Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 14/12/2011 - 21:38
(Thanh tra)- Bản Thông báo kết luận số 14/TBKL-UBND về nội dung tố cáo (TC) của công dân xóm Đồng Sông, xã Dân Hạ, Kỳ Sơn của UBND huyện Kỳ Sơn, do ông Đinh Đăng Điện, Chủ tịch UBND huyện ký chưa ráo mực thì ngày 26/3/2011, 89/92 người xóm Đồng Sông đã phản đối kịch liệt.
Lãnh đạo chính quyền xóm Đồng Sông phản ánh vụ việc với PV
Hội viên Chi hội Người cao tuổi xóm viết đơn TC ông Đinh Đăng Điện vì có hành vi bao che và đồng lõa với 3 bị đơn… Qua điều tra, xác minh, PV Báo Thanh tra nhận thấy khiếu tố của công dân xóm Đồng Sông là có cơ sở.
Nội dung vụ việc
Từ tháng 12/2010, tập thể nhân dân xóm Đồng Sông, xã Dân Hạ đã viết nhiều đơn kiến nghị, TC 3 ông: Nguyễn Văn Hiệu (Trưởng xóm nhiệm kỳ 1989 - 2001), Nguyễn Văn Sạn (nguyên Phó Chủ nhiệm hợp tác xã - HTX) và Nguyễn Văn Điền (con trai ông Nguyễn Văn Độ, nguyên Bí thư Chi bộ, đã chết), đã lợi dụng tín nhiệm của nhân dân, tự ý làm đơn với cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) vào rừng phòng hộ của xóm với tổng diện tích (DT) 85ha. Sau đó, các ông Hiệu, Sạn và Điền đã bán DT đất rừng trên cho Cty TNHH Phú Đạt (Cty Phú Đạt), thu lợi cho cá nhân gần 3 tỷ đồng.
Sau khi tiếp nhận đơn TC trên, ngày 17/1/2011, UBND huyện Kỳ Sơn đã ra Quyết định số 65/QĐ-UBND V/v thụ lý, xác minh nội dung TC của công dân xóm Đồng Sông; đồng thời, thành lập đoàn thanh tra, xác minh nội dung đơn TC. Ngày 22/2/2011, đoàn thanh tra đã có Báo cáo số 04/BC-TTr. Căn cứ báo cáo này, ngày 11/3/2011, UBND huyện Kỳ Sơn ra Thông báo kết luận số 14/TBKL-UBND về nội dung TC của công dân xóm Đồng Sông. Tại Thông báo, Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn đã “bác nội dung đơn của công dân xóm Đồng Sông”.
Trao đổi với PV Báo Thanh tra, ông Đinh Trần Hanh, Trưởng xóm Đồng Sông bức xúc: “Ngày 26/3/2011, sau khi nghe Phó Chủ tịch UBND xã Nguyễn Xuân Điền đọc Thông báo kết luận số 14 của UBND huyện, 11 người đã phát biểu ý kiến không đồng tình, 89/92 chủ hộ tham dự cuộc họp đã giơ tay biểu quyết phản đối kịch liệt kết luận này. Ngay sau đó, tập thể hội viên Chi hội Người cao tuổi xóm đã viết đơn TC ông Đinh Đăng Điện, Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn đã có hành vi bao che và đồng lõa với 3 ông Hiệu, Sạn, Điền. Kết luận này không thấu tình đạt lý, đã làm mất lòng dân”.
Nguồn gốc đất rõ ràng
Tìm hiểu vụ việc, được biết xóm Đồng Sông thuộc vùng hạ lưu Hồ thủy điện Hòa Bình có trên 100 hộ, trải dài theo bờ sông Đà. Cả xóm chỉ có 40ha ruộng. phía sau khu dân cư là 85ha rừng. Từ bao đời nay, người dân xóm Đồng Sông coi cánh rừng này là nguồn sống của cả xóm nên rừng được bảo vệ rất nghiêm ngặt. Thời còn HTX nông nghiệp, Ban quản lý HTX đã cử người bảo vệ rừng, hàng vụ trích công điểm HTX trả công bảo vệ. Năm 1988, Hạt Kiểm lâm huyện Kỳ Sơn đã có quyết định giao 85ha rừng trên cho xóm quản lý bảo vệ. Hàng năm, Hạt Kiểm lâm thanh toán tiền bảo vệ cho xóm (50.000 đồng/ha).
Năm 1996, theo Nghị quyết của Chi bộ xóm Đồng Sông, các ông Nguyễn Văn Độ, Bí thư Chi bộ; Nguyễn Văn Sạn, Phó Chủ nhiệm HTX; Nguyễn Văn Hiệu, Trưởng xóm được cử làm Tổ trưởng của 3 tổ bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn. Ông Hiệu là Trưởng xóm nên ngoài trách nhiệm tổ trưởng còn phụ trách chung cả xóm.
