Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 06/06/2013 - 09:32
(Thanh tra)- Ngày 8/2/2013, UBND quận Tây Hồ ban hành Quyết định số 654/QĐ-CT về việc cưỡng chế thi hành quyết định xử lý hành chính trong lĩnh vực đất đai đối với ông Nguyễn Mạnh Tưởng (tổ 6, cụm 1, phường Phú Thượng). Từ vụ việc cưỡng chế này, nhiều sai phạm trong quản lý đất đai, xây dựng và quản lý hộ khẩu “phát lộ”.
Theo phản ánh của một số người dân phường Phú Thượng, ông Tưởng là xã viên Hợp tác xã Thụy Tiến (thành lập và hoạt động sau những năm 60 của thế kỷ trước), được nhận ruộng và tiến hành khai hoang vùng đất ven đê sông Hồng để sản xuất. Sau đó, nhiều người đã mua đi bán lại 880m2 đất trong diện tích đất mà ông Tưởng đã khai phá. Những người này đã xây nhà và sinh sống ổn định trên đất đó từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, thủ tục và nghĩa vụ tài chính của các hộ nhận chuyển nhượng đã không được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.
Thế nhưng, theo Kết luận Thanh tra số 138/KL-TTr ngày 15/4/2013 của Thanh tra quận Tây Hồ, ngày 7/7/2003, gia đình ông Tưởng đã tự ý đổ cát tôn tạo lấn chiếm với diện tích 350m2. Ngày 18/7/2003, gia đình ông Tưởng tiếp tục đổ cát lấn chiếm thêm 530m2. Tổng số diện tích lấn chiếm là 880m2 (thuộc đất công, chưa sử dụng).
Đây chính là diện tích đất của các hộ dân mua đi bán lại cho nhau qua nhiều đợt và đã xây nhà ở tương đối kiên cố. Thậm chí, có gia đình được nhập hộ khẩu về chính ngôi nhà được xây dựng trên phần đất này.
Như vậy, vi phạm đất đai từ năm 2003 đã được ghi nhận, nhưng phải đến 10 năm sau, UBND quận Tây Hồ mới ban hành Quyết định 654 và tiến hành cưỡng chế dứt điểm toàn bộ công trình xây dựng cây cối trên đất, bàn giao mặt bằng cho Trung tâm Phát triển quỹ đất và Quản lý duy tu hạ tầng đô thị quận Tây Hồ.
Mặc dù công việc cưỡng chế đã hoàn tất, nhưng dư luận đang đặt ra câu hỏi đối với UBND phường Phú Thượng và UBND quận Tây Hồ: UBND phường Phú Thượng đã xác định được ngày, tháng, số lượng diện tích mặt bằng mà ông Tưởng đổ đất lấn chiếm từ năm 2003 tại sao không cưỡng chế thu hồi ngay mà lại để cho nhiều gia đình đến mua bán trao tay, xây dựng nhà ở tương đối kiên cố, trồng cây lâu năm, thậm chí một số người được chuyển hộ khẩu về đúng địa chỉ này? Thời điểm các hộ dân xây bờ rào ngăn cách giữa các nhà và xây nhà ở, lực lượng thanh tra xây dựng đã “bỏ quên” các công trình này? Do buông lỏng quản lý đất đai, xây dựng hay đã có sự tiếp tay của lãnh đạo phường và quận trong thời gian 10 năm qua?
Đợt cưỡng chế vừa rồi, nhiều công trình trên đất bị đập bỏ, nhiều cây cối bị xúc đổ, đó là tài sản, mồ hôi, nước mắt của người lao động. Việc hủy hoại tài sản đó thật sự đau lòng, trong đó một phần trách nhiệm lớn thuộc về vai trò quản lý của chính quyền phường và quận. Nếu như phường và quận quyết liệt ngăn chặn ngay từ đầu thì chắc chắn sự việc này đã không xảy ra.
Trao đổi với PV Báo Thanh Tra, ông Kiều Văn Tâm, Phó Chủ tịch UBND phường Phú Thượng cho biết, theo bản đồ địa chính thời kỳ các năm 1986 và 1996 thì diện tích lấn chiếm trên trước đây là ao, là đất công do chính quyền quản lý nên khi thực hiện thu hồi không được hỗ trợ, bồi thường.
Ngoài việc buông lỏng quản lý và có dấu hiệu bao che cho sai phạm như đã nêu trên, khi nghiên cứu quyết định giải quyết đơn khiếu nại của ông Tưởng (Quyết định số 1252/QĐ-UBND ngày 13/5/2013 của UBND quận Tây Hồ), nhiều người dân tại tổ 6, cụm 1, phường Phú Thượng đã phát hiện được những số liệu trong sổ mục kê, bản đồ năm 1986 và bản đồ năm 1994 có những sai sót ngoài sức tưởng tượng: “Bản đồ, sổ mục kê năm 1986 thể hiện thửa đất số 419 (đất chân đê) diện tích 1.421m2 và thửa đất 420 (đất ao) diện tích 6.019m2, hai thửa đất này đều do hợp tác xã quản lý. Bản đồ năm 1994, thể hiện thuộc tờ bản đồ số F-48a-104(279) C-1; thửa số 3 có diện tích 8.581 (đất ao) và thửa số 4 có diện tích 3.139m2 (đất chân đê) do UBND phường quản lý. Phiếu xác nhận nguồn gốc sử dụng đất do UBND phường Phú Thượng lập ngày 7/8/2003 thể hiện: Trước năm 1986, thuộc khu đất do hợp tác xã quản lý với diện tích 1.421m2. Từ năm 1986 đến nay thuộc đất chưa sử dụng do UBND phường quản lý (đất công)”.
Từ những số liệu nêu trên, người dân giật mình bởi hiện tượng “đất đẻ ra đất” vì sau 8 năm (từ 1986 - 1994), tổng số đất từ 7.440m2 đã nhảy lên 11.720m2 (chênh 4.280m2) nhưng lại chỉ yêu cầu ông Nguyễn Mạnh Tưởng phải bàn giao 880m2.
Những băn khoăn, bức xúc trên đây xin được chuyển tới UBND quận Tây Hồ và UBND TP Hà Nội phối hợp làm rõ.
Thế Lữ
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Năm 2024, công tác thanh tra trên địa bàn tỉnh Hậu Giang luôn được các cấp, ngành quan tâm chỉ đạo sâu sát. Các cuộc thanh tra, kiểm tra được triển khai thực hiện theo quy định, nội dung thanh tra có trọng tâm, trọng điểm.
Thu Huyền
21:00 14/12/2024(Thanh tra) - Phó Chủ tịch UBND TP Thanh Hoá, Nguyễn Việt Hùng đã ký quyết định xử phạt hành chính đối với Tổng Công ty Cổ phần Miền Trung 50 triệu đồng, vì đã vi phạm không xây dựng, ban hành kế hoạch xử lý sự cố hoặc ứng cứu khẩn cấp tại nơi làm việc.
Hương Trà
16:36 14/12/2024Thu Huyền
16:28 14/12/2024Trần Quý
15:00 14/12/2024Lê Hữu Chính
14:40 14/12/2024Hương Trà
07:00 14/12/2024Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền