Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 15/07/2011 - 09:48
(Thanh tra)- Theo quy định, nếu cơ quan có thẩm quyền muốn quy hoạch, sắp xếp, xây mới lại chợ thì phải theo lộ trình. Trong đó, phải tổ chức họp bàn với dân, lên phương án đền bù, hỗ trợ hoặc có kế hoạch di dời tiểu thương đến chợ tạm bằng bản cam kết. Khi chợ tổ chức, sắp xếp hoặc xây mới xong thì phải tổ chức cho tiểu thương bốc thăm hoặc thỏa thuận…
Chợ Xốm, Phú Lãm, Hà Đông
Tuy nhiên, chính quyền phường Phú Lãm khi quy hoạch lại chợ Xốm đã không làm theo quy định, ban hành một số văn bản hành chính trái luật… gây ra bức xúc, khiếu kiện kéo dài.
Lập biên bản yêu cầu di dời trong đêm
Chợ Xốm thuộc địa bàn phường Phú Lãm, quận Hà Đông, hình thành từ năm 1984 dưới dạng "chợ cóc".
Từ năm 1990 - 1992, UBND xã Phú Lãm (tỉnh Hà Tây cũ) đã vận động các hộ kinh doanh góp mỗi người từ 15 - 20 triệu đồng để xây dựng chợ với chính sách "Nhà nước và nhân dân cùng làm", đây là một khoản tiền không nhỏ vào thời điểm ấy. Từ khi chợ đi vào hoạt động, các hộ đóng đầy đủ thuế, phí hàng năm, có biên lai do UBND xã ký. Nhiều hộ nơi khác đến kinh doanh, mua ki-ốt, do không có nhà ở nên đã làm thủ tục xin phép dựng nhà để vừa ở, vừa kinh doanh và được chính quyền địa phương lúc đó chấp thuận.
Năm 2010, UBND phường Phú Lãm có kế hoạch cải tạo, chỉnh trang lại chợ Xốm. Tuy nhiên, trong khi chưa tổ chức họp dân, lập phương án hỗ trợ và thông báo di dời, chính quyền phường đã tiến hành cưỡng chế, yêu cầu một số hộ tiểu thương phải di dời khiến họ vô cùng bức xúc.
Cuối tháng 10/2010, 2 hộ kinh doanh đã bị cưỡng chế tháo dỡ ki-ốt dù hàng tháng vẫn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế với Nhà nước, thời gian trong hợp đồng vẫn còn thời hạn và hiệu lực. Từ đó, khoảng 100 hộ tiểu thương còn lại của chợ Xốm sống trong lo lắng, không biết sẽ phải di dời lúc nào.
Ông Nguyễn Văn Tuân, đại diện các tiểu thương kể lại: 11 giờ đêm ngày 17/8/2010, đoàn kiểm tra “liên ngành” phường Phú Lãm khoảng 60 người, gồm công an, dân phòng, dẫn đầu là ông Nguyễn Đức Hiếu (Chủ tịch UBND phường) bất ngờ đi gõ cửa, kiểm tra hành chính tất cả các hộ. Công an phường đã lập biên bản phạt hành chính về hành vi không khai báo tạm trú, tạm vắng cả với một số công dân có hộ khẩu thường trú tại phường Phú Lãm. Việc kiểm tra hộ khẩu nhưng thực chất là lập biên bản yêu cầu một số hộ di dời ra khỏi chợ vào lúc nửa đêm đã gây náo loạn, hoang mang cho nhiều người. “Nhiều gia đình như tôi ký hợp đồng nhận khoán thầu ki-ốt chợ Xốm với UBND xã Phú Lãm (nay là phường Phú Lãm), thời hạn 5 năm, hết 5 năm lại ký tiếp, hàng tháng đều nộp lệ phí chợ đầy đủ. Đến nay, số tiền bỏ ra đầu tư chưa thu hồi được, hợp đồng thì chưa hết hạn, nhưng UBND phường Phú Lãm lại ban hành quyết định hủy bỏ hợp đồng thuê ki-ốt và cho phá dỡ ki-ốt của chúng tôi một cách vô lý", ông Tuân nói.
