Yêu cầu trên nhận được sự ủng hộ từ cựu Giám đốc Đối ngoại EU Federica Mogherini, cựu Tổng Giám đốc WHO Gro Harlem Brundtland và các nhà ngoại giao cấp cao của Mỹ trong chính quyền của Tổng thống Bush, Clinton và Obama.

Nhóm lưỡng đảng không quá gây sức ép đối với việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt chung mà thay vào đó, họ đang nỗ lực hướng tới mục tiêu giảm bớt các quy định của Hoa Kỳ mà đang ngăn chặn việc buôn bán các mặt hàng y tế và nhân đạo của Tehran. Nhóm này cho rằng bước đi trên “có thể cứu sống hàng trăm ngàn mạng sống của những người dân thường ở Iran và giúp ngăn chặn virus lây lan nhanh chóng qua biên giới, nơi có những quốc gia láng giềng, Châu Âu và Mỹ”.

Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vẫn tuyên bố rằng việc buôn bán các vật dụng y tế không bị ngăn hặn bởi biện pháp trừng phạt của nước này.

Trong khi đó, nhóm các cựu lãnh đạo phát biểu họ đã xác định được một loạt rào cản khiến thương mại y tế gần như không thể thực hiện.

Tổng thống Trump khẳng định Iran đang muốn viện trợ của Mỹ nhưng Tổng thống Iran, ông Hassan Rouhani đã bác bỏ điều này.

Hôm thứ Hai (05/04), Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Iran, Abbas Mousavi, nói rằng Iran không bao giờ yêu cầu Mỹ giúp đỡ. “Iran không yêu cầu và cũng sẽ không yêu cầu Mỹ giúp Tehran trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh… nhưng Mỹ cần dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt bất hợp pháp và đơn phương đối với Iran”, ông Mousavi phát biểu.

Thông điệp của Iran về nhu cầu viện trợ bên ngoài không có sự thống nhất, với nhiều lãnh đạo thì quốc gia này đang tự cung tự cấp, một số khác lại nhấn mạnh rằng đất nước đang thiếu thốn nghiêm trọng nhiều mặt.

Số người chết ở Iran đang ở mức 3.739 tính đến hôm 05/04 với hơn 60.500 người nhiễm bệnh. Thái độ chủ quan của người dân nước này đối với biện pháp giãn cách xã hội khiến cho con số nhiễm bệnh không có dấu hiệu sụt giảm nào.

 

Thu Uyên (Theo The Guardian)