Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Phát hiện hơn 145 tỷ đồng sai phạm

Thứ năm, 23/02/2012 - 00:29

(Thanh tra)- Thiếu sự hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát địa phương trong phân bổ, quản lý, sử dụng và thanh quyết toán vốn các chương trình, đề án, dự án; chưa có biện pháp chấn chỉnh và xử lý vi phạm; chưa thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý Nhà nước… Đây là những hạn chế trong công tác quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) trong lĩnh vực dạy nghề được Thanh tra Chính phủ (TTCP) chỉ ra tại Kết luận thanh tra số 3095/KL-TTCP.

5 năm, chỉ thanh tra hơn 7% số cơ sở dạy nghề

Theo kết luận thanh tra, việc xây dựng các dự án luật, nghị định, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về dạy nghề; ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, hệ thống văn bản về dạy nghề chưa được đầy đủ, một số quy định không còn phù hợp với thực tiễn nhưng lại chậm được sửa đổi; công tác kiểm định chất lượng dạy nghề chưa được chú trọng, số cơ sở dạy nghề được kiểm định chất lượng dạy nghề đạt tỷ lệ thấp. Bộ chưa thành lập được các trung tâm đánh giá kỹ năng nghề quốc gia, chưa hình thành được các bộ phận chuyên môn thực hiện đánh giá kỹ năng nghề, chưa cấp được chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho người lao động. Công tác giáo dục, tư vấn, hướng nghiệp thực hiện chưa tốt; tuyên truyền, phổ biến chế độ chính sách pháp luật về dạy nghề chưa thường xuyên…

Tại một số địa phương, việc thực hiện chính sách, chiến lược, kế hoạch và các văn bản về dạy nghề không đầy đủ, còn nhiều vi phạm. Sở LĐ-TB&XH nhiều địa phương chưa làm tốt chức năng, nhiệm vụ là cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực dạy nghề; chưa tham mưu giúp cho UBND ban hành được quy hoạch, kế hoạch dài hạn, kế hoạch 5 năm về dạy nghề; chưa làm tốt công tác chỉ đạo, hướng dẫn cơ sở dạy nghề thực hiện công tác chuyên môn, chưa quan tâm đến công tác đào tạo, tập huấn cho công chức, viên chức và giáo viên dạy nghề; chưa bố trí đủ cán bộ chuyên trách về dạy nghề cấp huyện. Công tác tuyên truyền, phổ biến chế độ chính sách pháp luật về dạy nghề cũng chưa thường xuyên; chưa làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra về dạy nghề, ý thức chấp hành pháp luật ở một số cơ sở dạy nghề không nghiêm…

Thanh tra việc việc quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề; quy định và hướng dẫn thực hiện các chương trình khung, danh mục nghề, các quy chế về dạy nghề, TTCP nhận định: Việc chỉ đạo, hướng dẫn địa phương xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề thực hiện chưa tốt, chậm xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình khung, danh mục nghề đào tạo.

Công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện các quy chế, quy định về công tác giáo viên, giáo vụ, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn hoạt động dạy nghề chưa thường xuyên; chưa có biện pháp hiệu quả để chấn chỉnh, xử lý các địa phương và cơ sở dạy nghề vi phạm.

Việc xây dựng chương trình dạy nghề và đội ngũ giáo viên tại một số cơ sở dạy nghề còn nhiều yếu kém như chưa có đủ chương trình dạy nghề, thiếu hoặc không có giáo viên cơ hữu, giáo viên không có chứng chỉ đào tạo sư phạm theo quy định nhưng vẫn đứng lớp.

Cũng theo TTCP, trong 5 năm qua, Thanh tra Tổng cục Dạy nghề mới chỉ tổ chức thanh tra, kiểm tra 363 cơ sở dạy nghề (đạt 7,3%). Việc hướng dẫn, đôn đốc công tác thanh tra, kiểm tra về dạy nghề tại một số địa phương còn hạn chế. Số lượng cơ sở dạy nghề được thanh tra hàng năm đạt tỷ lệ dưới 15%. Cá biệt, có một số địa phương nhiều năm chưa được thanh tra.

Kiến nghị xử lý gần 50 tỷ đồng

Thanh tra việc phân bổ, quản lý, sử dụng và quyết toán vốn thực hiện Dự án Tăng cường năng lực dạy nghề và Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020, TTCP phát hiện hơn 145 tỷ đồng sử dụng sai quy định. Trong đó, từ năm 2006 - 2010, UBND 6 tỉnh, TP: Hà Nội, Thái Bình, Nam Định, Quảng Ngãi, Phú Thọ và An Giang sử dụng không đúng mục đích, mục tiêu, đối tượng hơn 104,6 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, nhiều sở LĐ-TB&XH và cơ sở dạy nghề chưa chú trọng đến điều tra, khảo sát, xác định nhu cầu sử dụng thiết bị trước khi đầu tư dẫn đến tình trạng đầu tư dàn trải, thiết bị mua về nhưng tần suất sử dụng thấp, kém hiệu quả. Công tác đấu thầu lựa chọn đơn vị cung cấp thiết bị còn yếu, chưa cạnh tranh lành mạnh, chưa tuân thủ các quy định của Luật Đấu thầu. Giám sát, nghiệm thu, giao nhận thiết bị không bảo đảm nguyên tắc, không đối chiếu, so sánh đầy đủ các thông số của thiết bị dẫn đến tình trạng thiếu thiết bị, sai nhãn mác, không đúng xuất xứ, không có nhãn mác hàng hóa, nghiệm thu, thanh toán khống thiết bị chưa mua… Tổng số tiền vi phạm lên đến 34,5 tỷ đồng.

Đoàn thanh tra cũng phát hiện 6 cơ sở dạy nghề đã mua 121 thiết bị bằng tiền dự án nhưng sử dụng vào công việc văn phòng hoặc cho đơn vị khác mượn, điều chuyển đi nơi khác sai mục đích sử dụng. Tổng số thiết bị trị giá 2,3 tỷ đồng. Đặc biệt, khi tiến hành thanh tra tại Trung tâm dạy nghề huyện Giao Thủy, Nam Định (nay là Trường Trung cấp nghề Thương mại - Du lịch - Dịch vụ), TTCP phát hiện Trung tâm đã mua thiết bị dạy nghề từ năm 2007 trị giá 629,7 triệu đồng, đã lập đủ hồ sơ mua bán thiết bị, nhưng trên thực tế tại thời điểm thanh tra (tháng 5/2011) còn rất nhiều thiết bị chưa được mua mà vẫn được khai khống trên hồ sơ. Số thiết bị thiếu có giá trị 265,7 triệu đồng.

Ngoài ra, TTCP cũng phát hiện một số vi phạm khác như: Sử dụng vốn của Dự án đào tạo nghề cho lao động nông thôn để dạy nghề không đúng đối tượng, tách lớp học để tính thêm chi phí, thống kê chi phí mua nguyên vật liệu, thiết bị, giáo trình không đúng thực tế hoặc không có chứng từ. Kiểm tra công tác đầu từ xây dựng một số hạng mục của 5 công trình, đoàn thanh tra phát hiện vi phạm về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản 3,1 tỷ đồng.

TTCP đã kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ LĐ-TB&XH và Tổng cục Dạy nghề tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động dạy nghề tại các địa phương; chấn chỉnh vi phạm, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về dạy nghề; chỉ đạo các cơ quan liên quan giảm trừ cấp phát vốn, hoàn trả dự án, thu hồi tiền chi sai quy định gần 50 tỷ đồng.

Riêng, với Trung tâm Dạy nghề huyện Giao Thủy, TTCP kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo UBND tỉnh Nam Định giao cơ quan chức năng của tỉnh xử lý theo quy định pháp luật đối với vụ việc có dấu hiệu cố ý làm trái gây thất thoát tài sản Nhà nước.

Trong Văn bản sTrong Văn bản số 9282/VPCP-KNTN, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đồng ý với những kiến nghị của TTCP, giao Bộ LĐ-TB&XH, UBND các tỉnh, TP: Hà Nội, Nam Định, Thái Bình, Phú Thọ, Quảng Ngãi, An Giang thực hiện các kiến nghị của TTCP, tổ chức kiểm điểm và có hình thức xử lý nghiêm minh đối với các đơn vị, cá nhân sai phạm. Việc kiểm điểm phải hoàn tất và báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý I/2012.

Khánh Linh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Thành phố Lạng Sơn: Hiệu quả trong công tác thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo

Thành phố Lạng Sơn: Hiệu quả trong công tác thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo

(Thanh tra) - Trong tháng 11/2024, UBND thành phố Lạng Sơn đã triển khai nhiều hoạt động quan trọng trong các lĩnh vực thanh tra, kiểm tra, tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo nhằm đảm bảo công tác quản lý Nhà nước hiệu quả và đáp ứng kịp thời các yêu cầu của công dân.

Chính Bình

15:33 11/12/2024
An Giang: Dự kiến tiến hành 102 cuộc thanh tra trong năm 2025

An Giang: Dự kiến tiến hành 102 cuộc thanh tra trong năm 2025

(Thanh tra) - Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Hồ Văn Mừng đã ký ban hành kế hoạch thanh tra năm 2025. Tại kế hoạch, Thanh tra tỉnh, thanh tra các sở và thanh tra huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh dự kiến tiến hành 102 cuộc thanh tra.

Cảnh Nhật

14:16 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm