tư; nợ xấu, thua lỗ, thất thoát lớn; vi phạm chính sách, pháp luật; tình trạng rủi ro, yếu kém, thua lỗ, mất kiểm soát không được phát hiện và xử lý kịp thời, hiệu quả.

Để tăng cường quản lý nhằm nâng cao hiệu quả và giá trị doanh nghiệp Nhà nước, ngày 3/6/2017, Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII đã thông qua Nghị quyết số 12-NQ/TW về tiếp tục tái cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước. Thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TW, Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động kèm theo Nghị quyết số 97 NQ/CP ngày 2/10/2017 và giao Thanh tra Chính phủ chủ trì xây dựng, trình Chính phủ ban hành Đề án “nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát, của cơ quan Nhà nước đối với doanh nghiệp Nhà nước, phòng ngừa, phát hiện và xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật, tiêu cực, tham nhũng, lãnh phí trong doanh nghiệp Nhà nước”. Thời điểm ban hành Đề án là năm 2020…

 
TS. Trần Văn Minh – Phó Tổng Thanh tra Chính phủ phát biểu tại hội thảo. Ảnh: CT

TS. Trần Văn Minh – Phó Tổng Thanh tra Chính phủ nhấn mạnh, thông qua hội thảo lần này, Ban soạn thảo và Tổ biên tập Đề án mong muốn được lắng nghe ý kiến của các đại biểu về cơ chế, biện pháp phòng ngừa, phát hiện và xử lý vi phạm pháp luật tiêu cực, tham nhũng, lãnh phí trong doanh nghiệp Nhà nước, đặc biệt là tập trung phản ánh thực tiễn công tác kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp Nhà nước thời gian qua. Đồng thời, mong muốn các đại biểu đề xuất những giải pháp liên quan đến việc thiết lập hệ thống quản trị, kiểm soát nội bộ doanh nghiệp Nhà nước hiệu quả nhằm phòng ngừa và xử lý rủi ro, vi phạm pháp luật tiêu cực, tham nhũng, lãnh phí…

TS. Nguyễn Quốc Văn – Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra phát biểu tại hội thảo. Ảnh: CT

Tại hội thảo, TS. Nguyễn Quốc Văn – Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra cho biết, hiện nay cơ chế kiểm soát đối với doanh nghiệp Nhà nước bao gồm kiểm soát từ bên ngoài bởi các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và kiểm soát bởi nội bộ doanh nghiệp. Hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra và kiểm toán đối với doanh nghiệp Nhà nước là cơ chế kiểm soát từ bên ngoài. Song hành với cơ chế này, việc thực hiện kiểm soát tự thân doanh nghiệp Nhà nước cũng là một phương thức hết sức quan trọng, chủ động, thường xuyên và liên tục nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý rủi ro – bao gồm các hành vi vi phạm pháp luật, tiêu cực, tham nhũng, lãnh phí trong doanh nghiệp Nhà nước.m soát nội bộ của doanh nghiệp Nhà nước có vai trò hết sức quan trọng và cần thiết khách quan. Nhất là trong bối cản

Cơ chế kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp Nhà nước hiện nay được quy định trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật như Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán… và các văn bản hướng dẫn thi hành. Việc hoàn thiện cơ chế kiểh tình hình vi phạm pháp luật, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực diễn ra trong nhiều doanh nghiệp Nhà nước và yêu cầu của Đảng, Chính phủ về việc tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và giá trị của doanh nghiệp Nhà nước…

Ông Nguyễn Chí Thành – Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) phát biểu tham luận tại hội thảo. Ảnh: CT

Tại hội thảo, các đại biểu tham gia đã tập trung thảo luận vào 3 nhóm vấn đề chính. Cụ thể gồm: Nhận diện nguy cơ và thực trạng vi phạm pháp luật, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong doanh nghiệp Nhà nước; thực trạng tổ chức kiểm soát nội bộ doanh nghiệp Nhà nước hiện nay; các giải pháp về việc thiết lập, hoàn thiện các hệ thống quản trị, kiểm soát nội bộ hiệu quả.

Kết thúc buổi hội thảo, TS. Trần Văn Minh – Phó Tổng Thanh tra Chính phủ ghi nhận và tiếp thu ý kiến tham luận của đại biểu và cho rằng những tham luận, ý kiến của các đại biểu sẽ là một trong những cơ sở thực tiễn giúp Ban soạn thảo và Tổ biên tập hoàn thiện Đề án này trong thời gian tới.

Chu Tuấn