Chủ tịch UBND phường làm "thay" việc tòa án?
Cuối tháng 10/2010, chính quyền phường Phú Lãm đã ban hành quyết định về việc "Hủy bỏ hợp đồng khoán thầu" với một số tiểu thương, đồng thời tổ chức cưỡng chế, dỡ bỏ ki-ốt của 2 hộ tiểu thương là ông Nguyễn Bá Mẫn và bà Bùi Thị Hằng gây bức xúc, khiếu kiện vượt cấp.
Về vụ việc này, luật sư Bùi Văn Thấm (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) khẳng định: "Việc Chủ tịch UBND phường Phú Lãm ban hành quyết định hành chính huỷ bỏ hợp đồng khoán thầu ki-ốt và cưỡng chế hành chính trên đất tiểu thương đã nhận khoán thầu là trái pháp luật. Đây là các hợp đồng dân sự, theo quy định nếu quá trình thực hiện hợp đồng mà có vi phạm, có tranh chấp hoặc hết hạn… thì vụ việc sẽ giải quyết bằng một vụ án dân sự ở Tòa Dân sự, ông Chủ tịch UBND phường trong trường hợp này đã làm "thay" việc của Tòa án…”.
Ông Nguyễn Công Truy, nguyên Phó Chủ tịch UBND phường Phú Lãm (đã chuyển sang công tác tại Trung tâm Xúc tiến việc làm quận Hà Đông) cũng thừa nhận với PV rằng: "Việc sắp xếp, quy hoạch lại chợ Xốm mà chính quyền phường Phú Lãm đã thực hiện là sai quy trình khi không tổ chức họp bàn với dân. Chủ tịch UBND phường ban hành quyết định hành chính huỷ bỏ hợp đồng khoán thầu ki-ốt với một số tiểu thương và cưỡng chế là chưa đúng luật. Đây là nguyên nhân gây bức xúc khiếu kiện kéo dài thời gian qua của bà con tiểu thương tại chợ Xốm…".
Ngay tại Thông báo số 97 ngày 16/4/2011 của UBND quận Hà Đông kết luận về việc trả lời đơn tố cáo của công dân chợ Xốm cũng khẳng định: Việc làm trên của UBND phường Phú Lãm là sai luật. Thông báo đã yêu cầu Chủ tịch UBND phường Phú Lãm tiến hành tổ chức họp kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong quá trình tổ chức cưỡng chế sai quy định…
Việc quy hoạch, chỉnh trang lại chợ Xốm là chủ trương đúng đắn được các tiểu thương đồng tình. Để không gây xáo trộn, hoang mang cho các hộ kinh doanh, chính quyền cần có kế hoạch thực hiện theo đúng lộ trình, quy trình. Được biết, Thanh tra TP Hà Nội đang vào cuộc theo chỉ đạo của TP để làm rõ những khiếu tố bức xúc của tiểu thương, cũng như những khuất tất, vi phạm pháp luật của UBND phường Phú Lãm trong quá trình thực hiện sắp xếp lại chợ Xốm. Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc khi có tình tiết mới.
Đinh Lê
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Năm 2024, công tác thanh tra trên địa bàn tỉnh Hậu Giang luôn được các cấp, ngành quan tâm chỉ đạo sâu sát. Các cuộc thanh tra, kiểm tra được triển khai thực hiện theo quy định, nội dung thanh tra có trọng tâm, trọng điểm.
Thu Huyền
21:00 14/12/2024(Thanh tra) - Phó Chủ tịch UBND TP Thanh Hoá, Nguyễn Việt Hùng đã ký quyết định xử phạt hành chính đối với Tổng Công ty Cổ phần Miền Trung 50 triệu đồng, vì đã vi phạm không xây dựng, ban hành kế hoạch xử lý sự cố hoặc ứng cứu khẩn cấp tại nơi làm việc.
Hương Trà
16:36 14/12/2024Thu Huyền
16:28 14/12/2024Trần Quý
15:00 14/12/2024Lê Hữu Chính
14:40 14/12/2024Hương Trà
07:00 14/12/2024Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền