Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 02/06/2011 - 05:23
(Thanh tra)- Trong thời gian gần đây, nhiều cơ quan báo chí nhận được thông tin phản ánh: Lãnh đạo Cty Cổ phần Cơ Kim khí Hà Nội (HAMECO, thôn Văn, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội) vi phạm các quy định của Luật Doanh nghiệp, có biểu hiện của việc cố ý làm thâm hụt vốn của các cổ đông, trong đó có cả phần vốn của Nhà nước…
Trụ sở của HAMECO
Sau khi tiếp nhận thông tin, chúng tôi đã tiến hành làm việc với các bên liên quan: Cty Cổ phần Quan hệ Quốc tế - CIRI (508 Trường Chinh, Hà Nội) và Tổng Cty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC, 15A Trần Khánh Dư, Hoàn Kiếm, Hà Nội) là hai cổ đông lớn của HAMECO. Riêng với HAMECO, chúng tôi đã liên lạc với ông Nguyễn Văn Mạ, Chủ tịch Hội đồng Quản trị (HĐQT) kiêm Giám đốc Cty nhưng không được. Sau khi liên lạc được với ông Cung Tiến Hưng, Phó Giám đốc HAMECO, chúng tôi được ông này yêu cầu phải chuyển văn bản về nội dung làm việc mới sắp xếp tiếp được. Mặc dù, đây không phải là điều kiện bắt buộc theo quy định của pháp luật, nhưng chúng tôi vẫn chấp nhận đề nghị này. Thế nhưng, sau khi nhận được văn bản trên, ông Hưng vẫn nại ra lý do để trì hoãn việc tiếp báo chí. Do vậy, trong bài viết này, Báo Thanh tra chỉ có thể chuyển tới bạn đọc những thông tin từ CIRI, SCIC và các tài liệu liên quan khác mà chúng tôi thu thập được về vụ việc này.
Cụ thể, HAMECO được cổ phần hóa từ doanh nghiệp Nhà nước (Xí nghiệp (XN) Kim Hà Nội, thuộc Sở Công nghiệp TP Hà Nội, chuyên sản xuất kim khâu, mạ kim loại …) vào năm 2002 với tổng số vốn điều lệ được xác định là 7,2 tỷ đồng. Các cổ đông lớn là: UBND TP Hà Nội (10%, gồm cơ sở vật chất hiện có của XN Kim tại thời điểm cổ phần hóa), CIRI và Cty Cơ khí chính xác HN (theo xác nhận của Chủ tịch HĐQT vào tháng 10/2010 cho cơ quan kiểm toán, CIRI đại diện cho 66,6% cổ phần tại HAMECO)… Sau khi được thành lập, HĐQT HAMECO được kiện toàn, trong đó ông Nguyễn Văn Mạ (nguyên Giám đốc XN Kim) được UBND TP Hà Nội ủy quyền nắm giữ phần vốn Nhà nước tại DN, giữ chức danh Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc; ông Cung Tiến Hưng (nguyên Phó Giám đốc XN Kim) giữ chức danh Phó Giám đốc.
Theo phản ánh từ CIRI, dấu hiệu vi phạm các quy định pháp luật của HAMECO được kể đến đầu tiên là nhiều năm liền không tổ chức Đại hội cổ đông (ĐHCĐ) thường niên và ĐHCĐ nhiệm kỳ. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ tổ chức, hoạt động của HAMECO, hằng năm đơn vị này phải tổ chức ĐHCĐ thường niên, 4 năm phải tổ chức ĐHCĐ nhiệm kỳ, bầu ra HĐQT mới (cũng như các chức danh khác lãnh đạo Cty). Tuy nhiên, suốt từ năm 2005 (ĐHCĐ nhiệm kỳ lần 2) đến nay, hoạt động này không được tổ chức thêm một lần nào, mặc cho các cổ đông lớn của HAMECO có ý kiến.
HĐQT nhiệm kỳ 2005 - 2009 có 3 thành viên là ông Mạ, ông Hưng và ông Nguyễn Ngọc Hiếu (cán bộ của CIRI được giao quản lý vốn tại HAMECO). Thế nhưng, nhiều cuộc họp của HĐQT, ông Hiếu không được tham gia, thậm chí là nhiều năm liền không được mời họp (kể từ 22/4/2008 đến nay).
Là Trưởng Ban kiểm soát của HAMECO, thông qua việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của Ban kiểm soát Cty, ông Đỗ Văn Thi đã khái quát một số dấu hiệu vi phạm pháp luật của lãnh đạo HĐQT HAMECO như sau: Tổng số thâm hụt vốn lũy kế của Cty đến thời điểm 31/10/2010 là 6,4 tỷ đồng (làm tròn), so với vốn điều lệ 7,2 tỷ đồng, vốn cổ đông bị thâm hụt gần 90%. Chủ tịch HĐQT, Ban điều hành Cty có dấu hiệu tư lợi, buông lỏng quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD). Cty giao khoán cho các phân xưởng sản xuất và mặc dù đơn vị luôn trong tình trạng thua lỗ nhưng vẫn chi tiền không đúng quy định cho các đơn vị này với lý do: Chuyển xưởng, hỗ trợ sửa chữa, chi thưởng, tết… Ngoài ra, còn tự ý đầu tư, khai thác, sử dụng xưởng gỗ trên khuôn viên đất của Cty, không thể hiện trên sổ sách kế toán. Phải chăng đây là dấu hiệu của việc trục lợi cá nhân? Mặc dù Ban kiểm soát đã có ý kiến đề nghị HĐQT tăng cường công tác quản lý, kiểm soát doanh thu… nhưng các đề xuất không được coi trọng.
Vẫn theo CIRI, đỉnh điểm của các sai phạm là việc ông Mạ, ông Hưng cố ý thành lập các Cty con trái luật, tự định giá giá trị tài sản của Cty thấp hơn nhiều giá thị trường rồi chuyển dịch chúng cho các Cty này. Cụ thể, năm 2010, ông Mạ, ông Hưng tổ chức họp HĐQT (không mời đại diện CIRI) và đưa ra quyết định thành lập các Cty: TNHH Một thành viên Cơ Kim khí Hà Nội 1, TNHH Một thành viên Cơ Kim khí Hà Nội 2, TNHH Một thành viên Cơ Kim khí Hà Nội 3. Các Cty này đều là Cty có 100% vốn góp của HAMECO dưới hình thức góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất và tài sản trên đất. Đồng thời, ông Mạ, ông Hưng còn tự ý làm các thủ tục đề nghị Sở Tài nguyên & Môi trường Hà Nội hủy các hợp đồng thuê đất của HAMECO đã ký với Sở này trước đó, thu hồi và giao lại cho các Cty con trên. Tại Quyết định số 84/QĐ-DN của HAMECO v/việc chuyển giao mặt bằng sản xuất kinh doanh (số 6 Hàng Gà) cho Cty TNHH Một thành viên Cơ Kim khí Hà Nội 2, ông Mạ nêu: “Sau khi nhận chuyển giao, Cty TNHH Một thành viên Cơ Kim khí Hà Nội 2 không phải liên đới chịu bất cứ trách nhiệm gì đối với hoạt động do Cty Cổ phần Cơ Kim khí Hà Nội giao kết, thực hiện trước và sau khi chuyển giao”.
Theo đánh giá của một số chuyên gia pháp lý, việc làm trên của ông Mạ, ông Hưng là chuyển tài sản của HAMECO (trong đó là tài sản chung của CIRI, SCIC và nhiều cổ đông nhỏ lẻ khác) thành tài sản riêng của các Cty con do ông Hưng (chứ không phải ông Mạ, người được ủy quyền nắm vốn Nhà nước tại HAMECO) đại diện pháp luật làm Giám đốc. Hoặc có thể nói đây là việc làm tước đoạt quyền định đoạt tài sản của các cổ đông lớn tại Cty. Đồng thời, xóa bỏ toàn bộ trách nhiệm của HAMECO đã ký kết với các đối tác khác về mảnh đất trên, để toàn quyền sử dụng sau này.
Để tìm hiểu thêm, chúng tôi đã có buổi làm việc với SCIC mà người đại diện tiếp là bà Đặng Thu Hà, chuyên viên Ban Đầu tư SCIC, đồng thời là cán bộ được giao quản lý HAMECO. Theo bà Hà, từ năm 2007 (thời điểm SCIC được UBND TP Hà Nội chuyển giao quản lý phần vốn của Nhà nước tại HAMECO) đến nay, đơn vị đã nhiều lần có văn bản yêu cầu tổ chức ĐHCĐ nhưng ông Mạ không thực hiện. Có thời điểm vào cuối năm 2010, đầu 2011 (kéo dài khoảng 6 - 7 tháng), SCIC không thể liên lạc được với ông Mạ. Sau này, SCIC mới biết đây chính là thời gian HAMECO tự ý thành lập các Cty con. Việc HAMECO luôn luôn lỗ, nhưng SCIC không thể can thiệp gì được vì ông Mạ không tổ chức ĐHCĐ thường niên cũng như ĐHCĐ nhiệm kỳ. Vì vậy, không ai có thể can thiệp được vào cách điều hành của ông Mạ. Và, đương nhiên ông Mạ, ông Hưng muốn làm gì tài sản, tiền của của các cổ đông tại đây cũng được, đúng như những gì đã diễn ra. Gần đây nhất, ngày 23/5/2011, SCIC đã có buổi làm việc với ông Mạ, yêu cầu sớm tổ chức ĐHCĐ nhiệm kỳ 3. Ông Mạ có hứa sẽ sớm tổ chức đại hội, nhưng cũng chưa biết lời hứa này có được thực hiện hay không hoặc có thì bao giờ mới thực hiện.
Dư luận nghi ngờ, vì sao từ khi thành lập, HAMECO kinh doanh liên tiếp lỗ và nguồn thu chủ yếu là cho thuê đất đai, nhà xưởng. Là Cty cổ phần nhưng các ông Mạ, Hưng không chịu tổ chức ĐHCĐ thường niên, công khai tài chính cũng như phương án SXKD trước các cổ đông. Theo Báo cáo số 216 của HAMECO do ông Mạ đại diện ký vào tháng 5/2011, Cty đã lỗ 7,8 tỷ đồng. Vậy, việc lỗ chồng chất này lỗi do ai và ai phải chịu trách nhiệm, khi nhiều năm liền hoạt động SXKD, thu, chi… không được công khai vào cuộc họp ĐHCĐ hằng năm và bản chất của việc lỗ này là gì? Đến thời gian phải tổ chức ĐHCĐ nhiệm kỳ thì không tổ chức, không bầu HĐQT mới có phải để duy trì quyền lực, tiếp tục vòng xoay… lỗ. Phải chăng, bỏ qua quy trình bắt buộc trong họp các thành viên HĐQT, đưa ra quyết sách thành lập Cty con thâu tóm tài sản của Cty mẹ là tẩu tán tài sản?
Quá bức xúc trước việc làm nêu trên của ông Mạ, ông Hưng, nhiều lần CIRI và SCIC yêu cầu HĐQT HAMECO cung cấp danh sách cổ đông nhằm thực hiện quyền triệu tập ĐHCĐ bất thường theo quy định của Luật DN nhưng đều bị từ chối.
Đề nghị các cơ quan chức năng của TP Hà Nội sớm làm rõ các nội dung bất thường trên; xem xét tính hợp pháp của HĐQT, tính pháp lý của việc thành lập các Cty con trên. Đồng thời, có các biện pháp phù hợp buộc HAMECO tổ chức ĐHCĐ nhiệm kỳ, bầu ra HĐQT mới có đủ năng lực, trình độ, loại bỏ tiêu cực, đưa đơn vị này ra khỏi vòng xoáy lỗ đáng ngờ, bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước và vốn của các cổ đông tại DN, bảo vệ người lao động. Chúng tôi tiếp tục thông tin khi có tình tiết mới. Đồng thời, đề nghị lãnh đạo HAMECO sớm có buổi làm việc với phóng viên Báo Thanh tra để có thêm thông tin nhiều chiều.
Bắc Hà, Nam Hà
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều 11/12, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và UBND tỉnh Long An công bố, trao quyết định cho các cán bộ được luân chuyển và điều động công tác khác. Các quyết định có hiệu lực kể từ ngày 16/12/2024.
Thu Huyền
20:04 11/12/2024(Thanh tra) - Thanh tra tỉnh Nghệ An vừa ban hành kết luận thanh tra về trách nhiệm của Chủ tịch UBND huyện Con Cuông trong việc chấp hành pháp luật thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo (KNTC) và phòng, chống tham nhũng (PCTN); việc thực thi công vụ, nhiệm vụ cán bộ, công chức, viên chức.
Văn Thanh
19:00 11/12/2024Hương Trà
18:24 11/12/2024Cảnh Nhật
18:00 11/12/2024Văn Thanh
17:39 11/12/2024Chính Bình
15:33 11/12/2024Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trung Hà