Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 01/09/2011 - 12:03
(Thanh tra)- Trong quá trình quản lý, sử dụng đất (SDĐ), thu, chi tài chính, chính quyền xã Liên Hiệp (huyện Phúc Thọ, Hà Nội) đã để xảy ra hàng loạt sai phạm, gây nên những khiếu kiện nhức nhối…
Người dân bức xúc tố cáo sai phạm của xã Liên Hiệp
Do chính quyền địa phương qua các thời kỳ buông lỏng quản lý đất đai nên từ trước những năm 2000, hàng trăm hộ xã viên xã Liên Hiệp đã cơi nới, lấn chiếm xây dựng sang diện tích đất nông nghiệp giáp phần nhà ở của mình.
Ông Vương Chí Diên (cụm 7, xã Liên Hiệp) cho biết: Năm 2001, UBND tỉnh Hà Tây (cũ) ra Quyết định số 1966/QĐ-UB về việc "ban hành quy định tạm thời về xử lý một số vi phạm trong quản lý, SDĐ để cấp giấy chứng nhận quyền SDĐ". Theo ông Diên, đây là văn bản "chữa cháy", cũng là để "hợp thức hóa" cho sai phạm. Bởi, thực hiện Quyết định 1966, các hộ có vi phạm về sử dụng, lấn chiếm đất phải nộp lượng tiền tùy vào diện tích lấn chiếm nhiều hay ít, thời gian ngắn hay dài sau đó mới đủ điều kiện cấp "sổ đỏ". UBND xã Liên Hiệp đã tổ chức 2 đợt xét duyệt và thu tiền của khoảng 200 hộ vi phạm. Sau 3 năm thực hiện, xét đề nghị của Sở Tài nguyên - Môi trường Hà Tây, ngày 22/11/2004, UBND tỉnh Hà Tây có Quyết định số 1262 chấm dứt thi hành Quyết định 1966.
Tuy nhiên, làm việc với PV, ông Nguyễn Văn Khâm, người đứng đơn tố cáo cho biết: "Đã có hàng trăm hộ vẫn phải nộp tiền khi Quyết định 1966 đã hết hiệu lực". Đơn cử: Phiếu thu đề ngày 4/1/2005, thu của gia đình ông Nguyễn Văn Hành (đội 2) 3,275 triệu đồng; ngày 1/1/2005 thu của bà Đỗ Hoành Yến (đội 3) 2,513 triệu đồng; ngày 21/12/2004 thu của ông Đinh Thế Thân (đội 8) 6,241 triệu đồng… Riêng hộ ông Hành có 2 biên lai thu tiền với số tiền khác nhau, một có đóng dấu của UBND xã Liên Hiệp, một chỉ có chữ ký của ông Đỗ Quý (cán bộ địa chính xã).
Thêm vào đó, hầu hết hóa đơn thu tiền "hậu" Quyết định 1966 đều không có số, nhưng lại có dấu và bút tích của ông Vương Tá Thích, nguyên Chủ tịch xã Liên Hiệp, với lý do "Thu tiền đất xử lý theo Quyết định 1966. Điều này khiến dư luận đặt câu hỏi: Tại sao Quyết định 1966 đã hết hiệu lực, nhưng UBND xã Liên Hiệp vẫn tiếp tục thu tiền những hộ vi phạm? Số tiền thu được là bao nhiêu và thực tế có được nộp vào ngân sách Nhà nước hay không?
Trong khi những tồn tại nêu trên chưa có lời giải, hàng trăm hộ dân xã Liên Hiệp tiếp tục có đơn tố cáo hàng loạt hành vi sai phạm khác trong quản lý, SDĐ, dẫn đến hàng chục nghìn m2 đất công đã bị UBND xã Liên Hiệp biến thành đất tư…
Bí thư Đảng ủy xã Liên Hiệp Đỗ Hữu Tính cho biết: “Năm 2009, do các hộ làm nghề mạ kim loại nằm trong khu dân cư, gây ô nhiễm, nên UBND xã đã tự chia lô, cho các hộ này chuyển ra khu vực đầm bến A mà không làm hợp đồng, chuyển đổi mục đích sử dụng hay xin phép cơ quan có thẩm quyền". Ông Tính thừa nhận đây là việc làm sai của UBND xã Liên Hiệp.
Khu vực đầm Bến A dưới chân đê là đất công (quỹ đất 2) do UBND xã trực tiếp quản lý với tổng diện tích 5.375m2, vốn là đất xấu không canh tác được. Sau khi các hộ kinh doanh chuyển ra đây, họ xả chất thải không qua xử lý thẳng ra đồng ruộng gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Sự việc sau đó vỡ lở, dự án bị đình chỉ, các hộ dân xây dựng nhà, xưởng (vào cuối năm 2009, đầu năm 2010) đã bị yêu cầu tự tháo dỡ với lý do vừa vi phạm Luật Đất đai, vừa vi phạm hành lang đê điều…
Trước tình thế này, năm 2010, UBND xã Liên Hiệp đã lập quy hoạch dự án điểm sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đầm Bến A, trình UBND huyện Phúc Thọ. Không biết do bị xã Liên Hiệp đưa vào "chuyện đã rồi" hay xét nhu cầu thực tế của người dân, ngày 12/7/2010, UBND huyện Phúc Thọ ra Quyết định 1952, phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 điểm kinh doanh - dịch vụ khu đầm Bến A, xã Liên Hiệp với mục tiêu tạo nguồn quỹ đất sạch để phát triển sản xuất kinh doanh - dịch vụ. Tổng diện tích phê duyệt 5.375m2, trong đó, đất chia cho các hộ sản xuất 2.500m2. Nguồn vốn đầu tư do các hộ tự đóng góp để xây dựng hạ tầng kỹ thuật. Quyết định nêu rõ: "Ban Quản lý dự án có trách nhiệm công bố quy hoạch, lập phương án giải phóng mặt bằng trình UBND huyện phê duyệt, tổ chức thực hiện xây dựng hạ tầng theo quy định của pháp luật, sau khi xây dựng xong mới giao đất cho các hộ thuê sản xuất kinh doanh - dịch vụ".
Tuy nhiên, UBND xã Liên Hiệp đã bỏ qua quy trình nêu trên, “bật đèn xanh” cho các hộ làm mạ kẽm tiếp tục xây dựng kiên cố và sản xuất khi chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án. Theo phản ánh của người dân, hiện các hộ này vẫn tiếp tục gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Qua các vụ việc trên cho thấy, công tác quản lý đất đai tại xã Liên Hiệp bị buông lỏng. Được biết, UBND huyện Phúc Thọ đã kiểm điểm tập thể lãnh đạo UBND xã Liên Hiệp. Cá nhân Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND xã này cũng đã kiểm điểm trước Ban Thường vụ Huyện ủy Phúc Thọ. Song, khi hỏi về hướng khắc phục tiếp theo, Bí thư Đảng ủy xã Đỗ Hữu Tính lại cho biết, địa phương đang gặp khó khăn trong việc đưa ra giải pháp khắc phục những sai phạm tại xã Liên Hiệp. Hiện, UBND huyện Phúc Thọ đã giao Thanh tra huyện xem xét theo chỉ đạo của UBND TP Hà Nội, nên phải chờ kết luận chỉ đạo của cấp trên.
Hồng Minh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Năm 2024, được sự quan tâm và hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ, sự quan tâm Tỉnh ủy và UBND tỉnh, phong trào thi đua của Thanh tra tỉnh Đồng Tháp được triển khai đầy đủ, kịp thời. Việc tổ chức triển khai phong trào thi đua luôn bám sát nhiệm vụ chính trị của ngành, gắn với các hoạt động chuyên môn, các nhiệm vụ trọng tâm cụ thể…
Thu Huyền
06:00 12/12/2024(Thanh tra) - Chiều 11/12, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và UBND tỉnh Long An công bố, trao quyết định cho các cán bộ được luân chuyển và điều động công tác khác. Các quyết định có hiệu lực kể từ ngày 16/12/2024.
Thu Huyền
20:04 11/12/2024Văn Thanh
19:00 11/12/2024Hương Trà
18:24 11/12/2024Cảnh Nhật
18:00 11/12/2024Văn Thanh
17:39 11/12/2024Thu Huyền
Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình