Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 24/06/2011 - 05:52
(Thanh tra)- “Chúng tôi không được quyền vay vốn giảm nghèo, không được quyền có các giấy tờ sở hữu hợp pháp về nhà đất, không được xây dựng nhà cửa khi con cái trưởng thành… Thậm chí, bất cứ một xác nhận nào liên quan đến ngôi nhà đã ở hơn 20 năm qua đều bị địa phương từ chối”. Đó là phản ánh của các hộ dân thôn Quảng Phúc, thôn Phú Yên, xã Yên Bài, huyện Ba Vì, Hà Nội và hơn 1.000 hộ dân thuộc Nông trường Việt Nam - Mông Cổ (cũ).
Các hộ dân thôn Quảng Phúc tại buổi làm việc với PV Báo Thanh tra.
Theo dấu đơn thư, chúng tôi còn ghi nhận nỗi bức xúc tương tự cả từ phía Cty Cổ phần Việt Mông (viết tắt là Cty Việt Mông), là đơn vị tiếp nhận Nông trường Việt Nam - Mông Cổ. Điều quan trọng là, dù cả người dân và doanh nghiệp (DN) đều đứng ngồi không yên xung quanh việc quản lý trên 1.000ha đất rừng thì các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền lại "bình chân như vại".
Cơn “sốt” đất Ba Vì dường như đã nguội trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên, với đông đảo người dân thuộc các xã Vân Hoà, Yên Bài (huyện Ba Vì) và xã Kim Sơn, thị xã Sơn Tây, dư chấn của cơn sốt này đang từng ngày từng giờ tác động đến mọi ngõ ngách. Nhiều câu chuyện pháp luật từ các thành viên mới của địa phương thổi vào từng cư dân những thôi thúc nóng bỏng về quyền sử dụng đất (QSDĐ)…
Dân bức xúc đòi đất
Trong đơn gửi Ban Biên tập Báo Thanh tra, ông Dương Văn Hùng, Trưởng thôn Quảng Phúc thay mặt cho các hộ dân của thôn khẩn cầu Văn phòng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (NN&PTNT), UBND TP Hà Nội, Tổng Cty Chăn nuôi Việt Nam và các cơ quan chức năng xem xét, giải quyết nhanh chóng việc chuyển giao toàn bộ diện tích đất của Nông trường Việt Nam - Mông Cổ (cũ) về địa phương. Theo ông Hùng, đây là việc phải làm sớm theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng tại Văn bản 5545/VPCP ngày 2/10/2007 về việc cổ phần hoá các nông trường quốc doanh thuộc Tổng Cty Chăn nuôi Việt Nam. Tại văn bản này, Phó Thủ tướng yêu cầu “Bộ NN&PTNT chỉ đạo Tổng Cty Chăn nuôi Việt Nam phối hợp với UBND các tỉnh: Quảng Ninh, Hà Tây, Khánh Hoà chỉ đạo chặt chẽ việc chuyển giao đất đai về cho địa phương quản lý theo đúng qui định của pháp luật về đất đai, không gây mất ổn định và phát sinh khiếu kiện ở địa phương”. Tuy nhiên, theo ông Hùng, kể từ ngày có chỉ đạo của Phó Thủ tướng, các nội dung trên vẫn chưa được thực hiện.
Làm việc với chúng tôi, bà Vũ Thị Duân, đại diện các hộ dân của thôn Quảng Phúc, xã Yên Bài, huyện Ba Vì cho biết: Bà là 1 trong số hàng trăm hộ thuộc diện di dân lần đầu vào nông trường làm kinh tế mới. Đây là những hộ thuộc các xã vùng bãi lở sông Hồng như Tòng Bạt, Phú Châu, Minh Châu (huyện Ba Vì); Vân Nam, Vân Phúc (huyện Phúc Thọ) có tên trong Quyết định số 248/TCCB ngày 6/11/1989 của Chủ tịch UBND huyện Ba Vì đến xây dựng vùng kinh tế mới, sinh sống tại phần đất của Nông trường Việt Nam - Mông Cổ.
Lãnh đạo Cty Việt Mông tại buổi làm việc với PV Báo Thanh tra
Làm việc cùng chúng tôi, bà Đặng Thị Nguyệt, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Cty Việt Mông cho biết: Thời điểm 3/7/2007, Cty nhận bàn giao Nông trường Việt Nam - Mông Cổ. Ngoài biên bản bàn giao các nguồn lực kinh tế - xã hội, Cty được nhận một tấm bản đồ khổ lớn nhưng không có bất kỳ một chữ ký, con dấu nào của các cơ quan chức năng. Ranh giới, mốc giới của diện tích đất mà Nông trường Việt Mông cũ quản lý cũng không hề có. Khi phát hiện tình trạng tranh chấp đất, hồ sơ giao đất giả và việc giao đất sai nguyên tắc… Cty đã tiến hành xin các thủ tục thể chế hóa việc quản lý diện tích đất này. “Thực hiện chương trình xã hội hóa qui hoạch đất đai, theo chỉ đạo của UBND tỉnh Hà Tây, chúng tôi đã ký hợp đồng để Phòng Tài nguyên & Môi trường tỉnh đo đạc, xác lập bản đồ tỷ lệ 1/2000 về diện tích đất được bàn giao. Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh về việc lập qui hoạch chung, đề xuất ý tưởng đầu tư, chúng tôi đã xây dựng dự án làng chè sinh thái Việt Mông và được UBND tỉnh phê duyệt. Cty Việt Mông cũng là đơn vị đã mang lại một thương hiệu lớn cho huyện là chè Ba Vì đã được Cục Sở hữu Trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) chứng nhận. Cty đang hợp tác với Tập đoàn Aniver để xây dựng một dây chuyền sản xuất dược phẩm chống ung thư từ lá cây đu đủ và cây chè xanh. Đó là những gì khẳng định rằng, từ khi nhận bàn giao, chúng tôi đã đầu tư nhiều tiền của vật chất và mọi nguồn lực để phát triển, tìm đầu ra cao nhất cho cây chè, vì cây chè và người trồng chè”, bà Nguyệt khẳng định.
Liên quan đến phản ánh của người dân về việc không có điện để dùng, bà Nguyệt cho biết: Trước khi Cty Việt Mông nhận bàn giao, người dân ở khu vực phải trả gần 1.200 đồng/kwh. Ngay khi tiếp nhận, chính bà Nguyệt đã làm việc với Sở Điện lực Hà Tây và bỏ tiền để xây dựng 4 trạm biến thế trị giá 690 triệu đồng cho người dân được dùng điện với mức giá 550 đồng/kwh. Đến năm 2010, Cty bàn giao toàn bộ các trạm này cho Sở Điện lực mà không hề nhận một đồng tiền nào. “Đúng là có 1, 2 đội sản xuất, người dân bỏ tiền ra xây dựng trạm biến thế, nhưng đến nay, Cty nhiều lần động viên bàn giao về Sở Điện lực để được hưởng giá điện thấp của Nhà nước thì các hộ dân đòi phải được thanh toán tiền xây dựng trạm mới bàn giao. Việc này thuộc về Sở Điện lực, không thuộc quyền của Cty”, bà Nguyệt nói và cho biết thêm, Cty cũng bỏ tiền xây dựng 7km đường rải đá cấp phối. Hiện nay, toàn bộ nhà máy cũ được giữ, đời sống cho công nhân cũ của nông trường được bảo đảm. Ngoài trả lương khoảng 1,8 - 2,2 triệu đồng/người/tháng, Cty cũng thực hiện chế độ hỗ trợ cho người dân trong suốt những tháng không có chè. Như năm 2011, thời gian hỗ trợ là gần 5 tháng ròng.
Cty Việt Mông đã tiếp nhiều đoàn của T.Ư, bộ, các cơ quan cấp trên xung quanh khiếu nại của người dân. Cty hoàn toàn làm đúng chỉ đạo của UBND tỉnh Hà Tây, UBND huyện Ba Vì, là đơn vị quản lý DN. Việc phát sinh đơn thư khiếu kiện, bà Nguyệt khẳng định là “do cơn sốt đất tại Ba Vì đã khiến các hộ dân xé lẻ đất mình đang sử dụng để bán. Điều đó khiến nhiều chục ha đất 2 lúa bị phá bỏ, xây dựng nhà cao tầng kiên cố; tình trạng quản lý đất đai tại địa bàn trở nên vô cùng phức tạp và cơ quan quản lý Nhà nước bất lực”.
Đâu là sự thật trong câu chuyện đơn thư này? Chính quyền và các cơ quan quản lý Nhà nước nói sao về sự việc trên? Còn góc khuất nào dưới chân núi Ba Vì chưa được biết đến?
Kỳ II: Cơ quan quản lý né tránh trách nhiệm trước hàng nghìn ha đất?
Đan Quế - Khánh Linh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Trong năm 2024, qua công tác xác minh, Thanh tra tỉnh Khánh Hòa đã ban hành kết luận đối với 57 trường hợp (1 trường hợp không tiến hành xác minh do đã xin nghỉ việc), trong đó có 7 trường hợp kê khai tài sản, thu nhập (TSTN) đúng và đầy đủ, 19 trường hợp có thiếu sót trong việc kê khai TSTN, 31 trường hợp vi phạm Điều 33 và Điều 35 Luật Phòng, chống tham nhũng (có 1 trường hợp xử lý theo Điều 51 Luật Phòng, chống tham nhũng).
Lâm Ánh
06:30 14/12/2024(Thanh tra) - Trong năm 2024, Thanh tra tỉnh Trà Vinh đã xây dựng chương trình, kế hoạch công tác bám sát chương trình, kế hoạch của Thanh tra Chính phủ, Tỉnh ủy và UBND tỉnh. Qua thực hiện phong trào thi đua đã đạt được những kết quả quan trọng về nhiệm vụ chuyên môn.
Thu Huyền
06:00 14/12/2024Trần Quý
21:00 13/12/2024Phương Anh
19:11 13/12/2024Thái Hải
16:35 13/12/2024Lâm Ánh
16:32 13/12/2024Lâm Ánh
Thu Huyền
Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải