Theo dõi Báo Thanh tra trên
Chủ nhật, 29/01/2012 - 00:54
(Thanh tra) - Gần 3 tháng đảm nhiệm vị trí Phó tổng Thanh tra Chính phủ theo quyết định bổ nhiệm của Thủ tướng Chính phủ, Phó tổng Thanh tra Chính phủ Ngô Văn Khánh đã và đang từng bước thể hiện những điều tâm huyết của mình sau nhiều năm gắn bó với Ngành. Những ngày đầu Xuân Nhâm Thìn, ông đã có cuộc trò chuyện về những tự hào và trăn trở...
Đồng chí Ngô Văn Khánh trả lời báo chí nhân kỷ niệm 66 năm ngày thành lập ngành Thanh tra Việt Nam
Vinh dự, tự hào!
Thưa Phó tổng Thanh tra, nhìn lại hơn 20 năm công tác và trưởng thành tại Cơ quan TTCP, ông được nhiều đồng nghiệp đánh giá là thành công từ chính lĩnh vực chuyên môn mà mình gắn bó lâu nhất. Ông có điều gì muốn chia sẻ?
Đồng chí Ngô Văn Khánh: Sau khi rời quân ngũ, tháng 5/1990 tôi chuyển ngành về nhận công tác Cơ quan Thanh tra Nhà nước (nay là TTCP). Mặc dù đã qua gần 10 năm quân ngũ, khi đó tôi vẫn được coi là một trong số những cán bộ trẻ của cơ quan và được phân công công tác tại Cục Thanh tra xét khiếu tố (Cục II). Gần 1 năm sau, Cơ quan Thanh tra Nhà nước thành lập trở lại Vụ II (tên đầy đủ hiện nay là Vụ thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo khối Nội chính và Kinh tế tổng hợp), và tôi được điều động về công tác tại Vụ II đến nay.
Sau 20 năm trực tiếp công tác trong ngành Thanh tra, chủ yếu trong lĩnh vực thanh tra, trải qua nhiều cương vị công tác, tôi phần nào thấu hiểu về những khó khăn - thuận lợi, cơ hội - thách thức, những bài học kinh nghiệm, những thành quả trong thực hiện nhiệm vụ của đơn vị, cơ quan và của Ngành mình. Năm 2010, ngành Thanh tra đón nhận Huân chương Sao vàng. Đó là phần thưởng cao quý, là vinh dự, tự hào lớn lao mà Đảng, Nhà nước và nhân dân dành cho những đóng góp to lớn của ngành Thanh tra, cho Cơ quan TTCP, cho các thế hệ cán bộ Thanh tra, trong đó có bản thân tôi.
Với tôi, niềm vinh dự, tự hào nói trên càng trở nên sâu sắc khi được nhận Quyết định của Thủ tướng Chính phủ giao đảm nhiệm trọng trách Phó tổng TTCP đúng buổi lễ kỷ niệm 66 năm ngày thành lập ngành Thanh tra Việt Nam.
Những bước phát triển và đóng góp lớn lao
Ông có thể đánh giá khái quát về những bước phát triển và thành quả trong công tác thanh tra những năm qua?
Đồng chí Ngô Văn Khánh: Nhìn lại lịch sử Ngành, không ai có thể phủ nhận những bước phát triển trong công tác thanh tra, từ hành lang pháp lý, tổ chức bộ máy, quy trình nghiệp vụ, đội ngũ cán bộ đến những thành quả trong công tác thanh tra đã được ghi nhận.
TTCP đã ngày càng làm tốt hơn chức năng quản lý Nhà nước về công tác thanh tra, đặc biệt là việc không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật về thanh tra; thực hiện ngày càng tốt hơn việc chỉ đạo, hướng dẫn về chương trình, kế hoạch, chuyên môn, nghiệp vụ cho toàn hệ thống, nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho toàn ngành, công tác nghiên cứu khoa học; đặc biệt, thực hiện ngày càng nhiều hơn, tốt hơn nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về thanh tra; hợp tác quốc tế...
Trong thực hiện quyền thanh tra, TTCP đã có những nỗ lực và đóng góp hết sức quan trọng: Việc lựa chọn, xác định nội dung thanh tra luôn bám sát nhiệm vụ chỉ đạo, điều hành của Trung ương Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; những vấn đề nóng, nhạy cảm có sự quan tâm rộng rãi của dư luận xã hội và được tiến hành với phương châm thận trọng, đúng pháp luật, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng có liên quan và đạt được hiệu quả cao. Những cuộc thanh tra chuyên đề diện rộng đã được TTCP chỉ đạo tập trung thống nhất với vai trò dẫn dắt, trọng điểm đồng thời phát huy tính chủ động và lực lượng của các tổ chức Thanh tra.
Kết quả hoạt động thanh tra nói trên đã phát hiện và kiến nghị xử lý nhiều vi phạm trong các lĩnh vực, phục vụ cho yêu cầu quản lý ở nhiều cấp độ khác nhau, từ vĩ mô đến vi mô, từ bổ sung sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế cụ thể đến những vấn đề quản trị, điều hành của các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp Nhà nước. Có thể kể đến một số cuộc thanh tra điển hình như: Cuộc thanh tra đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các ngân hàng thương mại lớn; cuộc thanh tra đối với ngành Hải quan, ngành Thuế; thanh tra diện rộng về quản lý, sử dụng đất đai trên phạm vi cả nước; Thanh tra Tập đoàn Vinashin; cuộc thanh tra Bảo hiểm xã hội; Tập đoàn Dầu khí, Tập đoàn Bưu chính viễn thông, Tập đoàn Sông Đà... Hầu hết các kết luận, kiến nghị qua các cuộc thanh tra được Thủ tướng Chính phủ đánh giá tốt, đáp ứng kịp thời hoạt động chỉ đạo, điều hành của Chính phủ trên các lĩnh vực.
TTCP cần là “người lo” nhiều hơn là “người làm”
Ông có suy nghĩ gì về hai nhiệm vụ trong công tác thanh tra của TTCP: Quản lý Nhà nước về công tác thanh tra và thực hiện quyền thanh tra theo quy định của pháp luật?
Đồng chí Ngô Văn Khánh: Từ rất lâu, tôi luôn suy nghĩ về hai “vai” của TTCP trong công tác thanh tra, đó là Người lo và Người làm. Theo đó, vai Người lo là thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác thanh tra; vai Người làm là thực hiện quyền thanh tra.
Các Cụ ta có câu, “một người lo bằng cả kho người làm”. Nếu chúng ta làm nhiều, làm tốt vai Người lo thì cả hệ thống các cơ quan Thanh tra ngành, cấp (bao gồm cả cơ quan, người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành) sẽ hoạt động tốt, đúng pháp luật, hiệu lực, hiệu quả phục vụ tốt cho quản lý, điều hành của các ngành, các cấp. Vấn đề cốt lõi cần nhấn mạnh ở đây chính là khi ta Lo tốt thì sẽ khơi dậy được sức mạnh to lớn của hệ thống tổ chức, lực lượng đông đảo cán bộ làm công tác thanh tra, trong đó có đội ngũ cán bộ có chuyên ngành sâu theo từng lĩnh vực quản lý Nhà nước khác nhau. Về nội hàm Lo thì đã rõ: Lo hành lang pháp lý cho tổ chức và hoạt động, đặc biệt là các quy trình nghiệp vụ chung hoặc đặc thù; Lo chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong tổ chức và hoạt động; Lo nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm cho toàn hệ thống; Lo kiểm tra, kiểm soát cho hoạt động thanh tra đúng pháp luật, hiệu lực, hiệu quả, phục vụ tốt nhất công tác chỉ đạo, điều hành của các cấp quản lý theo quy định của pháp luật... Nói Lo nhiều hơn Làm là nói theo cách tiếp cận nêu trên, hoàn toàn không có nghĩa TTCP sẽ coi nhẹ hoặc giảm hoạt động thanh tra của mình. Trái lại, TTCP tiếp tục không ngừng đổi mới nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động thanh tra. Một trong những vấn đề cần tập trung để đạt được là bám sát và phục vụ đắc lực cho hoạt động chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; phải lựa chọn và tập trung vào những vấn đề trọng tâm, trọng điểm, vấn đề nóng và chỉ đạo thực hiện thanh tra đúng Tầm với chất lượng và hiệu quả cao hơn nữa. Để đúng Tầm, chúng ta cần kiên quyết không chạy theo số lượng các cuộc thanh tra và nhanh chóng từ bỏ những việc không xứng tầm.
Nội hàm “Tầm” ở đây thật đơn giản, đó là hoạt động thanh tra của TTCP phải phục vụ tầm quản lý, điều hành của Chính phủ - kể cả khi thanh tra, kiểm tra những vụ việc cụ thể ở những đơn vị cơ sở, những doanh nghiệp cũng phải hướng về quản lý, điều hành của Chính phủ. Như vậy, Tầm không chỉ có nghĩa là quy mô cuộc thanh tra lớn hay phát hiện sai phạm nhiều, nghiêm trọng, mặc dù cái quy mô, cái phổ biến, cái nghiêm trọng cũng hàm chứa yếu tố của cái Tầm.
Cơ hội làm tròn hai “vai” ngày càng nhiều hơn
Về cơ hội để tạo được sự đổi mới và bứt phá ở quy mô toàn Ngành, có điểm nhấn nào, thưa Phó tổng Thanh tra?
Đồng chí Ngô Văn Khánh: Nếu có được cơ hội, tôi nhấn mạnh 03 nhóm cơ hội dưới đây:
Thứ nhất: Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI tiếp tục khẳng định vai trò hoạt động thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý Nhà nước và đặt ra yêu cầu đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra trong tình hình mới. Đây vừa là yêu cầu, nhiệm vụ, vừa là cơ hội, là động lực mạnh mẽ cho đổi mới công tác thanh tra.
Thứ hai: Luật Thanh tra 2010 đã mở ra nhiều cơ hội cho ngành Thanh tra nói chung hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn và TTCP có thể thực hiện tốt hai “vai” của mình. Đó là quyền chủ động hơn trong việc ra quyết định thanh tra, trong kiểm soát chất lượng hoạt động thanh tra; là quyền thanh tra lại; là quyền kiểm soát việc thực hiện các kết luận, kiến nghị thanh tra... Thực hiện tốt các quyền trên, TTCP vừa thực hiện tốt vai trò dẫn dắt, chia sẻ, đồng cảm, vừa kiểm tra, giám sát hoạt động của thanh tra Bộ, ngành, địa phương.
Thứ ba: Tổ chức bộ máy các cơ quan Thanh tra đã và đang được tiếp tục đổi mới, kiện toàn; đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý và trực tiếp làm công tác thanh tra đã được rèn luyện, trưởng thành, tích lũy được nhiều kinh nghiệm. Cũng cần phải nhìn thẳng vào thực tế trong những năm qua, lực lượng của chúng ta đông lên nhiều nhưng trình độ, năng lực, nhất là kỹ năng trong hoạt động thanh tra còn bất cập; năng lực đánh giá, phát hiện vấn đề, phát hiện những bất cập về cơ chế, chính sách còn hạn chế. Tuy nhiên, đây là vấn đề chúng ta hoàn toàn có cơ hội khắc phục thông qua công tác bồi dưỡng, đào tạo, đào tạo lại với nhiều hình thức khác nhau, coi trọng công tác tổng kết rút kinh nghiệm từ các cuộc thanh tra cụ thể cũng như diện rộng...
Không có rào cản
Về lâu dài, nếu được phân công phụ trách công tác thanh tra, ông sẽ bắt đầu việc đổi mới này từ đâu, thưa Phó tổng Thanh tra?
Đồng chí Ngô Văn Khánh: Việc phân công nhiệm vụ đối với cá nhân tôi cũng như các đồng chí Phó Tổng Thanh tra do Tổng Thanh tra quyết định theo thẩm quyền và quy chế làm việc. Tôi luôn sẵn sàng nhận và nỗ lực đề cao trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ được phân công. Dù không trực tiếp phụ trách công tác thanh tra tôi hoàn toàn có trách nhiệm và cơ hội thể hiện quan điểm nêu trên của mình theo quy chế làm việc của Ban cán sự Đảng và quy chế làm việc của TTCP - có nghĩa là không có rào cản.
Có lẽ đã đến ngưỡng để công tác thanh tra, ngành Thanh tra chuyển mình mạnh mẽ nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu đổi mới của quản lý Nhà nước. Tôi cũng tin rằng, không có rào cản nào để mỗi cán bộ Thanh tra và từng cán bộ lãnh đạo thể hiện chính kiến, tâm huyết và sự sáng tạo của mình nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra trong tình hình mới.
Tôi hiểu rằng, mới đảm nhận chức vụ Phó tổng Thanh tra, tức là chưa có kinh nghiệm về công việc mới này. Vì vậy, để có thể hoàn thành nhiệm vụ được giao, tôi tha thiết mong nhận được sự giúp đỡ, chia sẻ của cấp trên, của đồng chí, đồng nghiệp, trong đó có cơ quan báo chí và các phóng viên.
Xin trân trọng cảm ơn Phó tổng Thanh tra!
Đan Quế
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Năm 2024, công tác thanh tra trên địa bàn tỉnh Hậu Giang luôn được các cấp, ngành quan tâm chỉ đạo sâu sát. Các cuộc thanh tra, kiểm tra được triển khai thực hiện theo quy định, nội dung thanh tra có trọng tâm, trọng điểm.
Thu Huyền
21:00 14/12/2024(Thanh tra) - Phó Chủ tịch UBND TP Thanh Hoá, Nguyễn Việt Hùng đã ký quyết định xử phạt hành chính đối với Tổng Công ty Cổ phần Miền Trung 50 triệu đồng, vì đã vi phạm không xây dựng, ban hành kế hoạch xử lý sự cố hoặc ứng cứu khẩn cấp tại nơi làm việc.
Hương Trà
16:36 14/12/2024Thu Huyền
16:28 14/12/2024Trần Quý
15:00 14/12/2024Lê Hữu Chính
14:40 14/12/2024Hương Trà
07:00 14/12/2024Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền