Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 09/06/2011 - 05:51
(Thanh tra)- Thời gian vừa qua, các tiểu thương buôn bán tại 2 chợ tạm đầu mối hoa quả cũ và mới trên địa bàn quận Hồng Bàng, TP Hải Phòng đã gửi nhiều đơn khiếu nại (KN) đến các cơ quan chức năng của quận, TP và T.Ư yêu cầu giải quyết dứt điểm những bức xúc xung quanh việc để tồn tại hay xóa bỏ chợ tạm hoa quả cũ…
Mặc dù có biển cấm, nhưng chợ cũ về đêm vẫn hoạt động
Đáng chú ý, đại diện của 81 hộ kinh doanh đã 7 lần trực tiếp đến Trụ sở Tiếp công dân của T.Ư Đảng và Nhà nước tại Hà Nội để KN.
Chợ mới - cũ "giằng co" cùng tồn tại
Chợ tạm hoa quả cũ được hình thành và hoạt động trên diện tích 2.800 m2 đất của Cty LDHH Trường Thành (Cty Trường Thành) từ tháng 11/2000 đến nay, là đầu mối bán buôn hoa quả lớn phục vụ nhu cầu mua bán của nhân dân TP và các tỉnh lân cận. Do yêu cầu phải trả lại mặt bằng cho Cty Trường Thành để thi công giai đoạn 2 của dự án Chợ Sắt, tháng 6/2009, UBND TP Hải Phòng đã có thông báo, chỉ đạo di chuyển đến các hộ kinh doanh hoa quả tại phường Phạm Hồng Thái, quận Hồng Bàng.
Khi đề xuất di chuyển chợ tạm cũ sang chợ mới tại khu vực phía Nam cầu Bính, phường Sở Dầu, UBND quận Hồng Bàng cùng các ngành chức năng của TP Hải Phòng đặt mục tiêu là tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ có địa điểm kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội. Tiếp đó, TP đồng ý và giao cho Cty TNHH Phương Nghĩa đầu tư xây dựng chợ với diện tích gần 4.000 m2 và tổng kinh phí là 2,7 tỷ đồng bằng nguồn vốn tự có.
Ngày 14/9/2009, chợ mới đã xây xong và đi vào hoạt động với 181 quầy theo thiết kế. Trong số các hộ có nhu cầu sử dụng địa điểm kinh doanh ở chợ tạm mới, phần lớn thuộc diện phải di chuyển địa điểm kinh doanh tại chợ Sắt cũ, cụ thể: 153 quầy chính thức được các hộ đăng ký thuế và đến bốc thăm; số hộ kinh doanh chưa sang bốc thăm là 32; số hộ đã bốc thăm nhưng không kinh doanh là 23; số hộ kinh doanh còn lại phát sinh ở các nơi khác đến thuê… Như vậy, đa số hộ kinh doanh ở chợ cũ đều chấp hành di chuyển đến chợ mới, còn một số hộ kinh doanh cố tình không chấp hành di chuyển mà vẫn tiếp tục kinh doanh trái phép tại khu vực vành đai chợ Sắt, ảnh hưởng đến an ninh trật tự và an toàn giao thông khu vực, khiến các hộ kinh doanh hoa quả ở chợ mới bức xúc.
Bà Trần Thị Kim, tiểu thương có quầy hàng số 161 - 162 cho rằng: Với vị trí quen thuộc, gần trung tâm, các mối hàng sẽ lấy hàng tại chợ cũ tiện hơn, còn chúng tôi, những hộ kinh doanh tuân thủ quy định chuyển đến chợ mới rất thiệt thòi. Bà Phạm Kim Loan, kinh doanh ở quầy số 47 bày tỏ mong muốn chính quyền TP, quận giải quyết dứt điểm chợ cũ, nhanh chóng ổn định kinh doanh và tạo môi trường bình đẳng.
Đáng chú ý, 81 hộ kinh doanh tại chợ cũ đồng ký tên gửi đơn đến Báo Thanh tra; các cấp chính quyền và trực tiếp đến Trụ sở Tiếp công dân của T.Ư và Nhà nước phản ánh việc địa phương giao đất cho Cty TNHH Phương Nghĩa xây dựng chợ tạm để kinh doanh hoa quả không bảo đảm chất lượng, giá thành cao, thiếu an toàn cho người kinh doanh. Việc thông báo bốc thăm và sắp xếp các quầy hàng kinh doanh quá cao so với mức thu nhập của các hộ kinh doanh. Các hộ này đề nghị được tiếp tục kinh doanh ở khu vực chợ Sắt như các hộ kinh doanh ngành hàng khác tới khi xây dựng được chợ đầu mối trung tâm…
Như vậy, việc tồn tại 2 chợ tạm hoa quả cũ - mới trên cùng địa bàn đã dẫn đến những bức xúc giữa các hộ tiểu thương; phát sinh đơn thư KN và làm “khó” cho chính quyền sở tại.
Chính quyền có “chùn tay”?
Qua tìm hiểu PV được biết, khi chợ mới đi vào hoạt động, quận Hồng Bàng đã có nhiều văn bản đề nghị Cty Trường Thành, phường Phạm Hồng Thái, Ban Quản lý chợ Tam Bạc không bố trí cho người kinh doanh tại khu vực Cty Trường Thành quản lý; đồng thời đề nghị các cơ quan chức năng Sở Giao thông Vận tải, Công an TP phối hợp giải quyết trật tự lòng đường, vỉa hè khu vực chợ Sắt, chợ Tam Bạc, các tuyến phố buôn bán lân cận; cấm không cho xe ô tô chở hoa quả đi vào chợ tạm cũ…
Với nhiều động thái kiên quyết của chính quyền sở tại, nhưng tình hình vẫn chỉ dừng lại như “đá ném ao bèo”. Thậm chí, khi tổ chức cưỡng chế, một số hộ đã cố tình chống đối, vẫn kinh doanh trái phép tại khu vực chợ cũ, gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh nơi chợ mới, khiến những hộ chấp hành nghiêm rất bức xúc và nao núng. Đến nay, gần 30 hộ tiểu thương đã quay về chợ cũ để kinh doanh. Theo bà Hằng, Phó Ban Quản lý chợ tạm hoa quả mới: Nếu tình trạng này kéo dài, hoạt động kinh doanh của hơn trăm hộ tiểu thương nơi đây sẽ gặp nhiều khó khăn và có nguy cơ phá sản…
Chợ mới đi vào hoạt động gần 2 năm, nhưng kinh doanh “cầm chừng”
Trước tình hình bức xúc KN của các hộ tiểu thương, UBND TP Hải Phòng đã chỉ đạo quận Hồng Bàng và các cơ quan chức năng liên quan tập trung giải quyết, tổ chức nhiều cuộc đối thoại, trả lời kiến nghị của các hộ tiểu thương; đồng thời tổ chức nhiều đợt xử lý, cưỡng chế, giải tỏa dứt điểm các hộ tiểu thương cố tình kinh doanh hoa quả trái phép trên vỉa hè, lòng đường khu vực phường Phạm Hồng Thái. Đầu tháng 1/2011, UBND TP cũng đã lập tổ công tác liên ngành để kiểm tra, rà soát các thủ tục liên quan đến công tác di chuyển các hộ kinh doanh tại khu vực vành đai chợ Sắt, đường Tam Bạc; các thủ tục liên quan đến đầu tư, xây dựng, vận hành, quản lý chợ tạm hoa quả phía Nam do Cty TNHH Phương Nghĩa làm chủ đầu tư… Tuy nhiên, đến thời điểm này tình hình vẫn “dậm chân tại chỗ”!
Trao đổi với chúng tôi, một lãnh đạo UBND quận Hồng Bàng khẳng định: Việc di chuyển chợ kinh doanh hoa quả trái phép trên vỉa hè, lòng đường Tam Bạc và khu vực vành đai chợ Sắt, phường Phạm Hồng Thái (chợ cũ) sang chợ hoa quả phía Nam cầu Bính, phường Sở Dầu (chợ mới) là một chủ trương đúng, phù hợp với quy hoạch phát triển của TP, nhằm bảo đảm trật tự - xã hội và an toàn giao thông tại khu vực này. Chúng tôi sẽ không “chùn tay”, tiếp tục chỉ đạo các hệ thống chính trị vào cuộc, phối hợp tuyên truyền, vận động các hộ kinh doanh hoa quả tại khu vực chợ cũ chấp hành việc giải tỏa, di chuyển chợ; kiên quyết cưỡng chế, giải tỏa các hộ kinh doanh hoa quả trái phép, không chấp hành chủ trương của TP; phê duyệt giá thuê địa điểm kinh doanh tại chợ hoa quả mới do Cty Phương Nghĩa làm chủ đầu tư theo đề xuất của Tổ Công tác liên ngành TP…
Không biết với khẳng định chắc chắn như vậy, vụ việc bao giờ sẽ được giải quyết dứt điểm?
Quỳnh Trang
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều 11/12, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và UBND tỉnh Long An công bố, trao quyết định cho các cán bộ được luân chuyển và điều động công tác khác. Các quyết định có hiệu lực kể từ ngày 16/12/2024.
Thu Huyền
20:04 11/12/2024(Thanh tra) - Thanh tra tỉnh Nghệ An vừa ban hành kết luận thanh tra về trách nhiệm của Chủ tịch UBND huyện Con Cuông trong việc chấp hành pháp luật thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo (KNTC) và phòng, chống tham nhũng (PCTN); việc thực thi công vụ, nhiệm vụ cán bộ, công chức, viên chức.
Văn Thanh
19:00 11/12/2024Hương Trà
18:24 11/12/2024Cảnh Nhật
18:00 11/12/2024Văn Thanh
17:39 11/12/2024Chính Bình
15:33 11/12/2024Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trung Hà