Cuộc khủng hoảng quản lý

Đến địa điểm tiêm chủng từ trước bình minh, Maria Zita đã có xác nhận lịch tiêm đi kèm với thông báo về tình trạng đông đúc tại một số điểm tiêm chủng COVID-19 ở Thủ đô Guatemala.

“Chúng tôi đến lúc 5 giờ sáng”, bà Zita, 70 tuổi, nói với phóng viên Al Jazeera vào ngày 10/5, bên ngoài một tòa nhà phức hợp thể thao ở Thủ đô Guatemala - nơi con trai bà đứng xếp hàng cùng bà trước khi bắt đầu tiêm chủng lúc 8 giờ sáng.

Rất nhiều người xếp hàng chờ tiêm. Nhân viên Dịch vụ Y tế Quân đội đã đến và cùng các nhân viên y tế dân sự tại địa điểm dự kiến sẽ tiêm 300 liều vào ngày hôm đó. Bà Zita là người đầu tiên được tiêm.

Chương trình tiêm chủng COVID-19 có khởi đầu muộn và khó khăn ở Guatemala, khiến sự bất mãn ngày càng tăng về việc tiếp cận vắc xin, quản lý đại dịch và các vấn đề tham nhũng bị cáo buộc.

Vấn đề được đặt ra lúc ban đầu là việc đưa vắc xin vào trong nước, nhưng bây giờ vấn đề lại là phải tiêm các liều vắc xin trước khi chúng hết hạn sử dụng.

Trên thực tế, sự bất bình đẳng về vắc xin giữa các quốc gia có thu nhập cao hơn và thu nhập thấp hơn là một mối quan tâm toàn cầu đang diễn ra. Ở góc độ hẹp hơn, sự chênh lệch cũng tồn tại trên khắp châu Mỹ Latinh. Trong đó, Honduras, Nicaragua và Guatemala là các quốc gia bị tụt hậu khi có tỷ lệ tiêm chủng thấp nhất trong khu vực.

Oscar Chavez, Giám đốc Laboratorio de Datos (một nhóm phi chính phủ được thành lập vào năm ngoái để phổ biến và phân tích dữ liệu liên quan đến đại dịch cũng như đề xuất các giải pháp) cho rằng, có những lý do chính trị và kỹ thuật dẫn tới sự "tụt hậu" này.

“Đó là một cuộc khủng hoảng quản lý”, Chavez nói với Al Jazeera. “Vấn đề ở đây là khi chưa có vắc xin, [chính phủ] đã không chuẩn bị kho lạnh, trung tâm vắc xin hoặc nhân viên tiêm chủng”.

Các lô hàng vắc xin

Guatemala đã nhận được tổng cộng 658.200 liều vắc xin trong 5 chuyến hàng kể từ cuối tháng 2 vừa qua. Hơn 90% là vắc xin Covishield của AstraZeneca, 2/3 trong số đó thông qua sáng kiến toàn cầu COVAX về công bằng vắc xin. Số vắc xin còn lại là từ đóng góp sớm của Israel, Ấn Độ và đợt phân phối đầu tiên vào tuần trước của các liều Sputnik V.

leftcenterrightdel

Ảnh: Jazeera 

Cho đến nay, chỉ có hơn 1/3 tổng số liều vắc xin đã được sử dụng. Tính đến ngày 12/5, có 230.431 người - chưa đến 1,5% dân số - đã tiêm liều đầu tiên và chỉ 2.518 người được tiêm chủng đầy đủ liều.

Trong khi đó, Guatemala có 321.600 liều Covishield chưa được phân phối sẽ hết hạn vào tháng 6 - theo thông tin từ Bộ trưởng Bộ Y tế và Hỗ trợ xã hội Amelia Flores cho biết trong buổi làm việc với các đại diện Quốc hội ngày 11/5.

Dựa trên tỷ lệ tiêm chủng của tuần trước, Laboratorio de Datos ước tính rằng, sẽ mất hơn 2 tháng để sử dụng những liều vắc xin đó. Điều này có nghĩa là, nếu tốc độ tiêm chủng không tăng nhanh đáng kể, một số loại sẽ hết hạn sử dụng.

Guatemala chỉ bắt đầu đàm phán về vắc xin trong vài tháng cuối năm ngoái. Trước tháng 1/2021, nước này cũng không xây dựng kế hoạch tiêm chủng hoặc ban hành quy định tạo điều kiện cho hợp đồng với các nhà sản xuất vắc xin.

Hợp đồng duy nhất cho đến nay - đối với 16 triệu liều vắc xin Sputnik V - được ký kết vào tháng trước. Guatemala đã trả 79,5 triệu USD cho nửa đầu của số vắc xin đó và lô hàng đầu tiên gồm 50.000 liều đã đến vào tuần trước.

Ở dạng lỏng, vắc xin Sputnik V phải được bảo quản ở nhiệt độ -18 độ C và một khi các liều được lấy ra khỏi tủ lạnh, chúng phải được tiêm gần như ngay lập tức. Bộ trưởng Y tế Guatemala cho biết, do hạn chế hiện tại về khả năng bảo quản lạnh, vắc xin này sẽ được cung cấp cho người dân thành thị.

Tuy nhiên, không nơi nào có gần 8 triệu người thành thị trưởng thành ở Guatemala; gần một nửa trong số 17,9 triệu dân ước tính là trẻ vị thành niên và gần một nửa dân số là người nông thôn. Các quan chức Bộ Y tế đã không trả lời câu hỏi của Al Jazeera về vấn đề này khi công bố kế hoạch.

leftcenterrightdel

Những người biểu tình yêu cầu vắc xin và lên án tham nhũng của Chính phủ tại cuộc biểu tình ngày 8/5 ở thành phố Guatemala. Ảnh: Sandra Cuffe / Al Jazeera

S tc gin ca ngưi dân

Văn phòng Công tố viên đặc biệt chống tham nhũng đã mở một cuộc điều tra về những bất thường bị cáo buộc trong quy trình mua sắm của Sputnik V và đã thông báo điều tra vào tuần trước.

Có những bê bối tham nhũng xuất hiện lẻ tẻ xuyên suốt đại dịch, từ tiết lộ ban đầu về một đường dây gian lận bên trong Bộ Y tế cho đến các vụ mua bán dụng cụ xét nghiệm gian lận gần đây hơn.

Monica Posada, một giáo viên tiểu học đang gặp khó khăn với các lớp học trực tuyến vì học sinh của cô thường bị lỗi mạng khi truy cập internet.

Posada cùng 3 cô con gái đã tham dự một cuộc biểu tình vào cuối tuần qua ở thành phố Guatemala - nơi mọi người tuần hành phản đối Chính phủ, yêu cầu vắc xin và lên án tham nhũng liên quan đến đại dịch.

Các nhân viên ngành Y tế cũng biểu tình. Họ đi từ các khu vực khác nhau đến thành phố Guatemala để tuần hành vào ngày 5/5. Các nhà lãnh đạo công đoàn cho biết, nhiều vấn đề tương tự mà họ lên tiếng từ năm ngoái, bao gồm vi phạm quyền lao động, trang bị bảo hộ cá nhân (PPE) không đầy đủ, đến nay vẫn chưa được cải thiện.

Hệ thống y tế "căng như dây đàn"

leftcenterrightdel
Một nhân viên y tế cầm vật biểu tượng hình quan tài có dòng chữ "Sức khỏe cộng đồng" tại cuộc biểu tình vào ngày 5/5 ở thành phố Guatemala. Ảnh: Sandra Cuffe / Al Jazeera 

Tình trạng thiếu kinh phí thường xuyên đối với hệ thống y tế công của Guatemala luôn bị kéo dài và đại dịch đã làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng, khi nhiều đơn vị chăm sóc đặc biệt của bệnh viện và cơ sở điều trị COVID-19 tạm thời bị quá tải. Vài chục nhân viên y tế nằm trong số hơn 7.800 trường hợp tử vong do COVID-19 được xác nhận của đất nước.

Các nhân viên y tế hiện đã nhận được ít nhất một liều vắc xin và tuần trước, họ đã bắt đầu tiêm chủng cho những người từ 70 tuổi trở lên.

Các nhân viên y tế và các nhà phân tích nói rằng, Chính phủ nên bổ sung vài nghìn người để phân phối các mũi tiêm, nhưng đến nay nhiệm vụ này vẫn hầu như được phó thác cho lực lượng nhân viên y tế công vốn đã quá tải công việc.

Hoài Phương