Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 07/06/2011 - 07:47
(Thanh tra)- Dưới sự chủ trì của Phó Tổng Thanh tra Lê Tiến Hào, tại TP Hồ Chí Minh, Thanh tra Chính phủ vừa tổ chức hội thảo về Dự thảo Luật Khiếu nại (KN) và Dự thảo Luật Tố cáo (TC).
Quang cảnh hội thảo
Phát biểu chỉ đạo hội thảo, Phó Tổng Thanh tra Lê Tiến Hào nhấn mạnh: Mục tiêu của 2 dự án Luật là tạo điều kiện thuận lợi nhất cho công dân thực hiện quyền KN,TC, nâng cao trách nhiệm của chính quyền các cấp trong công tác giải quyết KN,TC đồng thời phải đồng bộ với hệ thống pháp luật, phải phù hợp với thực tiễn, với sự vận động, phát triển của nền kinh tế đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế.
Mở rộng quyền khởi kiện của công dân
Liên quan đến thẩm quyền giải quyết KN, Dự thảo Luật quy định thủ trưởng cơ quan thuộc UBND cấp huyện, thủ trưởng cơ quan thuộc sở có thẩm quyền giải quyết KN đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình trực tiếp quản lý. Chánh Thanh tra tỉnh Ninh Thuận Võ Văn Phải cho rằng: Thủ trưởng cơ quan thuộc UBND cấp huyện và thủ trưởng cơ quan thuộc sở. Theo đó, các cơ quan này chỉ là cơ quan tham mưu, không phải cơ quan quản lý và những người này không được ban hành quyết định hành chính. Do đó, việc giải quyết KN đối với trường hợp này phải do chủ tịch UBND huyện hoặc giám đốc sở giải quyết mới phù hợp và đúng thẩm quyền. Phó Chánh Thanh tra tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Như Cầu nêu lên một thực trạng: Trưởng phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc trưởng ban bồi thường giải phóng mặt bằng cấp huyện cũng ban hành quyết định giải quyết KN là không thể chấp nhận, bởi lẽ, trưởng phòng đăng ký kinh doanh do Giám đốc Sở bổ nhiệm, vì vậy, không phù hợp về thẩm quyền. Giám đốc Sở cũng không thể ủy quyền cho trưởng phòng giải quyết KN.
Về trình tự, thủ tục KN và giải quyết KN, nhiều đại biểu thống nhất cao việc KN và giải quyết KN chỉ được thực hiện ở 2 cấp hành chính, trong đó: Việc giải quyết KN lần 1 được thực hiện bởi người có quyết định hành chính, hành vi hành chính, với trình tự thủ tục ngắn gọn, nhanh chóng; lần 2 được thực hiện bởi thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có quyết định hành chính, hành vi hành chính. Cơ chế này buộc cơ quan hành chính, mà trước tiên là người có quyết định hành chính, hành vi hành chính phải có trách nhiệm đến cùng đối với hoạt động quản lý của mình, tránh việc né tránh, đùn đẩy việc giải quyết KN lên cơ quan cấp trên, đồng thời tạo điều kiện cho họ khắc phục, sửa chữa kịp thời sai sót nếu có. Hầu hết các đại biểu đều đánh giá cao tầm quan trọng của đối thoại trong quá trình giải quyết KN và kiến nghị việc đối thoại phải được tổ chức ở cả 2 cấp hành chính trong giải quyết KN. Nét mới trong Dự thảo Luật KN là bảo đảm công dân có quyền được khởi kiện vụ án hành chính ở bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết ở cơ quan hành chính.
Vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm, phát biểu tranh luận là về KN đông người. Ông Nguyễn Như Cầu cho rằng, lập luận quy định trong Dự thảo còn chung chung quá, cần phải xác định thế nào là đông người, bao nhiêu người thì được gọi là đông người, trong trường hợp nhiều KN về cùng một nội dung thì người tiếp nhận KN hướng dẫn từng người một viết đơn riêng để được giải quyết và quyết định cuối cùng cho từng trường hợp phải tách ra thành từng quyết định riêng lẻ. KN đông người là một thực tế đang phát sinh nhưng lại chưa có quy định của pháp luật để xử lý nên khi xảy ra đã gây không ít khó khăn, lúng túng cho quá trình xem xét, giải quyết. Nhiều đại biểu tán thành đưa KN đông người vào Luật còn trình tự, thủ tục do Chính phủ quy định.
Phải bảo vệ người tố cáo
Thực hiện công cuộc đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, đất nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực. Bên cạnh đó, cũng đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, làm phát sinh TC trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước, TC cán bộ, công chức trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ. Số vụ việc TC tiếp tục gia tăng, tính chất gay gắt, phức tạp, có nhiều người tham gia. Chính vì vậy, việc xây dựng Luật TC nhằm thể chế hóa chủ trương, quan điểm của Đảng về công tác giải quyết TC, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý Nhà nước.
Về quyền TC, các đại biểu đã đi sâu phân tích, tán thành với quy định người có quyền TC là công dân và tổ chức, mặc dù Luật KN,TC hiện hành không quy định chủ thể TC là tổ chức nhưng có những trường hợp tổ chức vẫn đứng ra TC. Khi tổ chức đứng ra TC sẽ phát huy được sức mạnh tập thể, TC có trọng lượng hơn để yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền phải giải quyết. Mặt khác, đây cũng là những nguồn tin quan trọng để đấu tranh phòng, chống tham nhũng và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Đối với trường hợp chủ thể TC là tổ chức thì phải có người đại diện và chịu trách nhiệm về việc TC.
Dự thảo Luật quy định đa dạng các hình thức TC để tạo điều kiện thuận lợi cho công dân trong thực hiện quyền TC của mình, đó là hình thức TC trực tiếp, gửi đơn TC hoặc bản ghi lời TC, TC bằng điện thoại, fax, thư điện tử… Đây là một nhu cầu cần thiết và phù hợp với sự phát triển của khoa học công nghệ. Các đại biểu đề nghị cần có quy định chặt chẽ, cụ thể về cơ chế điều tra, xác minh, trình tự thủ tục giải quyết đối với hình thức TC này.
Các đại biểu nhất trí cao với Dự thảo Luật TC đã đưa ra nhiều điều quy định về việc bảo vệ người TC và xem như là một hình thức vừa bảo đảm an toàn, vừa khuyến khích đối với những người TC có trách nhiệm TC có nội dung tốt, tích cực.
Dự thảo Luật ghi nhận quyền được bảo vệ của người TC, yêu cầu được bảo vệ của người TC, trách nhiệm và biện pháp của các cơ quan Nhà nước, nhất là cơ quan công an trong việc bảo vệ người TC, việc xử lý người vi phạm quy định pháp luật về bảo vệ người TC. Các ý kiến đề nghị phải quy định cụ thể về bảo vệ người TC, nhân thân của người TC, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, uy tín danh dự, việc làm, chế độ, chính sách khen thưởng đối với người TC…
Kết thúc 2 ngày hội thảo, ông Đỗ Gia Thư, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thanh tra Chính phủ, đánh giá cao các ý kiến xác đáng, có cơ sở lý luận và thực tiễn của các đại biểu là lãnh đạo thanh tra các tỉnh, TP khu vực phía Nam. Từ đó giúp Ban Soạn thảo cân nhắc, chỉnh lý, sửa chữa, bổ sung, sớm hoàn thiện 2 dự án Luật KN, Luật TC để trình Quốc hội vào cuối năm 2011.
Minh Tâm
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Phó Chủ tịch UBND TP Thanh Hoá, Nguyễn Việt Hùng đã ký quyết định xử phạt hành chính đối với Tổng Công ty Cổ phần Miền Trung 50 triệu đồng, vì đã vi phạm không xây dựng, ban hành kế hoạch xử lý sự cố hoặc ứng cứu khẩn cấp tại nơi làm việc.
Hương Trà
16:36 14/12/2024(Thanh tra) - Ngày 14/12, Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức lễ công bố và trao quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc chỉ định 4 đồng chí tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Thu Huyền
16:28 14/12/2024Trần Quý
15:00 14/12/2024Lê Hữu Chính
14:40 14/12/2024Hương Trà
07:00 14/12/2024Lâm Ánh
06:30 14/12/2024Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền
Uyên Uyên
Hương Giang