Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 06/06/2011 - 12:26
(Thanh tra) - Sau 5 năm triển khai thực hiện Quyết định 132/2006/QĐ-UBND ngày 5/9/2006 của UBNDTP, công tác tiếp công dân (TCD), xử lý đơn, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo (KNTC) trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh đã có sự chuyển biến mạnh mẽ. Cơ quan chức năng đã kịp thời giải quyết các KNTC có tính chất phức tạp, kéo dài, giảm thiểu lượng đơn KN vượt cấp, đông người, phức tạp, gay gắt và ít phát sinh “điểm nóng”, góp phần thực thi hiệu quả Luật KNTC, củng cố niềm tin của nhân dân đối với các cấp chính quyền TP. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm và kết quả đạt được, Quyết định 132/2006/QĐ-UBND đã phát sinh nhiều hạn chế, bất cập, có những nội dung đã lạc hậu, không còn phù hợp với thực tế đời sống… Do đó, việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện Quyết định số 136/2006/QĐ-UBND cũng như việc xây dựng Quy trình TCD và xử lý đơn, là một yêu cầu cấp bách, là tất yếu khách quan trong tình hình hiện nay.
Hội thảo Quy trình tiếp công dân, xử lý đơn
Vẫn còn vướng mắc
TP. Hồ Chí Minh, một trong những đô thị lớn nhất nước, là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ, là đầu mối giao lưu quốc tế, có vị trí quan trọng của cả nước, cùng với sự tăng trưởng liên tục về kinh tế và trong những năm qua, cũng là địa phương diễn ra KNTC nhiều và diễn biến phức tạp. Số liệu thống kê cho thấy, trung bình hàng năm, cơ quan chức năng tiếp trên 30.000 lượt công dân, nhận và xử lý hơn 20.000 đơn thư KNTC, trong đó có trên 10.000 đơn thuộc thẩm quyền giải quyết.
Năm 2010, toàn TP tiếp 45.663 lượt công dân và 157 đoàn KN đông người, nhận tổng số 20.846 đơn, có 12.637 đơn thuộc thẩm quyền giải quyết… Và, thực tế có đến 80% đơn thư bị vi phạm thời hạn giải quyết! Đó là một áp lực rất lớn đối với các cấp chính quyền TP. Để từng bước đáp ứng đòi hỏi của thực tế đời sống và tháo gỡ những vướng mắc trong hoạt động tiếp dân, giải quyết KNTC, UBNDTP ban hành Quyết định 132/2006/QĐ-UBND nhằm tạo ra sự nhất quán về trình tự, thủ tục trong công tác TCD, xử lý đơn, giải quyết tranh chấp, KNTC; tập trung giải quyết các KNTC có tính chất phức tạp, kéo dài. Các cấp chính quyền tăng cường chỉ đạo, điều hành, thực thi hiệu quả Luật KNTC, các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật KNTC, Luật Đất đai năm 2003.
Theo ông Lê Văn Hùng, Phó Chánh Thanh tra TP, 5 năm qua, việc tiếp dân và xử lý đơn thư chưa thực sự gắn với công tác giải quyết KNTC nên việc quản lý Nhà nước về TCD, xử lý đơn chưa nhất quán, còn nhiều trùng lắp, chồng chéo, thông tin chưa mang độ chính xác cao, đơn KN vượt cấp vẫn còn nhiều. Việc tổ chức hòa giải ở cơ sở có tỷ lệ hòa giải thành không cao, việc đối thoại chưa đạt hiệu quả, thường tập trung vào công khai quá trình xác minh, thu thập chứng cứ, không nêu được hướng giải quyết cụ thể vụ việc, nhất là không chú trọng vào nội dung đối thoại.
Ông Nguyễn Trung Hiếu, Văn phòng TCDTP cho rằng, công tác TCD và xử lý đơn thư là một khâu rất quan trọng trong quá trình giải quyết KNTC, vừa mang tính pháp lý, vừa mang tính chính trị. Công tác này còn đòi hỏi phải tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật, đồng thời phải xử lý tình huống một cách linh hoạt, sáng tạo đối với từng vụ việc cụ thể, qua đó góp phần hạn chế việc công dân KNTC, góp phần an dân. Ông Hiếu đề nghị cần khẩn trương xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động TCD của các cấp, các ngành trên địa bàn TP. Chỉ có ổn định về tổ chức, mô hình, về địa vị pháp lý mới củng cố vững chắc tư tưởng và niềm tin của đội ngũ cán bộ, công chức (CBCC), mới hoàn thành tốt công tác chuyên môn và hạn chế đến mức thấp nhất hồ sơ giải quyết KNTC vi phạm thời hạn.
Phó Chánh Thanh tra TP Hoàng Đức Long nhấn mạnh rằng, tranh chấp, KNTC là những vấn đề khác nhau cần được giải quyết bởi các cơ chế khác nhau. Bên cạnh đó, Quyết định 132/2006/QĐ-UBND do UBNDTP ban hành kèm Quy định TCD, xử lý đơn, giải quyết tranh chấp, KNTC trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh được UBNDTP ký trước ngày Chính phủ ban hành Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật KNTC và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật KNTC, nên có những quy định không phù hợp với văn bản quy phạm pháp luật do cấp trên ban hành. Điều này trái với nguyên tắc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, là văn bản cấp dưới phải phù hợp với văn bản do cấp trên ban hành.
Giải pháp
Theo các lãnh đạo Thanh tra quận - huyện, Quyết định 132/2006/QĐ-UBND trong quá trình triển khai thực hiện đã phát sinh nhiều hạn chế, tập trung vào các nội dung chính như sau: Các quy định bất hợp lý, bất hợp pháp cần được sửa đổi, bổ sung, trong đó quy định về ủy quyền đối thoại, về các loại việc cần phải đối thoại, về thành phần Hội đồng hòa giải, cách thức xử lý trường hợp rút đơn KN; trường hợp đã rút đơn KN rồi lại đề nghị được tiếp tục thụ lý đơn KN, hướng giải quyết việc công dân yêu cầu được rút lại nội dung đơn tố cáo; trường hợp các đối tượng không tham gia đối thoại, cần xác định cụ thể thời gian tạm ngưng thụ lý hồ sơ khi mời 2 lần mà người KN không đến làm việc, để có sự đảm bảo về mặt quyền lợi của những người liên quan…
Việc hoàn thiện Quyết định 132/2006/QĐ-UBND nhằm đạt đến các mục tiêu: Giảm tầng lớp trung gian, khắc phục có hiệu quả việc vi phạm thời hạn giải quyết KNTC theo luật định đồng thời nâng cao tinh thần trách nhiệm và thái độ phục vụ của CBCC trong thực thi nhiệm vụ, từ đó nâng cao vai trò tham mưu của các cấp, các ngành về chế độ trách nhiệm một cách cụ thể, thay vì chỉ định lượng như trước đây, mà xác định rõ từng cá nhân, tổ chức phải làm gì, làm như thế nào trong mỗi công đoạn của quy trình, xác lập từng hồ sơ tranh chấp, KNTC chặt chẽ, khoa học, đúng theo quy định pháp luật. Bên cạnh đó là các biện pháp chế tài đối với hành vi trái pháp luật của các chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật trong lĩnh vực tranh chấp, KNTC và giải quyết tranh chấp, KNTC…
Như vậy, việc hoàn thiện Quy định TCD, xử lý đơn, giải quyết tranh chấp, KNTC trên địa bàn TP được ban hành kèm theo Quyết định 132/2006/QĐ-UBND của UBNDTP là phù hợp với cơ sở lý luận và thực tiễn, là giải pháp ưu tiên, đây là yêu cầu bắt buộc của nguyên tắc pháp chế XHCN, nhất là trong giai đoạn chúng ta đang xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN.
Chữ “Tâm” kia mới bằng ba chữ “Tài”
Thực tế cho thấy, pháp luật về KNTC và các văn bản hướng dẫn thi hành cũng chỉ định ra những nguyên tắc, yêu cầu chung nhất đối với việc TCD mà chưa đưa ra một trình tự, thủ tục chi tiết về hoạt động này. Quyết định 132/2006/QĐ-UBND cũng có quy định riêng cho công tác TCD nhưng lại đan xen với việc xử lý đơn tranh chấp, KNTC. Đã đến lúc công tác TCD và xử lý đơn thư phải được quy định chi tiết, cụ thể, ban hành một Quy trình riêng, bảo đảm cho công tác quản lý, chỉ đạo điều hành và thực hiện thông suốt, nhằm đạt hiệu quả cao nhất cho mục đích đề ra.
Giải quyết đơn thư của công dân vi phạm thời hạn luật định, ngoài sự phối hợp không chặt chẽ giữa các cơ quan liên quan, còn do từ trước đến nay chưa có một quy định pháp luật nào có chế tài nghiêm khắc để xử lý CBCC, cơ quan Nhà nước không thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ trong việc giải quyết đơn thư của công dân, của tổ chức; nếu có thì cũng quy định chung chung, mang tính hình thức. Việc đòi bồi thường thiệt hại thì cũng khó thực hiện, khi Nhà nước vẫn chưa có một quy định cụ thể về việc bồi thường tiền của, công sức đã bỏ ra của công dân khi CBCC, cơ quan Nhà nước kéo dài thời gian giải quyết KN không đúng luật. Trên thực tế, cho đến thời điểm hiện nay, vẫn chưa có một CBCC nào bị xử lý khi kéo dài thời hạn giải quyết đơn thư của công dân !? Vì vậy, việc xây dựng quy chế phối hợp là hết sức cần thiết, bao gồm phối hợp trong công tác TCD, trong việc giải quyết tranh chấp, KNTC. TCD phải gắn với giải quyết KNTC, phải là sản phẩm của công đoạn đầu vào của chuỗi công việc: TCD - giải quyết KNTC - thực hiện quyết định giải quyết KN, Văn bản giải quyết tố cáo…
Tùy theo từng điều kiện, hoàn cảnh, đối tượng cụ thể mà cán bộ TCD có cách xử lý phù hợp, nhưng để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ, cán bộ TCD không chỉ thành thạo về nghiệp vụ, chuyên môn mà còn phải có kiến thức tương đối sâu sắc, toàn diện ở nhiều lĩnh vực. Trên hết, vẫn rất cần đến tấm lòng, đến chữ “Tâm”, rồi mới đến chữ “Tài” của người cán bộ làm công tác tiếp dân, xử lý đơn và giải quyết KNTC! Đây là điểm mấu chốt tạo ra và giữ vững niềm tin của công dân với Đảng và Nhà nước.
Minh Tâm
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều 11/12, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và UBND tỉnh Long An công bố, trao quyết định cho các cán bộ được luân chuyển và điều động công tác khác. Các quyết định có hiệu lực kể từ ngày 16/12/2024.
Thu Huyền
20:04 11/12/2024(Thanh tra) - Thanh tra tỉnh Nghệ An vừa ban hành kết luận thanh tra về trách nhiệm của Chủ tịch UBND huyện Con Cuông trong việc chấp hành pháp luật thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo (KNTC) và phòng, chống tham nhũng (PCTN); việc thực thi công vụ, nhiệm vụ cán bộ, công chức, viên chức.
Văn Thanh
19:00 11/12/2024Hương Trà
18:24 11/12/2024Cảnh Nhật
18:00 11/12/2024Văn Thanh
17:39 11/12/2024Chính Bình
15:33 11/12/2024Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trung Hà