Tháng 11/2001, ông Nguyễn Văn Hiệu thôi chức Trưởng xóm, Trưởng xóm mới là ông Nguyễn Đức Khanh. Ngày 7/11/2001, lãnh đạo xóm Đồng Sông họp để bàn giao tài sản xóm, có sự chứng kiến của cấp ủy. Trong biên bản bàn giao ghi: “DT rừng = 85ha, rừng phòng hộ đầu nguồn”. Tại buổi bàn giao, ông Hiệu không bàn giao GCNQSDĐ cho ông Khanh (thực tế lúc này chưa ai biết ông Hiệu, Sạn, Độ đã đứng tên làm GCNQSDĐ).
Năm 2007, UBND tỉnh Hòa Bình cho phép dự án (D.A) ASEAN đầu tư vào xóm Đồng Sông, trong đó DT đất thu hồi cho D.A chủ yếu là đất khu rừng cộng đồng của xóm. Ngày 25/5/2007, Ban lãnh đạo xóm Đồng Sông họp bàn phương án giải quyết đền bù khi D.A triển khai đầu tư. Tại cuộc họp này có ông Nguyễn Văn Điền, Bí thư Đảng ủy xã; ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND xã; ông Đinh Văn Chức, Trưởng Công an xã và ông Đinh Văn Hương, cán bộ địa chính xã. Ông Hương đã báo cáo chi tiết số DT đất rừng cộng đồng của xóm Đồng Sông do 3 ông Hiệu, Sạn, Độ được giao quản lý, bảo vệ. Cụ thể: ông Nguyễn Văn Độ, DT 30,99 ha trong đó đất cộng đồng 26,89 ha; ông Nguyễn Văn Hiệu, DT 13,57 ha đất cộng đồng; ông Nguyễn Văn Sạn, DT 19,30 ha, trong đó đất cộng đồng 16,82 ha. Đến lúc này, các đại biểu xóm Đồng Sông mới biết các ông Hiệu, Sạn, Độ đã tự ý đứng tên làm GCNQSDĐ. Tuy nhiên, các đại biểu dự họp đều thống nhất, DT đất do 3 ông tự đứng tên làm GCNQSDĐ là rừng phòng hộ đầu nguồn, là đất cộng đồng của xóm. Ông Hiệu, ông Sạn đều công nhận, đồng ý quyết định của cuộc họp.
Theo sự chỉ đạo của Bí thư Đảng ủy và Chủ tịch UBND xã, khi nhận tiền đền bù của D.A ASEAN thì người đứng tên GCNQSDĐ (ông Hiệu, ông Sạn, ông Độ) được hưởng 33% theo DT sổ, chi nộp vào phúc lợi cộng đồng 67%. Số tiền nộp vào quỹ phúc lợi do xã, xóm chỉ đạo xây dựng các công trình phúc lợi. Ông Hiệu, ông Sạn (ông Độ khi đó đã chết) đã ký biên bản. Khi D.A ASEAN “rút lui” (11/4/2008) có văn bản trả lại đất, rừng cho xóm Đồng Sông. Thực tế trên cho thấy, nguồn gốc đất là rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng cộng đồng của xóm Đồng Sông rất rõ ràng.
Kết luận không thuyết phục
Tháng 4/2008, D.A ASEAN trả đất cho xóm Đồng Sông. Tháng 8/2008, Cty Phú Đạt xin vào khảo sát, lập D.A trồng rừng. Nhân dân xóm Đồng Sông đề nghị Cty Phú Đạt trực tiếp bàn bạc với dân để thống nhất biện pháp đầu tư, theo hướng hộ dân góp vốn bằng đất. Nhưng, lợi dụng lòng tin của bà con trong xóm, 3 hộ: Nguyễn Văn Hiệu, Nguyễn Văn Sạn, Nguyễn Văn Điền đã “bí mật” bán DT đất cộng đồng do họ đại diện đứng tên trên GCNQSDĐ cho Cty Phú Đạt, thu lời gần 3 tỷ đồng. Sai phạm là thế, nhưng tại Thông báo kết luận số 14 của UBND huyện Kỳ Sơn lại đưa ra những chứng cứ để phản bác, phủ nhận nguồn gốc đất rừng cộng đồng, rừng phòng hộ đầu nguồn xóm Đồng Sông và công nhận tính “hợp pháp” QSDĐ của các ông Hiệu, Sạn, Điền.
Tuy nhiên, những tài liệu mà Thông báo kết luận số 14 đưa ra lại thiếu logic, thậm chí “đá” nhau. Cụ thể: Theo kết quả thanh tra, xác minh hồ sơ giao đất, giao rừng theo Quyết định số 548/QĐ-UB ngày 29/9/1994 của UBND tỉnh Hòa Bình thì các hộ ông Nguyễn Văn Hiệu, Nguyễn Văn Độ, Nguyễn Văn Sạn đều có Đơn xin nhận đất rừng viết cùng ngày 3/12/1995. Hộ ông Hiệu nhận tổng DT là 140.000m2; ông Sạn 232.000m2; ông Độ 289.900m2. Ngày 5/12/1995, các hộ trên được UBND huyện Kỳ Sơn giao đất, rừng (có biên bản giao đất, rừng). Loại rừng được giao: “Có rừng tự nhiên, có thảm thực vật cần bảo vệ thuộc rừng phòng hộ ngày 6/12/1995”. Ngày 19/1/1998, hộ ông Hiệu, Sạn, Độ được UBND huyện Kỳ Sơn cấp GCNQSDĐ.
Trong khi đó, Thông báo kết luận lại có nội dung: Để chứng minh tính minh bạch, đúng pháp luật trong việc xét duyệt, cấp GCNQSDĐ cho 3 hộ: ông Hiệu, ông Sạn và ông Độ, Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn Đinh Dăng Điện đã nêu: “Xóm Đồng Sông đã tổ chức họp xóm để triển khai chủ trương giao đất, giao rừng cho các hộ, cụ thể tại biên bản họp xóm ngày 8/11/1997 ghi rõ: Tổng số hộ trong xóm là 90 hộ. Tổng số nhận đất rừng là 18 hộ. Số hộ không nhận là 72 hộ, lý do là “khu rừng ở xa, bị gia súc phá hoại nên hộ gia đình không nhận…”. Chủ tịch UBND huyện còn khẳng định: “Như vậy, thực hiện chủ trương giao đất, giao rừng xóm đã tổ chức họp và thông báo”.
Biên bản họp xóm ghi ngày 8/11/1997. Trong khi cách đó 2 năm, ngày 3/12/1995, hộ ông Hiệu, Sạn, Độ đã làm đơn xin nhận đất, rừng và đã được UBND huyện giao đất, rừng ngày 5/12/1995! Vậy, tính xác thực của cuộc họp xóm ngày 8/11/1997 đến đâu? Trong quá trình xác minh vụ việc, PV đã gặp kiểm lâm viên Nguyễn Thanh Hà. Ông Hà cho biết, cuộc họp ngày 8/11/1997 tổ chức tại nhà Trưởng xóm Nguyễn Văn Hiệu, có đông đủ các chủ hộ trong xóm tham dự. Nhưng, khi xác minh 45/90 chủ hộ trong xóm, họ đều khẳng định, không được dự họp cuộc họp này. Và, chưa bao giờ xóm tổ chức họp tại nhà ai đó, vì xóm có hội trường!
Ngoài ra, vào thời điểm tháng 6/2008, xóm Đồng Sông có làm đơn xin UBND huyện cho phép khai thác 15 cây gỗ tại lô đất do ông Hiệu làm tổ trưởng tổ bảo vệ để làm Nhà văn hóa xóm. Ông Đinh Đăng Điện đã ký đơn đồng ý và giao Hạt Kiểm lâm theo dõi, giám sát việc khai thác. Xóm đã thuê người ở xóm Mè, xã Yên Quang, Kỳ Sơn khai thác. Số thực tế khai thác là 39 cây và những người khai thác đã thuê máy ủi mở đường từ xóm lên đồi để vận chuyển số gỗ này đi bán. Thiết nghĩ, nếu là rừng của gia đình ông Hiệu thì không thể có việc lãnh đạo huyện đồng ý cho phép người khác vào chặt cây với số lượng lớn như thế.
Từ những sự việc trên cho thấy, quy trình cấp GCNQSDĐ của UBND huyện Kỳ Sơn cho 3 hộ Nguyễn Văn Hiệu, Nguyễn Văn Sạn, Nguyễn Văn Độ còn có khuất tất, không thực hiện đúng nguyên tắc, các bước quy định của Quyết định 548/QĐ-UB ngày 29/9/1994, UBND tỉnh Hòa Bình về việc ban hành quy định hướng dẫn về giao đất, giao rừng, khoán rừng theo Nghị định 02/CP của Chính phủ ngày 15/1/1994. Nội dung khiếu nại, TC của công dân xóm Đồng Sông là có căn cứ. Đề nghị các cơ quan chức năng của tỉnh Hòa Bình làm rõ vụ việc, tránh tình trạng khiếu tố kéo dài.
Hồng Bài
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Đó là đánh giá của Phó Tổng Thanh tra Lê Tiến Đạt tại hội nghị tổng kết công tác pháp chế 2024 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2025 của Vụ Pháp chế vào chiều ngày 13/12.
Thái Hải
16:35 13/12/2024(Thanh tra) - Ông Lê Văn Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam vừa ký quyết định thành lập Ban Chỉ đạo kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2024 tỉnh Quảng Nam (gọi tắt là Ban Chỉ đạo).
Lâm Ánh
16:32 13/12/2024Nam Dũng
16:00 13/12/2024Thái Hải
12:49 13/12/2024Hải Hà
12:45 13/12/2024Thái Hải
12:13 13/12/2024Chính Bình
Nam Dũng
Trung Hà
T.Thanh
Thái Hải
PV
Lâm Ánh
Thanh Giang
P. B
Thu Huyền
Nguyễn Điểm
Nam Dũng