Các kiểm toán viên EU ngày 23/5 cảnh báo rằng, các doanh nhân gian lận hoặc tham nhũng có thể nhận là điểm đến của nguồn tiền, bởi vì quá ít trong số họ bị đưa vào danh sách đen.

Theo báo cáo, các hệ thống danh sách đen hiện tại của EU - được thiết lập vào năm 2016 để ngăn những người và cơ quan tiềm ẩn nguy cơ nhận tiền mặt từ EU - ít khắt khe hơn nhiều so với các hệ thống mà Mỹ và Ngân hàng Thế giới (WB) sử dụng.

Gần như tất cả 448 đối tượng bị EU cấm vào năm 2020 đã không còn nguy hiểm nữa, vì họ bị phá sản, đồng nghĩa với việc sẽ không thể nhận được tiền của EU. Chỉ có 2 đối tượng bị đưa vào danh sách đen vì tội tham nhũng hoặc gian lận.

Trong khi, các quốc gia thành viên EU, trên thực tế hiện nay không có nghĩa vụ thiết lập hệ thống danh sách đen, các kiểm toán viên của EU cho biết thêm.

“Danh sách đen không được sử dụng một cách hiệu quả để ngăn các khoản tiền của EU được chi trả cho những cá nhân, doanh nghiệp hoặc tổ chức công liên quan đến các hành vi bất hợp pháp như gian lận và tham nhũng", báo cáo nhấn mạnh.

Các kiểm toán viên đã chú ý đặc biệt đến các quỹ được giải ngân vào năm 2020, khi EU chi khoảng 150 tỷ euro (160 tỷ USD) ngân sách cho nông dân, nhà nghiên cứu, công ty và những người hưởng lợi khác, phù hợp với những năm trước đó.

Không có quốc gia nào trong số 4 nước được đánh giá tại báo cáo là Estonia, Italy, Ba Lan, Bồ Đào Nha - có hệ thống danh sách đen, báo cáo cho biết.

Trong khi đó, EC thường không thể dễ dàng truy cập dữ liệu quốc gia về những kẻ gian lận, tham nhũng và thường căn cứ vào lời của những người nộp đơn đề nghị tài trợ.

Vào năm 2020, Văn phòng Chống gian lận của EU (OLAF) đã khuyến nghị thu hồi khoảng 300 triệu euro các quỹ của EU đã bị tiêu phí.

Ngọc Anh