Sau sự kiện khai mạc hôm 14/9, chuỗi hoạt động quan trọng trong khuôn khổ kì họp Khóa 76, bao gồm tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc, dự kiến diễn ra đến hết ngày 30/9 tới tại trụ sở Liên hợp quốc ở thành phố New York (Mỹ).

Dưới đây là 5 điều đáng chú ý ở UNGA năm nay.

1. Trc tuyến và trc tiếp

Hình thức họp của UNGA 76 phản ánh tình trạng hiện tại của thế giới. Đó là: Dần quay trở lại các cuộc họp trực tiếp, với nhiều đại biểu tham dự trực tuyến, công nhận rằng đại dịch COVID-19 còn lâu mới kết thúc.

UNGA 75 được gọi là kỳ họp ảo kéo dài 6 ngày “độc nhất vô nhị” lịch sử 75 năm của Liên hợp quốc.

Năm nay, một số nguyên thủ quốc gia sẽ đến Trụ sở Liên hợp quốc ở New York để đọc bài phát biểu thảo luận chung tại bục phát biểu, trong khi đa số tiếp tục tham dự trực tuyến, truyền tải thông điệp của mình qua video.

Theo lịch trình, tuần lễ cấp cao với phiên thảo luận toàn thể Khóa 76 - sự kiện được mong chờ nhất, sẽ bắt đầu từ ngày 21/9 tới, được dự báo sẽ diễn ra sôi động hơn, với sự xuất hiện trực tiếp của ít nhất 109 nhà lãnh đạo thế giới.

Một trong những khía cạnh có giá trị nhất của UNGA đối với các nguyên thủ quốc gia và các quan chức cấp cao khác của Chính phủ, là cơ hội có các cuộc gặp trực tiếp không chính thức với những người đồng cấp của họ. Cơ hội này đã bị bỏ lỡ rất nhiều vào năm ngoái.

Năm nay, sự có mặt của các nhà lãnh đạo thế giới tại New York sẽ mở đường cho hàng trăm cuộc tiếp xúc, gặp gỡ bên lề để cùng nhau tháo gỡ những khúc mắc và cải thiện hợp tác.

2. Khoảnh khắc K-Pop và liều vắc xin tăng cường

Về chủ đề tiêm phòng COVID-19, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhiều lần nhấn mạnh “không ai an toàn cho đến khi mọi người được an toàn”. Nói cách khác, các quốc gia giàu có hơn, đang có những bước tiến lớn trong chương trình tiêm chủng, cần đảm bảo rằng dân số của các nước nghèo hơn cũng được bảo vệ.

Tuy nhiên, điều này rõ ràng không xảy ra, theo Tedros Adhanom Ghebreyesus, người đứng đầu WHO.

leftcenterrightdel
 Theo Liên hợp quốc, việc cung cấp vắc xin COVID-19 cho các nước đang phát triển như Cộng hòa Dân chủ Congo (ảnh), cần được đẩy mạnh. Ảnh: UNICEF / Zoe Mangwinda

Vào ngày 20/9, trong khuôn khổ “Khoảnh khắc SDG” của Thập kỷ hành động (nỗ lực của Liên hợp quốc nhằm đưa ra các giải pháp bền vững cho những thách thức lớn nhất của thế giới), ông Ghebreyesus sẽ thảo luận về tình trạng hiện tại của việc triển khai tiêm chủng trên toàn cầu, với Achim Steiner - người đứng đầu Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), và Vera Songwe - người điều hành Ủy ban Kinh tế châu Phi của Liên hợp quốc (ECA).

Trong sự kiện kéo dài cả ngày này cũng có bài phát biểu của nhóm nhạc nổi tiếng BTS (Hàn Quốc).

Liệu sự xuất hiện của BTS năm nay có tiếp tục làm "khuynh đảo" hệ thống mạng Internet?

Nhóm nhạc K-Pop "có khả năng truyền cảm hứng đáng kinh ngạc" gồm 7 thành viên đã hợp tác với Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) từ năm 2017 trong chiến dịch Love Myself, với mục tiêu làm thay đổi cái nhìn của người trẻ về thế giới, thay đổi quan điểm của xã hội về những chuẩn mực cho giới trẻ, đặc biệt là việc tự biết yêu thương và trân trọng bản thân.

Nhóm phụ trách công nghệ thông tin (IT) tại Liên hợp quốc đã lưu ý đến lưu lượng truy cập Internet khổng lồ mà BTS thu hút trong sự kiện năm 2018 (BTS phát biểu tại lễ ra mắt Thế hệ không giới hạn của UNICEF thuộc khuôn khổ UNGA 73) và khi thông điệp video của họ được phát tại hội nghị ảo năm ngoái - cả 2 lần đó hệ thống IT đều phải vật lộn để đối phó với tình trạng đứt nghẽn mạng.

3. Hội nghị thượng đỉnh về hệ thống lương thực đầu tiên của Liên hợp quốc

Năm 2020 đã chứng kiến một động lực mới tại Liên hợp quốc về nhu cầu đại tu hệ thống lương thực, được định nghĩa là mọi thứ liên quan đến việc đưa các bữa ăn lành mạnh và bổ dưỡng vào khẩu phần của chúng ta.

Điều này được thúc đẩy bởi quyết định của Tổng Thư ký Liên hợp quốc António Guterres về việc tổ chức hội nghị thượng đỉnh về hệ thống lương thực đầu tiên của Liên hợp quốc, diễn ra vào ngày 23/9 tới.

Một số chuyên gia đã cảnh báo, hoạt động của hệ thống lương thực toàn cầu hiện nay đang gây hại cho hành tinh và dân số toàn cầu. Thông báo về hội nghị thượng đỉnh, ông Guterres nói, hệ thống lương thực là "một trong những lý do chính khiến chúng ta không thể ở trong ranh giới sinh thái của hành tinh".

Hệ thống lương thực thải ra khoảng 1/3 lượng khí nhà kính toàn cầu; gây mất rừng và khoảng 80% mất đa dạng sinh học.

Bên cạnh sự tàn phá môi trường, thật đáng kinh ngạc, khoảng 1/3 tổng số lương thực được sản xuất mỗi năm bị thất thoát hoặc lãng phí.

Mục tiêu của hội nghị thượng đỉnh là phát triển các chiến lược để chống lại những thách thức toàn cầu như đói nghèo, biến đổi khí hậu, bất bình đẳng; và tạo ra các hệ thống lương thực mới có lợi cho tất cả mọi người, bảo vệ hành tinh.

4. Vượt qua “mối đe da cấp số nhân": Khí hậu và an ninh

Khủng hoảng khí hậu hiện được công nhận là một vấn đề không chỉ thuộc lĩnh vực môi trường, mà còn là một cuộc khủng hoảng sinh tồn ảnh hưởng đến tất cả chúng ta: Liên hợp quốc đã mô tả biến đổi khí hậu là một "mối đe dọa cấp số nhân", gây thêm căng thẳng cho kinh tế, xã hội và hệ thống chính trị của mọi quốc gia.

leftcenterrightdel
 Tại Seychelles, các nỗ lực được thực hiện để cải thiện khả năng bảo vệ bờ biển khỏi lũ lụt do bão và mực nước biển dâng do biến đổi khí hậu. Ảnh: NOOR / Kadir van Lohuizen

Ví dụ, hạn hán ở khu vực Sahel của Bắc Phi là một yếu tố dẫn đến xung đột, khiến người dân phải đối mặt với nạn đói và triển vọng sinh kế hạn chế.

Các nghiên cứu đã liên kết biến đổi khí hậu với cuộc nội chiến Sudan, cũng như các sự kiện gần đây hơn như cuộc chiến ở Tigray, miền Bắc Ethiopia, và sự gia tăng xung đột vũ trang ở lưu vực Hồ Chad - một nguồn nước được chia sẻ bởi một số quốc gia, đã bị thu hẹp khoảng 90% kể từ năm 1960.

Phiên thảo luận đặc biệt của Hội đồng Bảo an về khí hậu và an ninh, sẽ diễn ra vào ngày 23/9 tới.

5. Bài toán năng lượng sạch, đưc lp li sau 40 năm

Các câu hỏi xung quanh năng lượng là trọng tâm của nỗ lực giải quyết khủng hoảng khí hậu, vì vậy có thể ngạc nhiên khi cuộc họp toàn cầu cuối cùng về năng lượng được tổ chức dưới sự bảo trợ của Đại hội đồng Liên hợp quốc, đã diễn ra cách đây... 40 năm.

Vì vậy, thực sự cần thiết một cuộc đối thoại mới, đó là đối thoại cấp cao về năng lượng của Liên hợp quốc, sẽ diễn ra vào ngày 24/9/2021. Đối thoại được tổ chức trong bối cảnh thế giới với những quan điểm về sử dụng nhiên liệu hóa thạch và năng lượng tái tạo, rất khác so với những năm 1980.

Tiếp cận năng lượng giá cả phải chăng, đáng tin cậy, bền vững và hiện đại cho tất cả mọi người, là một trong những Mục tiêu Phát triển bền vững tạo nên Chương trình Nghị sự 2030 về phát triển bền vững, kế hoạch chi tiết của Liên hợp quốc về một tương lai sạch hơn, công bằng hơn.

Một thách thức khác sẽ được thảo luận tại sự kiện này là làm thế nào để giảm lượng phát thải khí nhà kính độc hại, tác nhân gây ra biến đổi khí hậu, xuống mức 0 vào năm 2050.

Đó là một nhiệm vụ lớn, đòi hỏi những hành động đầy tham vọng bắt đầu ngay bây giờ. Đây là lý do tại sao các quốc gia, khu vực, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ và các tổ chức khác sẽ được yêu cầu trình bày “Hiệp ước Năng lượng”, đưa ra các cam kết tự nguyện và kế hoạch cụ thể giải thích cách họ sẽ thực hiện nó.

Hoài Phương